Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại (Trang 51 - 52)

- Đất chưa sử dụng

3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

1/ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.

- Điểm nghiên cứu khảo sát sâu là các xã trên địa bàn huyện: Hà Phong, Hà Đông, Hà Ngọc, Hà Tân, Hà Long, Hà Vân, Hà Yên, Hà Bình, Hà Hải, Hà Ninh.

- Đề tài nghiên cứu từ cấp cơ sở trang trại, hộ nông dân, xã, huyện: Mỗi xã chọn 3 trang trại.

2/ Phương pháp thu thập số liệu. - Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp được tiến hành lựa chọn trên 10 tài liệu phù hợp với nội dung của đề tài để tham khảo bao gồm:

+ Sử dụng một số các tài liệu về công trình nghiên cứu của các tác giả về kinh tế trang trại đã được công bố.

+ Tài liệu được thu thập từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các cơ quan ban ngành có lien quan của huyện.

- Thu thập số liệu sơ cấp

+ Điều tra khảo sát sơ bộ của huyện về số xã có kinh tế trang trại.

+ Để thu thập một cách đầy đủ các số liệu và các thông tin cần thiết , tiến hành phỏng vấn và điều tra 30 chủ trang trại trên địa bàn huyện Hà Trung theo mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước về các vấn đề như:

Tình hình cơ bản của trang trại

Ý kiến của chủ trang trại, những dự định, nguyện vọng, yêu cầu, những thuận lợi, khó khăn…

Các trang trại được lấy điều tra dựa vào tỷ lệ của các mô hình trang trại trên đại bàn huyện: Mô hình trang trại tổng hợp chiếm 33,33%, mô hình trang trại chăn nuôi + trồng cây ăn quả chiếm 16,67%, mô hình trang trại trồng trọt + nuôi trồng thủy sản chiếm 26,67%, mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 23,33%; trong số 30 trang trại điều tra chúng tôi cũng tiến hành điều tra 10 trang trại tổng hợp tương ứng với 33,33%, 5 trang trại chăn nuôi + trồng cây ăn quả tương ứng với 16,67%, 8 trang trại trồng trọt + nuôi trồng thủy sản tương ứng với 26,67% và 7 trang trại nuôi trồng thủy sản tương ứng với 23,33%.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại (Trang 51 - 52)