- Trang trại CN + trồng cây ăn quả 53,8 910 46 Trang trại trồng trọt + NTTS85,414299
4.3.3 Tình hình sản xuất của trang trạ
Trên cơ sở đất đai, vốn, kết hợp với sức lao động của gia đình hoặc thuê thêm lao động, các chủ trang trại đã lựa chọn hướng kinh doanh sản xuất hàng hoá kết hợp với chuyên môn hoá với phát triển tổng hợp theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, khai thác tổng hợp tiềm năng sẵn có của địa phương, đưa các trang trại vào ổn định sản xuất. Trong số các trang trại điều tra hoạt động của các trang trại chủ yếu là nông nghiệp, chăn nuôi và thuỷ sản với sản phẩm chính từ trồng trọt là rau màu, sản phẩm chăn nuôi là gia súc (bò, lợn) gia cầm (gà, vịt), sản phẩm thuỷ sản là cá.
Qua điều tra, trên đại bàn huyện Hà Trung các trang trại có loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu là tổng hợp rồi đến trồng trọt và sau đó là nuôi trồng thủy sản. Kinh doanh tổng hợp cũng chính là mô hình trang trại tổng hợp chiếm tỷ lệ cao nhất 33,33 %.
Bảng 4. 9: Loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại
Chỉ tiêu Số lượng (TT) Tỷ lệ (%) Tổng số trang trại điều tra 30 100,00 1. Trang trại CN + trồng cây ăn quả 5 16,67 2. Trang trại trồng trọt 8 26,67 3. Trang trại NTTS 7 23,33 4. Trang trại tổng hợp 10 33,33
Nguồn: Số liệu điều tra
Như vậy, các trang trại trên địa bàn huyện Hà Trung có hướng sản xuất kinh doanh theo đúng với mô hình trang trại. Các trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả thì hướng kinh doanh chính là trồng cây ăn quả, còn các trang trại tổng hợp thì do kết hợp được giữa chăn nuôi và trồng trọt nên đa phần các trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện là nơi cung cấp sản phẩm chăn nuôi.
4.3.3.2 Giá trị sản xuất của trang trại điều tra
Giá trị sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất biểu hiện quy mô của trang trại, nó phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của việc sử dụng, khai thác các yếu tố, điều kiện sản xuất.
Giá trị sản xuất của từng trang trại phụ thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại.
Bảng 4.10: Giá trị sản xuất từ các ngành của các trang trại năm 2009.
Mô hình trang trại Giá trị trung bình 1 trang trại (tr.đ)
Phân theo ngành sản xuất
Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%) - Trang trại tổng hợp 109,011 338,46 31,05 331,07 30,37 372,22 35,58 - Trang trại CN + trồng cây ăn quả 111,024 232,75 41,93 132,27 23,83 163,11 34,24 - Trang trại trồng trọt + NTTS 110,128 296,81 33,69 248,69 28,23 291,02 38,08 - Trang trại NTTS 118,030 193,28 23,39 260,29 31,50 331,77 45,11
Qua bảng:
Mức chênh lệch giá trị sản xuất của các loại hình trang trại là nhỏ. Cụ thể ta thấy bình quân giá trị sản xuất của các trang trại theo mô hình tổng hợp là 109,011 triệu đồng, của trang trại theo mô hình chăn nuôi + trồng cây ăn quả là 111,024 triệu đồng, của trang trại theo mô hình trồng trọt + NTTS là 110,128 triệu đồng, lớn nhất là của mô hình trang trại NTTS đạt 118,030 triệu đồng. Trong mô hình trang trại tổng hợp giá trị ngành trồng trọt 338,46 triệu đồng chiếm 31,05%, giá trị sản xuất từ ngành chăn nuôi đạt 331,07 triệu đồng chiếm 30,37%, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 372,22 triệu đồng chiếm 35,58%. Trang trại trồng trọt + NTTS có giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 232,75 triệu đồng chiếm 41,93%, giá trị ngành chăn nuôi đạt 132,27 triệu đồng chiếm 23,83%, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 163,11 triệu đồng chiếm34,24%. Trong trang trại chăn nuôi + trồng cây ăn quả giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 296,81 triệu đồng chiếm 33,69%, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 248,69 triệu đồng chiếm 28,23%, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 291,02 triệu đồng chiếm 38,08%. Trong trang trại NTTS giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 193,28 triệu đồng chiếm23,39%, giái trị ngành chăn nuôi đạt 260,29 triệu đồng chiếm31,50%, giái trị ngành thủy sản đạt 331,77 triệu đồng chiếm 45,11%. Qua số liệu cho thấy các trang trại có giá trị sản xuất tương ứng tương đối cao, các ngành khác tuy không phải là ngành sản xuất kinh doanh chính nhưng giá trị sản xuất cảu nó cũng đáng kể, không thấp hơn ngành sản xuất chính là bao. Nhìn chung các trang trại ở huyện Hà Trung có tính chuyên môn hóa chưa cao.
4.3.3.3 Chi phí sản xuất của các loại hình trang trại
Chi phí sản xuất của trang trại là toàn bộ chi phí vật chất (yếu tố đầu vào, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu…), công lao động đi thuê và chi phí khác (khấu hao, thuế…)
Bảng 4.11: Chi phí trung gian của các ngành sản xuất trong các trang trại trong năm 2009.
Mô hình trang trại Chi phí trung bình 1 trang trại (tr.đ)
Phân theo ngành sản xuất
Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%) - Trang trại tổng hợp 64,54 263 40,75 197,95 30,67 184,46 28,58
- Trang trại CN + trồng cây ăn quả 68,29 172,08 50,40 84 24,60 85,38 25,00
- Trang trại trồng trọt + NTTS 65,13 222,76 42,76 140,94 27,05 157,3 30,19
- Trang trại NTTS 67,74 150,38 31,71 145,41 30,66 178,41 37,63
Nhìn từ bảng số liệu ta thấy, chi phí trung bình của giữa các loại hình trang trại không có sự chênh lệch đáng kể. Trang trại chăn nuôi + trồng cây ăn quả có chi phí lớn nhất là do trang trại này thường xuyên phải đầu tư vào các khoản chi phí, các khoản phòng trừ dịch bệnh, các trang trại nuôi trồng thủy sản có mức chi phí đầu tư lớn thứ hai cũng với lý do tương tự như các trang trại chăn nuôi + trồng cây ăn quả. Trang trại trồng trọt + nuôi trồng thủy sản là loại hình có mức chi phí cũng tương đối cao. Nhìn chung ba loại hình trang trại nêu trên thường hay gặp rủi ro về con giống, dịch bệnh thường xuyên phát sinh trong quá trình chăn nuôi, nuôi trồng. Còn với trang trại tổng hợp thì đây là loại hình trang trại có quy mô diện tích khá lớn, nhưng lại có chi phí thấp nhất vì trang trại tổng hợp tận dụng được tối đa các sản phẩm phụ của các ngành để hỗ trợ cho nhau trong sản xuất.
Trong các loại hình trang trại thì các ngành chính vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng trong thời gian gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu các ngành sản xuất trong nông nghiệp đó là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi-nuôi trồng thủy sản nên các trang trại vẫn đầu tư phát triển ngành chăn nuôi nhiều hơn, mặc dù nó vẫn chịu nhiều rủi ro nhưng nếu biết cách đầu tư, sản xuất theo hướng hang hóa, tuân thủ nghiêm ngặt trong cách chăm sóc và phòng chống bệnh dịch thi chăn nuôi vẫn là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhìn chung, mức chi phí trung gian trung bình trong các tramg trại ở huyện Hà Trung không cao, chưa tương xứng được với tiềm năng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. Nguyên nhân chính là do vốn đầu tư vào sản cuất của các trang trại còn hạn chế, hoặc do một số chủ trang trại chưa mạnh dạn đầu tư nhiều vào sản xuất mà chỉ tận dụng tối đa nguồn lợi từ các sản phẩm phụ, trung thành với cây con truyền thống, tâm lý sợ rủi ro còn nặng nề.
4.3.3.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại
Năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi quyết định mặt lượng của năng lực sản xuất, giá cả thị trường nông sản quyết định về mặt chất lượng của tổng giá trị sản xuất. Hiện nay sản phẩm hang hóa bị chi phối bởi mức giá bán, giá cả lên xuống thất thường. Tùy theo từng loại sản phẩm hàng hóa của các trang trại mà việc tiêu thụ có thể phân phối theo các kênh khác nhau.
Qua điều tra tiếp cận thực tế các kênh tiêu thụ sản phẩm của các trang trại trên đại bàn huyện chúng tôi thấy như sau:
- Sản phẩm của ngành trồng trọt và chăn nuôi số lượng tương đối nhiều, đa số các sản phẩm được bán cho tư thương (thương lái) thường là các chủ thu gom, các đại lý, hoặc các cơ sở chế biến trong huyện, một phần các trang trại tự bán trên thị trường đến tay người tiêu dùng.
- Sản phẩm cá, tôm của ngành nuôi trồng thủy sản nhìn chung chỉ đủ để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng ở đại phương, chưa sản xuất theo hướng hang hóa hoặc có nhưng với quy mô nhỏ, vì thế sản phẩm được bán ra thị trường chủ yếu là do các trang trại tự mang ra các chợ xã, huyện để bán đên tận tay người tiêu dùng.
Phần lớn sản phẩm của các trang trại được tiêu thụ trong huyện, theo hướng tiêu thụ sản phẩm trực tiếp và qua các tư thương làm trung gian. Do biến động thất thường của thị trường giá cả và một thực tế là chất lượng nông sản của các trang trại chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng nên thị trường tiêu thụ của các trang trại rất hạn hẹp về quy mô. Bên cạnh đó, các trang trại chưa có khả năng ký kết được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở chế biến, các đơn vị kinh doanh (nhà hàng, siêu thị,…). Như vậy vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là rất quan trọng, điều này sẽ giúp cho nông sản của các trang trại trên đại bàn huyện Hà Trung thâm nhập và có chỗ đứng vững ở thị trường trong và ngoài tỉnh.
Tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề nan giải, không những đòi hỏi các chủ trang trại phải hết sức năng động, tự vận động tìm kiếm thị trường thông qua các biện pháp như: nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đầu tư cho các khâu sau thu hoạch để đảm bảo tốt nông sản, Ngoài ra các trang trại cũng cần đến sự giúp đỡ tích cực của các cơ quan Nhà nước.
4.3.3.5 Đời sống và thu nhập của các trang trại
Bên cạnh việc đầu tư tập trung cho sản xuất kinh doanh, các trang trại cũng luôn chú trọng đến việc mua sắm, trang bị các phương tiện sinh hoạt phục vụ nhu cầu gia đình. Do kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn nhiều so với hộ nông dân sản xuất nông nghiệp bình thường nên phần lớn các trang trại đều có cuộc sống khá đầy đủ và phương tiện sinh hoạt khá hiện đại và có giá trị lớn.
So với các hộ gia đình nông dân trong huyện, đời sống sinh hoạt của các hộ làm kinh tế trang trại có vẻ cao hơn, đời sống vật chất tinh thần tương đối cao, nhiều chủ trang trại trở nên giầu có, chính điều này là một động lw3cj quan trọng kích thích họ hăng say sản xuất kinh doanh, đồng thời là những tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi tác động đến tâm lý, khát vọng và cách suy nghĩ làm ăn của nhiều hộ gia đình nông dân muốn thoát khỏi ý thức cuộc sống không chỉ “ăn đủ no, mặc đủ ấm” mà vươn tới một cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn với mục tiêu là “ăn ngon, mặc đẹp”.
Bảng 4.12: Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 trang trại điều tra.
Mô hình trang trại
Giá trị trung bình 1 trang
trại (tr.đ)
Phân theo ngành sản xuất
Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ (%)
I. Giá trị sản xuất (GO) 106,39 35,38 33,26 32,41 30,46 38,60 36,28
- Trang trại tổng hợp 109,011 338,46 31,05 331,07 30,37 372,22 35,58- Trang trại CN + trồng cây ăn quả 111,024 232,75 41,93 132,27 23,83 163,11 34,24 - Trang trại CN + trồng cây ăn quả 111,024 232,75 41,93 132,27 23,83 163,11 34,24 - Trang trại trồng trọt + NTTS 110,128 296,81 33,69 248,69 28,23 291,02 38,08 - Trang trại NTTS 118,030 193,28 23,39 260,29 31,50 331,77 45,11
II. Chi phí trung gian (IC) 65,17 26,04 39,96 18,94 29,06 20,19 30,98
- Trang trại tổng hợp 64,54 263 40,75 197,95 30,67 184,46 28,58- Trang trại CN + trồng cây ăn quả 68,29 172,08 50,40 84 24,60 85,38 25,00 - Trang trại CN + trồng cây ăn quả 68,29 172,08 50,40 84 24,60 85,38 25,00 - Trang trại trồng trọt + NTTS 65,13 222,76 42,76 140,94 27,05 157,3 30,19 - Trang trại NTTS 67,74 150,38 31,71 145,41 30,66 178,41 37,63
III. Thu nhập (VA) 41,22 9,34 22,66 13,47 32,68 18,41 44,66
- Trang trại tổng hợp 44,47 75,76 19,10 133,12 33,56 187,76 47,34- Trang trại CN + trồng cây ăn quả 42,73 60,67 32,50 48,27 25,86 77,73 41,64 - Trang trại CN + trồng cây ăn quả 42,73 60,67 32,50 48,27 25,86 77,73 41,64 - Trang trại trồng trọt + NTTS 45 74,05 23,47 107,75 34,15 133,72 42,38 - Trang trại NTTS 50,29 42,9 13,79 114,88 36,41 153,36 49,8
Thu nhập của các trang trại là phần thus au khi lấy tổng thu trừ đi chi phí vật chất trừ tiến công thuê lao động và chi phí khác. Như vậy, trong phần thu nhập trang trại bao gồm tiền công của lao động trang trại (lao động gia đình) và lãi của trang trại. Trên cơ sở đó kết quả phân tích cho thấy trung bình một trang trại thu nhập đạt 41,22 triệu đồng. Trong các loại hình trang trại thì trang trại nuôi trồng thủy sản đạt thu nhập cao nhất 50,29 triệu đồng.
Loại hình trang trại chăn nuôi + trồng cây ăn quả có thu nhập thấp nhất đạt 42,73 triệu đồng.
Nhìn chung giữa các loại hình trang trại khoảng cách chênh lệch về thu nhập là không cao.
4.3.3.6 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại * Hiệu quả kinh tế
Khi tiến hành bất kỳ hoạt động kinh tế nào thì vấn đề đặt ra đầu tiên là hiệu quả kinh tế mang lại, đây chính là mục tiêu và đông lực thúc đẩy các nông dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng kinh tế trang trại.
Qua thực tế tìm hiểu trong các trang trại thì chúng tôi được biết cứ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì thu được 0,67 đồng thu nhập hỗn hợp.
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của các trang trại điều tra năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT
Mô hình trang trại
Tổng hợp CN + trồng cây ăn quả Trồng trọt + NTTS NTTS
1. Giá trại sản xuất (GO) tr.đ 109,01 111,02 110,13 118,03 2. Chi phí trung gian (IC) tr.đ 64,54 68,29 65,13 67,74 3. Giá trị gia tăng (VA) tr.đ 44,47 42,73 45,00 50,29 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) tr.đ 43,24 45,75 43,63 45,39 5. GO/ ha đối với các trang trại tr.đ 4,98 14,72 8,08 11,24 6. GO/ lao động tr.đ 20,57 29,22 20,40 23,14 7. GO/ tổng vốn tr.đ 1,37 1,50 1,46 1,73 8. VA/ tổng vốn tr.đ 0,06 0,11 0,07 0,12
Nguồn: Số liệu điều tra
Hầu hết các chủ trang trại đều quan tâm đến hiệu quả kinh tế, nếu giá trị sản xuất (GO) và thu nhập (MI) của các trang trại phản ánh quy mô, số lượng những gì đạt được sau một thời gian sản xuất kinh doanh thì hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng và trình độ đầu tư, sử dụng nguồn lực vào sản xuất để đạt được những kết quả đó. Với các chủ trang trại, mục tiêu tối đa hóa thu nhập là mục tiêu hàng đầu. Do vậy, hiệu quả kinh tế trở thành mối quan tâm và là động lực quan trọng để thúc đẩy các hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng các mô hình trang trại.
* Hiệu quả sử dụng lao động.
Nếu xét bình quân thu nhập của trang trại năm 2009 thì một lao động trong trang trại trồng trọt + nuôi trồng thủy sản tạo ra lượng GO thấp nhất đạt 20,40 triệu đồng, còn lao động trong trang trại chăn nuôi + trồng cây ăn quả lại tạo ra GO cao nhất đạt 29,22 triệu đồng.
Để phát triển hơn nữa yêu cầu đặt ra cho các trang trại là phải sử dụng hợp lý nguồn lao động dồi dào trong huyện để nâng cao giá trị sản xuất của mỗi lao động trong trang trại.