Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại (Trang 84 - 88)

- Trang trại CN + trồng cây ăn quả 53,8 910 46 Trang trại trồng trọt + NTTS85,414299

4.4.1 Nhận xét chung

4.4.1.1 Kết quả đạt được

Nhìn chung trong những năm qua kể từ khi có nghị quyết 07/NQ/TQ của ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế trang trại, đây là bước đi hết sức đúng đắn nâng cao đời sống của người dân.

Thấy được nguồn lợi từ việc tổ chức sản xuất theo hình thức kinh tế trang trại mang lại rất lớn, vì vậy trong những năm qua số lượng các trang trại không ngừng tăng lên. Đặc biệt là những nơi có diện tích đất sâu trũng sản xuất lúa kém hiệu quả cụ thể năm 1999 tổng số mô hình trang trại là 200 đến cuối năm 2008 đầu năm 2009 số lượng trang trại và mô hình kinh tế trang trại đã tăng lên 819 trang trại.

Kinh tế trang trại tuy mới hình thành và phát triển nhưng đã chứng tỏ nhiều lợi thế và có nhiều tích cực: Đây là mô hình, hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, biến những vùng đất sâu trũng lầy thụt khó canh tác lâu nay thành thế mạnh trong việc xây dựng phát triển kinh tế trang trại; việc hình thành các vùng kinh tế trang trại tập trung đồng thời cũng tạo điều kiện để tạo lập các vùng sản xuất hàng hoá lớn, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp.

Kinh tế trang trại góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong nhân dân cho đầu tư phát triển, khai thác và sử dụng nguồn đất kém hiệu quả, đồi núi mặt nước ao hồ, cải thiện môi trường sinh thái tăng thu nhập cho người dân.

Kinh tế trang trại từng bước làm thay đổi tập quá sản xuất tự cung tự cấp để chuyển sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, chú trọng đầu tư. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện giả quyết việc làm cho người lao động.

Bên cạnh hiệu quả về kinh tế kinh tế trang trại còn có ý nghĩa về mặt xã hội như: Giải quyết việc làm cho lao động tại nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nền nông nghiệp nông thôn phát triển bền vững.

4.4.1.2 Hạn chế

Trong quá trình hình thành và phát triển. kinh tế trangg trại trên địa bàn huyện Hà Trung bên cạnh những mặt đạt được rất đáng khen ngợi vẫn còn một số hạn chế sau:

* Về đất đai

30% đất của các trang trại chưa được cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất, đây là một con số khá lớn để thuyết phục chủ trang trại không đầu tư phát triển. Quá trình tập trung đất đai trên cơ sở chuyển nhượng, chuyển đổi giữa các hộ sử dụng diễn ra quá chậm.

Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp quá ngắn và tư tưởng giữ đất để đền bù khi thu hồi nên hạn chế việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tích tụ ruộng đất xây dựng trang trại.

* Về lao động

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng của người lao động trong mỗi trang trại. Đối với chủ trang trại (lao động quản lý) thì thực tế cho thấy chủ trang trại đa phần là nông dân có sự hiểu biết về kinh doanh hạn chế. Tuy có nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng thiếu kiến thức kỹ thuật, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh daonh theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn trong nền kinh tế thị trường.

Chủ trang trại và người lao động làm thuê trong các trang trại chưa lường hết những khó khăn, trở ngại trong quá trình quản lý và tổ chức sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường như:

- Thiếu kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và điều hành, hoạch toán kinh tế.

- Quy mô sản xuất quá tầm, thiếu vốn, thiếu đầu tư kỹ thuật trong khâu cây, con giống, phân bón và phòng trừ dịch bệnh.

- Thiếu thông tin về giá cả thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Thiếu chủ động trong lien kết hợp tác.

- Chủ trang trại chưa xác định được phương hướng sản xuất phù hợp với đặc trưng và yêu cầu của đối tượng sản xuất và chưa gắn với thị trường.

Về lao động sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông, số ít có kinh nghiệm thực tiễn nhưng thiếu kiến thức về kỹ thuật chuyên môn.

* Về vốn

Nhu cầu về vốn của các trang trại là rất lớn, có khoảng hơn 90% các chủ trang trại có nhu cầu vay vốn với mức bình quân từ 40-50 triệu

đồng/năm/trang trại để đầu tư phát triển hoạt động của trang trại mình, nhưng khả năng tự thân của các trang trại còn nhiều hạn chế.

Thiếu vốn hiện đang là vấn đề bức xúc đối với các trang trại và là vấn đề thời sự trong nông nghiệp nông thôn hiện nay. Thiếu vốn các trang trại không thể đầu tư phát triển chiều sâu.

Các chủ trang trại rất cần nguồn vốn vay khác mặc dùn ngân hang đã cho vay thế chấp nhưng thời gian vay quá ngắn (1 năm) chưa đủ thời gian để cho các trang trại quay vòng vốn.

* Về thị trường tiêu thụ

Thị trường có vai trò tác động rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất nói chung và kinh tế trang trại nói riêng.

Trong một số năm gần đây do tình hình dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp rất phát triển và phức tạp như dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn, dịch lở mồm long móng ở gia súc…điều này làm cho thị trường luôn biến động. Dẫn đến giá cả loeen xuống thất thường, làm cho các trang trại khóa khăn trong việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của mình.

Hình thức tiêu thụ sản phẩm của các trang trại hiện nay chủ yếu là bán cho thương lái (tư thương) và sản phẩm là thô chưa qua chế biến. Do lực lượng tư thương là lực lượng chính trong tiêu thụ nên giá cả trên thị trường các trang trại được biết chủ yếu thông qua thương lái.

Hơn nữa, một trong những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là có tính thời vụ nên đã gây ra sự biến động cảu giá cả thị trường theo mùa vụ. Giữa mùa thu hoạch chính và mùa thu hoạch phụ có sự chênh lệch giá cả rất lớn. Ngoài ra chất lượng của sản phẩm cũng là yết tố ảnh hưởng rất lớn đến biến động giá cả sản phẩm.

Đối với các trang trại trồng cây ăn quả, do phần lớn các trang trại không có khả năng dự trữ hay bảo quản hoặc chế biến nên thường bị ép giá, phải bán nhanh bán vội cho thương lái để thu hồi vốn.

Tóm lại, việc tiêu thụ sản phẩm hang hóa của trang trại còn gặp nhiều khó khăn, giá cả không ổn định, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại.

* Về công nghệ và khoa học kỹ thuật

Trong điều kiện sản xuất hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất là hết sức quan trọng. Nó giúp các trang trại tiết kiện được thời gian, công lao động lại nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình sản xuất ra. Nhưng hiện nay vấn đề công nghệ, khoa học kỹ thuật mới được ứng dụng trong sản xuất của các trang trại là rất ít. Đặc biệt là công nghệ chế biến sau thu hoạch chưa được các chủ trang trại quan tâm và đầu tư thỏa đáng nhằm tăng giá trị của sản phẩm. Thực tế có một ít trang trại trên đại bàn huyện làm công tác chế biến nhưng quy mô nhỏ lẻ, công nghệ thô sơ, hiệu quả thấp. Còn công tác bảo quản sản phẩm ở các trang trại thì rất thô sơ, chưa phát triển. Nhiều trang trại chưa có nhà kho để bảo quản sản phẩm làm ảnh hưởng xấu đến chất ;ượng sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm mang ra bán đều chưa qua sơ chế hoặc chế biến.

* Cơ quan Nhà nước

Có thể do chính quyền đại phương chưa quan tâm nhiều đến phát triển kinh tế trang trại dẫn đến tình trạng các trang trại hình thành một cahcs tự phát, thiếu định hướng và quy hoạch chưa rõ rang. Các cơ quan chuyên môn, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y chưa sâu sát trong việc hướng dẫn các trang trại về khoa học kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w