Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại (Trang 89 - 91)

- Trang trại CN + trồng cây ăn quả 53,8 910 46 Trang trại trồng trọt + NTTS85,414299

4.5.2Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo

bàn huyện trong những năm tiếp theo

* Phương hướng:

Thúc đẩy sự hình thành các trang trại, trên cơ sở phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa cơ cấu sản xuất kinh doanh. Đa dạng hóa các loại hình kinh tế trang trại về quy mô, cơ cấu kinh doanh, sở hữu và phương thức quản lý. Tăng cường quản lý Nhà nước về kinh tế trang trại, tạo những điều kiện để hình thành kinh tế trang trại thực sự, tăng cường sự kiểm soát để khác phục các hiện tượng tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế trang trại.

Nhìn chung, Hà Trung là vùng có tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế trang trại, trong những năm tới phương hướng phát triển kinh tế trang trại của huyện Hà trung như sau:

- Tập trung quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, tạo đà kích thích chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, giảm dần cây lúa, tăng dần nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi.

- Hướng dẫn nông dân tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa tạo ra các loại hình trang trại vừa và nhỏ thu hút lao động dư thừa.

- Phát triển các loại hình trang trại theo hình thức sở hữu, hợp tác, và đặc đỉêm của chủ trang trại.

* Nhiệm vụ:

Với mục tiêu là hình thành được các vùng kinh tế trang trại tập trung trên cả đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp, nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng đất, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, giải quyết việc làm cho nông dân, trong thời gian tới trên địa bàn huyện Hà Trung cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ cụ thể:

- Tiếp tục quán triệt sâu sắc NQ 07 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế trang trại.

Các cấp ủy đảng chính quyền đoàn thể bằng nhiều biện pháp, cách thức để tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân hiểu đúng, đầy đủ tính tất yếu và ý nghĩa quan trọng của việc phát triển kinh tế trang trại, tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế trang trại của mỗi địa phương và trên địa bàn toàn huyện.

- Thực hiện các biện pháp để giao hết đất trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại tập trung đã được phê duyệt cho các hộ, khuyến khích

gia đình cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ chủ chốt tham gia phát triển kinh tế trang trại ở những nơi đã quy hoạch vùng phát triển kinh tế trang trại.

- Khẩn trương hoàn tất các thủ tục để cấp giấy QSDĐ, giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các hộ làm kinh tế trang trại để các hộ yên tâm sản xuất và có điều kiện vay vốn tín dụng đầu tư phát triển. Thực hiện xử lý, điều chỉnh các trường hợp cho thuê, thầu đất sản xuất không đúng quy định.

- Tăng cường công tác thông tin công tác đào tạo, tập huấn kiến thức, về kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa, kiến thức khoa học kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ quản lý từ huyện đến cơ sở, các chủ trang trại, đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến ngư và người lao động; tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất trong các trang trại, đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ làm kinh tế trang trại tiếp cận được cá nguồn vốn vay tín dụng, vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ để đầu tư phát triển sản xuất.

- Các ngành chức năng nghiên cứu cụ thể các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện và hướng dẫn cho các chủ trang trại thực hiện tốt các quyền lợi, nghĩa vụ của mình, nắm bắt thông tin kịp thời, định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại (Trang 89 - 91)