Vài nét về kinh tế trang trại ở nước ta Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại (Trang 29 - 36)

1882 1895 1907 1949 1960 1971 1985 1 Số lượng trang trại 5276 5558 5736 2051 1709 1075

2.2.2 Vài nét về kinh tế trang trại ở nước ta Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay

sự phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay

2.2.2.1 Vài nét về kinh tế trang trại ở nước ta

Kinh tế trang trại ở nước ta hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ, mỗi thời kỳ mang một hình thái biểu hiện riêng.

Thời nhà Lý, Nguyễn và thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam đã cso hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung: Thái ấp, đồn điền, điền trang...

Thời kỳ trước năm 1986, trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1986 Nhà nước ta thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, chủ yếu giao cho các nông trường quốc doanh, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất quản lý. Hộ nông dân không được coi là đơn vị kinh tế tự chủ nên không được giao quyền sử dụng đất. Các chính sách của Nhà nước được ban hành nhằm hạn chế thị trường tự do, ngăn cấm tự di giao lưu kinh tế nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp bộc lộ mâu thuẫn và tồn tại, đời sống nhân dân khó khăn. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã sửa sai bằng việc ban hành chỉ thị 100 CT/TW đây được coi là bước đột phá của

Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên chỉ cải thiện được phần nào, trong vấn đề phát triển kinh tế nói chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại thời kỳ trước năm 1986 chủ yếu khôi phục và phát triển nền kinh tế theo hường quá độ lên chủ nghĩa xã hội và áp dụng mô hình cũ, xây dựng nền kinh tế Nông nghiệp mang nặng tính kế hoạch tập trung, chỉ có hai hình thức chủ yếu trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa – là nông trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp đã bộc lộ khá nhiều khiếm khuyết cần được sửa đổi.

Thời kỳ sau 1986, Trước những cơ chế không hợp lý trong quản lý kinh tế, ở đại hội VI tháng 12/1986 Đảng và Nhà nước đã kịp thời nhận ra rằng trong thời kỳ quá độ ở nước ta phải là “Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Đến tháng 4/1988 trong nông nghiệp có nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về

Đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp”. Đặc biệt là Nghị quyết VI

(khóa VI) năm 1989 Đảng chỉ ra rằng giai đoạn xã viên trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời luật doanh nghiệp tư nhân cũng được công bố trên báo Nhân Dân ngày 3/1/1991 đó chính là cơ sở để loại hình kinh tế trang trại được phát triển.

Từ sau đổi mới, dặc biệt là sau năm 1989 tất cả các vùng trên cả nước mô hình trang trại có tính chuyên môn được hình thành và phát triển dần cả về quy mô lẫn hình thức. Quy mô diện tích phổ biến là trên dưới 5ha đến 30ha có khi đến hàng trăm ha. Ngay từ khi được hình thành và phát triển các chủ trang trại đã huy động vốn, đất và lao động vào sản xuất.

Nhìn chung các trang trại đã hình thành và phát triển ở nhiều nơi kể cả vùng đồng bằng Sông Hồng là nơi đất chật người đông nhưng vẫn phát triển nhanh. Nhất là ở các tỉnh, huyện miền núi, trung du, các vùng mới khai hoang và lấn biển.

Phát triển kinh tế trang trại (KTTT) là chủ trương nhất quán và lâu dài của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Kể từ khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2-2-2000 của Chính phủ về phát triển KTTT, nước ta đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, tận dụng tốt diện tích mặt nước và đất đai, góp phần tích cực vào quá trình hội nhập của đất nước.

Động lực tăng trưởng nông nghiệp

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(NN&PTNT), tính đến giữa năm 2009, cả nước có khoảng 150.102 trang trại, bình quân mỗi tỉnh có 2.382 trang trại, chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm tăng thêm khoảng 8.600 trang trại. Những địa phương có nhiều quỹ đất nông, lâm nghiệp và diện tích mặt nước chưa sử dụng, hay vùng kinh tế năng động, thì KTTT phát triển nhanh.

Hiện nay, có 47,2% trang trại trồng trọt nông nghiệp; 26,1% trang trại nuôi trồng thủy sản; 13,3% trang trại chăn nuôi; 0,7% trang trại lâm nghiệp và 9,7% trang trại sản xuất, kinh doanh tổng hợp. Các loại hình trên có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng và Nam Trung Bộ đã chuyển hàng ngàn ha lúa sang nuôi trồng thủy sản. Ở những vùng sản xuất nguyên liệu gắn với khu công nghiệp chế biến, như mía đường, dứa… thì trang trại trồng trọt nông nghiệp vẫn ổn định và phát triển.

Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế trang trại là 13,8%. Năm 2007, tổng vốn sản xuất của hệ thống trang trại đạt 29.320,1 tỉ đồng, vốn sản xuất bình quân của một trang trại là 257,8 triệu đồng. Nhiều trang trại ở các tỉnh phía Nam như: Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu có quy mô vốn bình quân hơn 500 triệu đồng. Lợi

nhuận bình quân từ KTTT đạt gần 120 triệu đồng/trang trại, cao gấp 15 lần so với lợi nhuận bình quân của nông hộ. Giá trị sản phẩm hàng hóa của các trang trại cao hơn mức bình quân chung của cả nước từ 7-10%. Tỉ lệ hàng hóa của nhiều trang trại đạt hơn 90% như cà phê, cao su… Một số trang trại đã kết hợp sản xuất và chế biến, nên đạt hiệu quả kinh tế cao.

Khai thác mặt nước và đất trống

Theo ông Trương Văn Quy, Phó cục trưởng cục Hợp tác nông thôn Việt Nam (khu vực phía Nam): “KTTT phát triển đã góp phần khai thác diện tích mặt nước, đất hoang hóa, đất ven sông, ven biển… đưa vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển”. Trong kết quả điều tra năm 2002 của Cục Thống kê, các trang trại đã sử dụng 369.600 ha đất và mặt nước, bình quân diện tích sử dụng đất của một trang trại là 6,08ha. Đến năm nay, diện tích đất và mặt nước mà các trang trại sử dụng đã đạt con số hơn 990.000ha (trong đó 49% trang trại sản xuất và kinh doanh tổng hợp; 29% chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản).

Những năm vừa qua, nhiều chủ trang trại ở TP Hồ Chí Minh đã đầu tư mạnh vào các tỉnh như: Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắc Lắc, Đồng Nai. Hàng trăm ngàn ha đồi trọc, đất trống đã chuyển mình thành rừng cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, keo lai, vườn cây ăn trái, hồ nuôi cá sấu, cá ba sa, tôm… Không chỉ diện tích đất trống, đồi trọc, mặt nước để hoang phí, mà ngay cả diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả ở các địa phương cũng được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trở thành vùng đất sản xuất-kinh doanh hiệu quả.

Hiện nay, mặc dù tình hình suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của mô hình KTTT, song diện tích đất hoang hóa vẫn đang được khai thác ngày càng nhiều hơn. Các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng, miền Đông Nam bộ vẫn là những nơi tận dụng đất đai, mặt

nước để phát triển nhiều hơn cả. Nếu như chính quyền các địa phương, các chủ trang trại đầu tư tốt trong khảo sát, xây dựng kế hoạch phát triển, thì sẽ khai hoang, phục hóa đất đai hiệu quả hơn.

Thu hút vốn, tạo thêm việc làm

Từ khi có chính sách phát triển trang trại của Nhà nước, các chủ trang trại đã đầu tư một lượng vốn lớn để mở rộng, phát triển sản xuất - kinh doanh. Năm 2007, bình quân mỗi trang trại được đầu tư hơn 285 triệu đồng. Bước sang năm 2008 và 2009, mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, các trang trại vẫn tiếp tục được đầu tư đáng kể. Ông Lê Duy Minh, Quyền Chủ tịch Hội doanh nghiệp Trang trại Việt Nam cho biết: “Ở khu vực miền Đông Nam Bộ, có trang trại được đầu tư 1,14 tỉ đồng/năm. Các trang trại ở Tây Nguyên cũng có vốn đầu tư từ 269 đến 300 triệu đồng/năm”. Ngoài nguồn vốn tự có (khoảng 85%), các chủ trang trại còn vay tiền từ ngân hàng, huy động vốn của người thân để mở rộng và phát triển.

Trang trại phát triển, đã thu hút một lượng lao động đáng kể vào làm việc, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Nếu như năm 2001, các trang trại đã thu hút được 374.701 lao động vào làm việc, thì đến năm 2007 số lượng này tăng lên là 488.277; và đầu năm 2009 đạt con số trên 510.000 lao động, trong đó lao động của chủ trang trại chiếm khoảng 40%, còn lại là lao động thuê ngoài. Với nhiều địa phương khi đất sản xuất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, thì các trang trại đã góp phần tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho người dân, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ. Lao động làm thuê được trả công trung bình là 50.000 đồng/ngày. Ở những trang trại cao su, hồ tiêu, cà phê hay nuôi trồng thủy sản còn được trả cao hơn và được thưởng thêm.

Cho đến ngày nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các trang trại không ngừng tăng lên cả về quy mô, diện tích và vốn, các chủ trang trại

không ngừng học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật và quá trình sản xuất. Điều đó phản ánh trình độ đầu tư thâm canh ngày càng tăng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp cao hơn nữa phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế hiện nay.

2.2.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay

Qua nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới và của nước ta hiện nay, có thể rút ra một số bài học cho sự phát triển kinh tế trang trại như sau:

a. Xu hướng chung của sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. - Ở thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa, số lượng trang trại nhiều quy mô nhỏ, khi công nghiệp hóa phát triển đạt trình độ cao thì số lượng trang trại lại giảm,, quy mô trang trại tăng lên. Kinh tế trang trại là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hóa, là bước tiến bộ mới về sản xuất nông nghiệp của nhân loại, nó có thể phát triển ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp và các vùng khác nhau.

- Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất giữ vai trò xung kích trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và trở thành lực lượng chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao.

- trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, kinh tế trang trại phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp và từng bước đi vào sản xuất tập trung chuyên môn hóa.

b. Về loại hình trang trại

Kinh tế trang trại có thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng khác nhau, như tư bản tư nhân, cổ phần, liên doanh, ủy thác, nhưng trang trại gia đình là loại hình thích hợp, phổ biến nhất, nó chiếm khoảng 80-90% tổng số trang trại trên thế giới.

Trang trại là hình thức sản xuất lấy hộ gia đình làm nền tảng để sản xuất ra nông sản hàng hóa và chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình để quản lý và sản xuất, có thể thuê thêm lao động ngoài bằng hình thức thuê thường xuyên hoặc thuê theo thời vụ.

Kinh tế trang trại có khả năng dung nạp các trình độ sản xuất nông nghiệp khác nhau về xã hội hóa, chuyên môn hóa. Có khả năng dung nạp các cấp độ công nghệ khác nhau, tách biệt hoặc đan xưen, từ thô sơ đến hiện đại, có khả năng liên kết các loại hình kinh tế khác nhau như kinh tế gia đình, kinh tế các thể, kinh tế hợp tác...Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô, đất đai lao động.

- Về chủ trang trại

Bồi dưỡng và đào tạo chủ trang trại là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự thành công của kinh tế trang trại. Chủ trang trại phải là người có trình độ quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh để trang traij hoạt động có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay người nông dân, chủ trang trại đồng thời là chủ doanh nghiệp năng động, đủ năng lực điều hành quản lý sẽ gặt hát được nhiều thành công và thuận lợi, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Về thị trường

Ở những nước đang phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu việc phát triển thị trường nông thôn có nghĩa hết sức quan trong đối với sự phát triển kinh tế trang trại. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế trang trại cũng gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hóa, vì vậy việc hình thành và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trong cơ chế thị trường đầy cạnh tranh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sản xuất phát triển kinh tế trang trại.

- Về quan hệ giữa trang trại với công nghiệp chế biến và dịch vụ

Gắn trang trại với công nghiệp chế biến và dịch vụ tại nông thôn là bài học kinh nghiệm quý báu. Công nghiệp chế biến và dịch vụ cho kinh tế trang

trại là điều kiện hết sức quan trọng để thúc đẩy trang trại phát triển có hiệu quả. Do đặc thù cảu sản xuất nông nghiệp nên thu nhập từ ngoài nông nghiệp của trang trại đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia. Năm 1985, tỷ lệ lao động nông thôn phụ thuộc vào các hoạt động phi nông nghiệp ở Malaixia là 25%, ở Hàn Quốc là 28%. 45%-47% thu nhập của hộ gia đình nông dân Malaixia phụ thuộc vào hoạt động phi nông nghiệp.

- Về vai trò của Nhà nước

Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w