Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hà trung

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại (Trang 91 - 104)

- Trang trại CN + trồng cây ăn quả 53,8 910 46 Trang trại trồng trọt + NTTS85,414299

4.5.3Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hà trung

trại trên địa bàn huyện Hà trung

Những giải pháp phát triển kinh tế trang trại đưa ra xuất phát từ những định hướng phát triển trang trại của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm của địa phương. Để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện trong những năm tới chúng ta phải thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế.

4.5.2.1 Làm tốt công tác quy hoạch đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay với phát triển kinh tế trang trại là đất đai. Để giúp nông dân, các chủ trang trại yên tâm sản xuất kinh doanh thì vấn đề đất đai phải được giải quyết thỏa đáng. Muốn làm tốt cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Hoàn chỉnh quy hoạch đất đai theo các vùng quy hoạch cơ bản của Nhà nước, các tiểu vùng của địa phương (tỉnh, huyện) làm cơ sở cho chính quyền các cấp giao đất cho các tổ chức và đơn vị kinh tế, trong đó có các trang trại.

- Thực hiện việc tập trung đất đai và mức hạn điền.

Việc giao đất: Phải đảm bảo yêu cầu tập trung đất đai, phù hợp với từng vùng có đất đai nhiều ít khác nhau. Đối với vùng đất đai có nhiều khó khăn, ít người muốn nhận làm, nếu những cá nhân có nguyện vọng tha thiết muốn làm trang trại, có khả năng về vốn, kinh nghiệm sản xuất và quản lý, thì cho họ nhận không thu tiền với diện tích có thể cao hơn mức hạn điền. Đối với vùng đất đai ít khó khăn, có nhiều người muốn nhận để sản xuất thì tùy theo diệnt ích đất đai và số người muốn nhận mà quyết định cụ thể. Vùng đất tương đối thuận lợi cho khai thác và sử dụng, có khả năng cho hiệu quả sản xuất cao và nhiều người muốn nhận, có quỹ đất thì tổ chức đấu thầu. Trong các trường hợp trên, trong quá trình sử dụng đất nếu có hiệu quả thì cho tiếp tục sử dụng. Đối với trang trại hiện có, nếu được chính quyền địa phương cho phép khai phá và sử dụng đất đai hoặc cho thuê khoán, đề nghị giao đât hoặc tiếp tục cho thuê khoán theo luật định. Các chủ trang trại đã được giao khoán đất để sử dụng theo quy hoạch thì Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất ổn định lâu dài theo luật. Những trang trại được hình thành và hoạt động trên cơ sở chuyển đổi, sang nhượng đất đai chính đáng, có sự kiểm soát chặt chẽ và cho phép của chính quyền thì Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất theo luật đất đai. Những trang trại hoạt động theo hình thức dự án do các cấp có thẩm quyền duyệt với quy mô diện tích lớn và có đủ điều kiện, đề nghị cho chuyển hình thức hoạt động sang công ty theo luật Công ty. Các chủ dự án đầu tư

khai thác trồng mới cây lâu năm, rồi giao khoán lại cho các hộ thuộc địa phương chăm sóc phân phối theo sản phẩm, đề nghị Nhà nước cho họ thuê đất sản xuất nông lâm nghiệp ổn định và lâu dài theo thời gian do luật Đất đai quy định. Còn nếu chủ dự án nhận đất không làm gì mà lại giao cho các hộ địa phương ở nơi khác đến khai thác, thuê làm thì Nhà nước cần thu hồi để giao trực tiếp cho người sản xuất. Đối với những trang trại hiện sử dụng đất quá mức hạn điền, nhưng sản xuất có hiệu qảu và bảo vệ được môi trường,, thì đề nghị cho họ tiếp tục được sử dụng. Đối với đất hoang đồi núi trọc đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp, đề nghị không phải nộp thuế phụ thu ít nhất 10 năm, kể cả phần đất vượt mức hạn điền.

Về thời gian giao đất: Thực hiện theo luật đất đai đã được Quốc hội sửa đổi bổ sung và ban hành từ ngày 1/1/1999. Thời gian giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Nếu người sử dụng đất thực hiện đúng luật đất đai và sản xuất cso hiệu quả thì Nhà nước giao đất tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn.

- Cần có giải pháp khác phục tình trạng đất manh mún. Không thể dựa vào mệnh lệnh áp đặt từ trên mà phải thuyết phục nông dân tự nguyện, ,đồng thời phải có cách làm đúng đắn và thích hợp. Cần khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất trước khi làm thủ tục cấp giất chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Tiếp tục giao đất và thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

- Cấp giấy chứng nhận đất đai cho các trang trai được hình thành từ nhiều nguồn đất khác nhau: nhận khoán, thuê mướn, chuyển nhượng (thực chất là manh mún), đấu thầu thêm, khao hoang...Việc hợp pháp hóa quyền sử dụng đất đai của trang trại là vấn đề bức xúc để các trang trại yên tâm kinh doanh lâu dài. Đó cũng là tiền đề cần thiết để các trang trại bố trí quy hoạch sản xuất.

4.5.2.2 Tạo điều kiện cho các trang trại trong việc huy động vốn

Kết quả điều tra cho thấy nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế trang trại của huyện Hà Trung là rất cần thiết cho hiện tại và trong tương lai. Đối với các trang trại thì vốn là một trong những điều kiện quan trọng tác động trực tiếp một cách lớn lao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế hầu hết các trang trại đều thiếu vốn để sản xuất. Vần đề đặt ra là phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn cho trang trại, đảm bảo cho các trang trại phát triển ổn định, vững chắc đạt hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện tốt mục tiêu cần phải:

- Ngân hàng Nhà nước cần cóc chính sách tìn dụng ưu đãi đối với kinh tế trang trại, việc vay vốn phải đảm bảo kịp thời, thủ tục vay đơn giản, thời gian vay cần phải phù hợp với chu kỳ kinh doanh của từng loại sản phẩm, lãi suất vay hợp lý nhằm giúp cho trang trại có thể tiếp cận được vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó Ngân hàng cần tăng cường theo dõi; kiểm tra hướng dẫn các trang trại sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả.

- Các trang trại cần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn vốn tự có cảu mình bằng cách “thực hành tiết kiệm” để đầu tư vốn vào sản xuất, kết hợp kinh doanh theo phương thức “lấy ngắn nuôi dài”,, quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích tránh gây lãng phí. Qua đso trang trại sẽ từng bước mở rộng quy mô vốn để phcuj vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh.

- Chủ trang trại căn cứ vào yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh để lập các dự án đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt cho trang trại vay vốn. Trên cơ sở đó Ngân hàng tiến hành cho cá trang trại vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Cần có chính sách để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tạo lập trang trại, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng các hình thức như: hợp tác xã tín dụng, quỹ xóa đói giảm nghèo, vay vốn của các tổ chức hội nông dân, hôi phụ nữ.

- Khuyến khích các hộ có vốn ở thành thị hoặc địa phương khác đầu tư làm kinh tế trang trại ở những vùng đất trống, đồi núi trọc, mặt nước chưa sử dụng bằng việc giao đất, cho thuê đất, miễn giảm thuế...

- Nhà nước hỗ trợ vốn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, hệ thống điện ở địa phương...Đây là những đầu tư đòi hỏi lượng vốn lớn vừa có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Trong trường hợp cần thiết Nhà nước cần có vốn để trợ giá giống và trợ giá nông sản.

4.5.2.3 Tăng cường công tác tìm kiếm thị trường

Kinh tế trang trại hình thành và phát triển tạo nên các vùng sản xuất chuyên môn hóa, tập trung cao. Vai trò của thị trường có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển ổn định và bền vững về kinh tế của các trang trại. Giải pháp về thị trường cho kinh tế trang trại ở huyện Hà Trung chủ yếu như sau:

- Đảm bảo đầy đủ, kịp thời các yếu tố đầu vào với chất lượng cao, giá thành hợp lý.

- Tiêu thụ hết nông sản hàng hóa do các trang trại sản xuất ra với giá cả hợp lý để trang trại luôn có lãi.

- Quy hoạch và phát triển vùng chuyên môn hóa với khối lượng hàng háo nông sản lớn. Ở các vùng này, Nhà nước cần đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, thúc đẩy kinh tế trang trại và kinh tế hộ nông dân phát triển, góp phần tăng số lượng và chất lượng sản phẩm.Nhà nước cần hướng dẫn cho các trang trại thực hiện các công nghệ mới về bảo quản sản phẩm, sơ chế và chế biến nhỏ.

- Củng cố và mở rộng mạng lưới thương nghiệp. Nhà nước kinh doanh các mặt hàng quan trọng và thiết yếu trên đại bàn nông thôn. Các doanh nghiệp Nhà nước liên kết với các thành phần kinh tế khác bám sát thị trường, giải quyết đầu ra cho kinh tế trang trại và nông dân, cso lực lượng dự trữ để can thiệp vào thị trường. Thực hiện các biện pháp kinh tế nhằm hạn chế sự

biến động đột biến giá cả, tạo nên sự ổn định giá cả thị trường. Xây dựng hệ thống trợ đầu mối, quy hoạch chợ nông thôn, thị trấn giúp trang trại tiêu thụ sản phẩm.

- Hình thành và phát triển kinh tế hợp tác. Việc vận dụng hình thức hợp tác nào là tùy thuộc vào lợi ích và sự tự nguyện của nông dân, của các chủ trang trại. Không có sự áp đặt từ phái nào, thông qua đó thực hiện tiêu thụ và dịch vụ cung ứng vật tư cho các trang trại.

- Khuyến khích những người có vốn kinh nghiệm khả năng đầu tư kinh doanh hoặc hợp tác liên doanh dưới mọi hình thức để phát triển các dịch vụ đầu vào, đàu ra ở các vùng nông thôn, đem lại lợi ích cho kinh tế trang trại.

- Đối với các trang traij có điều kiện về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cso điều kiện kinh doanh thương mại, Nhà nước cần cho phép tham gia trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của họ.

- Đối với thị trường ngoài nước, Nhà nước cung cấp các dự báo chính xác nhu cầu và giúp trang trại tạo ra những thị trường chính, sản phẩm chính. Đồng thời, tiếp tục thay đổi cách quản lý các mô hình Tổng công ty đối vơi ngành hàng háo lớn để tạo ra sự ràng buộc trách nhiệm, quyêfn lợi của tất cả các khâu (sản xuất nông nghiệp, chế biến, tiêu thụ) của kinh doanh nông sản xuất khẩu. Ngoài ra, việc tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng là một công việc ngoài tầm khả năng cảu các chủ trang trại cần được Nhà nước tổ chức tiến hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.5.2.4 Phát triển nguồn nhân lực của trang trại

Nguồn lực của trang trại bao gồm 2 mặt: số lượng và chất lượng. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, nguồn nhân lực có vai trò rất to lớn, Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hà Trung trên phương diện nguồn nhân lực cho trang trại cần thực hiện một số giải pháp sau:

Đối tượng đào tạo gồm các chủ trang trại và những người có nguyện vọng muốn phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng trang trại. Nội dung đào tạo bao gồm các kiến thức về quản trị kinh doanh trang trại như xác định hướng sản xuất kinh doanh, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm...hình thức đào tạo phải hết sức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện của các đối tượng như đào tạo tập trung tại cơ sở, tại nhà trường, viện nghiên cứu...Kinh phí đào tạo cần có sự hỗ trợ của Nhà cước và sự đóng góp của các trang trại.

- Đa số các chủ trang trại đều thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, cần phải đào tạo cho họ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn bằng đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm...đặc biệt chú trọng hình thức tập huấn tại chỗ ngắn hạn. Mặt khác chính quyền cần chủ động trong việc in ấn các tài liệu về kỹ thuật, quản lý một cách rộng rãi cho các trang trại ở trong huyện và có các chính sách khuyến khích các trang trại áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

- Đối với lao động làm thuê trong các trang trại không chỉ là lao động giản đơn mà ngày càng đỏi hỏi lao động có tay nghề kỹ thuật, vì vậy việc đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho lực lượng lao động để họ có khả năng làm việc trong các trang trại là hết sức cần thiết. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đối với quá trình đào tạo lực lượng lao động này.

- Việc thuê mướn lao động làm việc cho các trang trại là một việc làm cần thiết và đương nhiên, do đó Nhà nước cầ phải có cơ chế cho việc hình thành các trợ lao động ở nông thôn và coi đây là một mảng không thể thiếu được trong việc phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên, cũng phải có cơ chế yêu cầu các trang trại áp dụng thông tư số 23/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28- 9-2000 của Bộ lao động thương binh xã hội áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong các trang trại.

Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn có vai trò to lớn đối với việc phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa trong đó có sự phát triển của kinh tế trang trại. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển trang trại cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Xây dựng và nâng cấp mạng lưới giao thông, làm mới các tuyến đường liên xã, liên thôn, khắc phục tình trang đường đất để phục vụ cho việc trao đổi mua bán vật tư hàng hóa, tiêu thuj sản phẩm, giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật trong nội bộ vùng và với bên ngoài.

- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thủy lợi bằng việc cải tạo, nâng cấp các sơ sở sẵn có như: hồ đập chứa nước, các trạm bơm...xây dựng thêm một số công trình mới, hoàn thiện và bê tông hóa mạng lưới kênh mương nội đồng đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tưới tiêu trong vùng.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc đến các xã giúp cho các trang trại phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời tăng khả năng tiếp cận thông tin thị trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm xác định hướng đi đúng đắn trong sản xuất kinh doanh.

- Hình thành các hệ thống cơ sở chế biến, các chợ nông thôn phục vụ cho nhu cầu chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được thuận lợi.

- Khuyến khích các trang trại đóng góp nhiều hơn nữa vào các quỹ đầu tư và phát triển nông thôn theo chủ trương liên kết sản xuất.

4.5.2.6 Đẩy mạnh công tác khuyến nông đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Việc đầu tư ứng dụng tiến bộ khao học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại ở huyện Hà Trung nói riêng trong những năm tới cần thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

- Nhà nước cần có sự đầu tư cho phát triển khoa học kỹ thuật vào sản xuất, như xây dựng cơ sở sản xuất giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao,

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại (Trang 91 - 104)