Trồng ớt trên đất phèn

Một phần của tài liệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 77 - 79)

Điều kiện: đất trồng ớt phải thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất phèn canh tác lúa, đất không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH từ 5,5 – 6,5.

31

Chuẩn bị đất:Làm đất kỹ, cày xới sâu 20 – 25 cm, phơi ải 10 – 15 ngày, lên luống cao 20 – 30 cm, rộng 1 – 1,2 m, rãnh rộng 40 cm. Trồng hàng đôi, cây cách cây 40 cm. Vào mùa mưa nên làm mương sâu quanh ruộng, lên liếp cao để nước thoát dễ dàng sau mỗi cơn mưa.

(Nguồn: Khánh Thị Bích Thủy, 2013)

Hình 3.24: kỹ thuật trồng ớt

Chọn giống và sử lý giống: Có hai loại ớt là ớt ngọt và ớt cay. Ớt cay có rất nhiều giống như: ớt chùm trái đen, ớt chùm trái vàng nhưng phổ biến nhất là ớt sừng trâu, trái to, cay trung bình, nhiễm nhiều bệnh; ớt hiểm (cay nhiều) kháng được các loại bệnh trên trái nhưng năng suất thấp. Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (53 0

C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng nhẹ, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4 – 5 lá thật thì chuyển cây con ra trồng theo khoảng cách 50 x 30cm hoặc 70 x 60cm.

Kỹ thuật trồng và bón phân: Lượng phân bón trung bình cho 1ha là: Phân chuồng 30 tấn, vôi 1 tấn, super lân 300 – 500 kg, NPK 600 – 1.000 kg, urê 180 kg và kali 250 kg. Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, phân lân cùng 200 kg NPK và 50 kg kali (nếu có dùng màng phủ nông nghiệp). Hoặc toàn bộ vôi, phân chuồng và phân lân nếu không dùng màng phủ.

Lượng phân còn lại chia đều bón thúc khoảng 4 – 6 lần. Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá như Miracle - Gro, Yogen,… theo nồng độ ghi trên nhãn. Chú ý, trong giai đoạn nuôi trái, ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, để ngăn ngừa, nhà nông cần phun bổ sung thêm canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo. Cần cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần tùy mùa vụ.

32

Khoảng 30 ngày sau khi cấy có thể cắm cây dọc theo mép luống làm giàn, giăng dây chân theo đường dích dắc để giữ cho ớt không đổ ngã, các tầng trên giăng dây dọc theo mép luống, cao hơn tầng dây chân 20 cm.

65 – 70 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Cứ 2 – 3 ngày thu 1 lần, tùy theo yêu cầu của thị trường có thể thu trái xanh hoặc chín đỏ.

Một phần của tài liệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 77 - 79)