Vùng Tứ giác Long Xuyên

Một phần của tài liệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 72 - 73)

Tứ giác Long Xuyên là một vùng đất hình tứ giác thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long trên địa phận của ba tỉnh thành Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ. Bốn cạnh của tứ giác này là biên giới Việt Nam-Căm pu chia, vịnh Thái Lan, kênh Cái Sắn và sông Hậu. Vùng Tứ giác Long Xuyên có diện tích tự nhiên khoảng 489.000 hectar. Địa hình trũng, tương đối bằng phẳng với độ cao tuyệt đối từ 0,4 đến 2 m.

 Các biện pháp sử dụng và cải tạo đất phèn có thể áp dụng cho vùng:

Do đặc tính đất phèn, và điều kiện thổ nhưỡng nên đất phèn ở vùng Tứ giác Long Xuyên chủ yếu được sử dụng để canh tác lúa (một vụ, hai vụ, ba vụ tùy tùng tiểu vùng), trồng khóm (dứa), mía cũng được phát triển nhiều ở đây. Ngoài ra trồng rừng tràm cũng được chú ý phát triển ở các huyện U Minh, An Biên. Hiện nay biện pháp sử

26

dụng đất phèn để trồng tiêu dưới tán tràm dùng cây tràm sống để làm trụ cũng được áp dụng ở các huyện Gò Quao, Giồng Giềng. Điều này thể hiện một bước phát triển mới cho vùng.

Do có hệ thống sông ngòi dày đặc và có lũ hàng năm về Tứ giác Long Xuyên nên các biện pháp cải tạo đất phèn thủy lợi như nén lũ ém phèn, xây dựng hệ thống kênh mương trong ruộng để xả hay ém phèn chiếm ưu thế. Đối với những vùng có địa hình cao như vùng đồi núi, cồn cát ở phía nam tỉnh An Giang, núi Dài, núi Cô Tô, Hòn Đất, Hòn Me thì biện pháp bốn lân và vôi để cải tạo đất phèn tốt hơn. Ngoài ra các biện pháp cải tạo đất phèn khác như, biện pháp lên liếp, biện pháp làm đất cũng được áp dụng.

Tuy nhiên do địa hình thấp trũng như khu vực xen giữa các núi ở vùng Bảy Núi và khu vực Châu Thành thường xuyên ngập nước nên các ổ phèn bị ứ đọng lâu, khó có thể cải tạo được.

Hình 3.21: thu hoạch lúa vụ 3 ở An Giang (TGLX)

Một phần của tài liệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)