Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam, có tính đa dạng sinh học cao và là một trong các vùng nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố thời tiết cực đoan và khí hậu thay đổi (Lê Văn Tuấn, Nguyễn Phước Bé. 2008).
Việc phân vùng sinh thái nông nghiệp được thực hiện khá nhiều trên thế giới trong thời gian qua, chủ yếu dựa trên đặc tính môi trường đất (Mertens, Silverman. 2005)
Ở ĐBSCL, phân vùng sinh thái nông nghiệp đã được thực hiện từ những năm 1980; tuy nhiên việc phân chia này chủ yếu dựa trên các đặc tính địa mạo (Vo Tong Xuan, Matsui. 1998).
Theo Vo Tong Xuan và Matsui (1998), Đồng bằng sông Cửu Long được chia thành sáu vùng sinh thái khác nhau theo các yếu tố địa hình, địa mạo.
Vùng tứ giác Long Xuyên
Vùng Đồng Tháp Mười
Vùng bán đảo Cà Mau
Vùng Duyên Hải
Vùng trũng
Vùng phù sa ngọt
Một số đặc điểm của vùng tứ giác Long Xuyên:
Địa hình tứ giác Long Xuyên có hai dạng chính là đồi núi thấp và dạng đồng bằng trũng. Do quá trình canh tác và để khô nước nên ở đây xuất hiện nhiều loại phèn nhiều, tầng Jarosite xuất hiện gần hoàn thiện và gần mặt đất, thành phần cơ giới chủ yếu là sét, độc chất rất cao, xuất hiện ở các vùng địa hình trũng nên rất khó cải tạo.
Một số đặc điểm vùng Đồng Tháp Mười:
Địa hình Đồng Tháp Mười là một lòng chảo lớn, trong các long chảo lớn lại có nhiều long chảo trung bình và trong các lòng chảo trung bình lai có các lòng chảo nhỏ và mỗi lòng chảo tương đương với một ổ phèn
Do dịa hình trũng nên đất phèn ở vùng Đồng Tháp Mười có chứa nhiều độc tố với hàm lượng rất cao diễn biến phức tạp phụ thuộc vào mùa vụ và kỹ thuật canh tác
25 Một số đặc điểm của vùng bán đảo Cà Mau:
Địa hình vùng bán đảo Cà Mau tương đối bằng phẳng cao trung bình 0,5 – 1,5 m vùng địa hình cao chủ yếu là đê của các con sông
Bán đảo Cà Mau là vùng có diện tích đất phèn lớn ở ĐBSCL chủ yếu tập trung ở Cà Mau và một phần của tỉnh Kiên Giang,
(nguồn: Võ-Tòng Xuân & Matsui,1998)
Hình 3.1: Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên các yếu tố địa mạo