Trồng mãng cầu xiêm trên đất phèn:

Một phần của tài liệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 54 - 56)

Đặc điểm của cây mãng cầu xiêm: Chịu hạn và lạnh kém hơn mãng cầu ta. Ðộ pH thích hợp từ 5,0 – 6,5 . Ở vùng đất mặn hoặc nhiễm mặn có độ pH thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều người ta trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát, các nơi khác

8

người ta trồng mãng cầu xiêm bằng hạt. mô hình này được nhiều nông dân ở Hậu Giang áp dụng.

Chọn giống: Giống hiện nay ở ĐBSCL có hai thứ mãng cầu: Mãng cầu xiêm ngọt và chua. Mãng cầu xiêm thuộc loại cây tiểu mộc cao 6 – 8 m.

Kỹ thuật trồng: Ðối với mãng cầu xiêm khi trồng tùy theo điều kiện đất đai cụ thể từng nơi mà chúng ta có thể ghép hoặc trồng bằng hạt. Nếu đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn ngập nước theo thủy triều thì trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát. Các vùng khác thì trồng bằng hột hoặc chiết (sau 2 – 3 năm sẽ cho trái). Nên trồng khoảng cách 3 x 3 m, một số nơi trồng 2,5 x 2,5 m.

Bón phân: Bón lót, bón 10 – 15 kg phân chuồng hoai và 0,5 kg phân lân (Super lân, lân nung chảy), 0,5 kg vôi và 2 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B, 200g vi lượng HVP Organic vào hố trước khi trồng cho mỗi cây. Bón thúc, phân chuồng hai năm đầu bón 10 kg/năm, 2 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401BT Mãng Cầu, 200g vi lượng HVP Organic/năm và phân khoáng NPK 16 – 16 – 8 với 200 g/gốc (năm đầu), 500 g/gốc (cho năm thứ 2) và tưới gốc bằng HVP 6 – 6 – 4 K – HUMAT để kích thích ra rễ mạnh. Sau đó từ năm thứ ba trở đi 15 kg phân chuồng hoai/năm, 2 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401BT Mãng Cầu/năm, 200g vi lượng HVP Organic/năm, phân khoáng NPK 10 – 10 – 10 với lượng 1 kg/gốc (các năm sau mỗi năm tăng lên 0,5 kg và đến năm 9, 10 thì thôi không tăng nữa) và tưới gốc bằng HVP 6 – 6 – 4 K – HUMAT để kích thích ra rễ mới, hấp thu dưỡng chất mạnh hơn. Nên bón làm hai lần trước mùa mưa và sau khi thu trái.

Bón theo hình chiếu tán sau dó xới đất lấp phân lại. Sử dụng phân bón lá, trong 2 năm đầu (khi cây chưa cho trái) nên sử dụng phân bón lá HVP 1601.WP (30.10.10) hoặc HVP 1001.S (22 – 16 – 12 ) phun định kỳ 10 ngày lần. Giúp cây phát triển nhanh thân lá, là cơ sở cho năng suất cao sau này và rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản. Từ năm thứ 3 trở đi khi cây bắt đầu cho trái sử dụng sản phẩm phân bón lá chuyên dùng cho cây mãng cầu HVP 1001.S (10.12.8)phun vào các thời kỳ sâu đây (hoặc dùng các sản phẩm phân bón lá chuyên dùng cho từng thời kỳ): Thời kỳ chuẩn bị ra hoa, giúp tăng tỷ lệ ra hoa (hoặc dùng HVP 1001.S (20 – 20 – 15) xen kẽ với HVP 10 – 50 – 10. Khi cây chuẩn bị nở hoa dùng HVP TĐT – siêu ra hoa tăng đậu trái). Thời kỳ mang trái: Bắt đầu phun khi đa số trái trên cây bằng trái chanh nhỏ (hạn chế rụng trái dùng HVP siêu canxi siêu bo, tăng trọng lượng dùng HVP 1001S (6 – 20 – 20)). Trước khi thu hoạch 20 ngày: Phun HVP 1001S (0 – 25 – 25) giúp tăng chất lượng trái thu hoạch. Thời kỳ sau thu họach: Giúp cây hồi phục nhanh, đâm nhiều chồi, nhánh sau thu họach. Phun HVP 1001.S (10 – 1 2 – 8 ) hoặc HVP 1001.S (16 – 16 – 8 ) định kỳ 10 đến 15 ngày một lần.

9

Nguồn: Báo Hậu Giang, 2013)

Hình 3.9: Vườn mãng cầu xiêm (ông Trần Bửu Hoàng)

Một phần của tài liệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 54 - 56)