Bán đảo Cà Mau gồm 6 tiểu vùng; Tây sông Hậu, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Quản Lộ-Phụng Hiệp, Nam Cà Mau và ven biển Bạc Liêu-Vĩnh Châu, các tiểu vùng này thực hiện hệ thống phân ranh mặn-ngọt cho 2 tỉnh Bạc Liêu-Sóc Trăng, hiện việc cung, tiêu nước mặn, nước ngọt chủ yếu thông qua các hệ thống kênh ngòi và các dòng sông hình thành tự nhiên. Thuộc vùng đất cực Nam của Tổ quốc, rộng 1,6 triệu ha, khu vực này có chế độ thủy văn, thủy lực và thổ nhưỡng phức tạp, chịu tác động của cả triều biển Đông lẫn biển Tây và đa dạng về hình thức canh tác.
28
Rừng ngập mặn ở BĐCM là một trong những nguồn tài nguyên của vùng được chia thành nhiều khu vực dọc theo biển đông và biển tây thuộc Cà Mau. Loại cây chủ yếu của rừng ngập mặn ở vùng la đước. Đối với những tiểu vùng ngập nước có độ phèn nặng thì tràm được trồng nhiều phân bố ở U Minh Thượng và U Minh Hạ. các điều kiện thủy văn ở BĐCM rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy hải sản, nhất là nuôi tôm, cá. Đặc biệt là mô hình lúa – tôm hiện đang mang lại hiêu quả kinh tế cao cho vùng.
Nhờ có chế độ thủy triều lên xuống hàng ngày, hệ thống kênh đào và rạch nhỏ chằng chịt trong rừng ngập phèn và rừng ngập mặn với tổng chiều dài hàng nghìn ki lô mét có vai trò rất quan trọng trong việc pha loãng và tính đệm, tăng khả năng tự làm sạch của môi trường nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn trong khu vực lợi dụng những yếu tố tự nhiên này các biện pháp thủy lợi để cải tạo phèn chiếm ưu thế hơn so với các biện pháp khác. Ngoài ra biện pháp làm đất và lên liếp để cải tạo phèn cũng được áp dụng nhiều. Chế độ thủy triều lên xuống hàng ngày còn có tác dụng khống chề phèn đang chuyển sang trạng thái phèn hoạt động.
Tuy nhiên trong rừng ngập mặn tự nhiên có tầng pyrit ở dạng khử nằm cách mặt đất từ 10 – 15 cm khi chúng ta tiến hành lên liếp sẽ gây ra hiện tượng phèn hóa tầng pyrit, vùng đất ngập nước không thường xuyên lên liếp trồng trọt, sau khi lên liếp không có lớp phủ thực vật che nắng, bức xạ cao gây bốc hơi nước tắng nhanh lam bốc mặn, bốc phèn ở tầng mặt.
Hình 3.23: mô hình lúa – tôm ở U Minh Thượng (BĐCM)
29
Biện pháp cải tạo Thuận lợi Khó khăn
Biện pháp thủy lợi Cải tạo đất phèn hiệu quả lâu dài, tích lũy được nguồn nước ngọt chủ động trong việc tưới tiêu, dể thực hiện
Khó khăn trong xây dựng hệ thống kênh mương và dẫn nước ngọt về những vùng cao vùng sâu
Biện pháp hóa học Cải tạo phèn nhanh, bổ sung Canxi và P cho đất, dể thực hiện
Tích lũy nhiều kim loại nặng trong đất, làm cho đất có tỷ trọng nặng hơn
Cày ruộng làm đất Làm đất tơi xốp, cải tạo hiệu quả tầng đất mặt, dể thực hiện có máy móc hổ trợ
Dể gây bốc thoát phèn lên bề mặt ruộng. nếu cày sâu dể tạo điều kiện cho đất phèn chuyển hóa từ dạng tiềm tàng sang phèn hoạt động gây hại cho cây trồng
Lên liếp Cải tạo phèn tốt, chống ngập úng, những khu vực mưa nhiều thì hiệu quả cải tạo phèn càng nhanh
Trong điều kiện khô hạn có thể gây bốc thoát phèn lên bề mặt liếp, tốn nhiều công lao động
Trồng cây phân xanh và cây họ đậu
Cải tạo phèn tốt, bổ sung hàm lượng dạm (N) và chất hữu cơ cho đất
Tốn công lao động để trồng và chăm sóc cây
30
Vùng sinh thái Mô hình canh tác Biện pháp cải tạo
Tứ giác Long Xuyên Trồng lúa (2 vụ, 3 vụ tùy từng tiểu vùng) Trồng tiêu dưới tán tràm Trồng khóm (dứa) Trồng tràm Trồng mía Trồng khoai mỡ
Các biện pháp thủy lợi Bón vôi, bón lân cho đất Làm đất
Lên liếp Tiêu ngầm
Trồng cây phân xanh, cây họ đậu
Đồng Tháp Mười Trồng lúa (2 vụ, 3 vụ tùy từng tiểu vùng)
Trồng sen Trồng khoai mỡ Trồng tràm
Các biện pháp thủy lợi Bón vôi, bón lân cho đất Làm đất
Lên liếp Tiêu ngầm
Trồng cây phân xanh, cây họ đậu
Bán đảo Cà Mau Trồng tram
Rừng ngập mặn (đước) Mô hình lúa – tôm
Mô hình rừng tràm – cá đồng
Các biện pháp thủy lợi Bón vôi, bón lân cho đất Làm đất
Trồng cây phân xanh, cây họ đậu