Trồng tiêu dưới tán tràm

Một phần của tài liệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 50 - 52)

Điều kiện để trồng tiêu: Cây tiêu khả năng chịu úng rất kém, không thích hợp vùng đất sét nặng và đất thiếu dinh dưỡng, thích hợp đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu mùn hữu cơ, dễ thoát nước, độ pH 5 – 6, đất phèn chú ý bón vôi, lân Văn Điển; vùng đồng bằng cần có bờ bao bảo vệ, chống mưa ngập và chống lũ an toàn. Cần nắm vững kỹ thuật trước khi trồng và cần đi theo hướng sản xuất Hồ tiêu hữu cơ và bền vững.

Theo Nguyễn Công Thành, Viện Khoa học KTNN miền Nam, hồ tiêu (Piper Nigrum thuộc họ Piperaceae) được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ XVII. Là một trong

4

những mặt hàng nông sản chủ lực của đất nước. Diện tích trồng hồ tiêu tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ (26.810 ha, 55%), Tây Nguyên (14.900 ha, 31%) và Duyên hải Miền Trung (6.410 ha, 13%). Như số liệu thống kê trên đây, ở 3 vùng ĐNB, TN và DHMT tổng cộng 99% diện tích trồng tiêu, như vậy còn lại chỉ 1% diện tích trồng tiêu ở tỉnh Kiên Giang chủ yếu ở Phú Quốc. Một ít diện tích ở huyện Giồng Riềng, Gò Quao khoảng trên 40 ha và gần đây một số diện tích ở tỉnh Hậu Giang chưa nằm trong tổng số thống kê nhưng có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng các loại cây ăn trái trong vùng. Là một cây dây leo lâu năm nên cần trụ để leo trong khi sinh trưởng và phát triển. Trụ có thể là cây sống vừa làm trụ, vừa làm bóng râm như cây lồng mức, cây muồng đen, cây gòn, vông nem, cây ăn trái, cây cau…. Trên cây trụ chết như các loại cây gỗ, cột bê tông, cột đá, bồn gạch…loại trụ này cần trồng thêm cây che bóng. Nhưng kỹ thuật trồng tiêu trên đất phèn sử dụng cây tràm sống làm trụ mới được nông dân ở các huyện Giồng Riềng, Kiên Giang; Long Mỹ và Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang sáng tạo và đem lại hiệu quả cao. Theo số liệu của ngành Khuyến nông tỉnh Kiên Giang năm 2014, huyện Giồng Riềng mới chỉ có trên 40 ha Hồ tiêu, lúc đầu tập trung ở 2 xã Hoà Thuận và Ngọc Hoà, nay đã được mở rộng trên nhiều xã như Ngọc Chúc, Vĩnh Thạnh, Long Thạnh, Thị Trấn, Hoà Hưng…Về kỹ thuật, do đất phèn nên trước khi trồng cần bón vôi (khoảng 500 kg/ha) rải trên mặt liếp vào đầu mùa mưa. Sau trồng bón nhiều phân chuồng và hữu cơ và ít sử dụng phân vô cơ. Liều lượng bón sẽ tăng theo sự phát triển của cây nhằm tạo độ tơi xốp, có nhiểu dinh dưỡng cho tiêu phát triển tốt. Phân hữu cơ có tác dụng tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật đối kháng làm

giảm nấm bệnh cho tiêu.

(Nguồn ảnh: Báo Hậu Giang. 2014)

Hình 3.5: Vườn Hồ tiêu dưới tán tràm

Ngoài ra, để tiêu ngon, thơm nồng, nông dân còn sử dụng thêm phân gà, vịt để bón gốc. Từ đó, nhiều nông dân có nhận định trồng tiêu không quá khó vì tiêu chịu được đất phèn và ít sâu bệnh, kỹ thuật canh tác gần giống như trồng trầu. Cần chú ý đến hệ

5

thống nước tưới tiêu, tránh ngập úng. Trong điều kiện dùng tràm làm cây trụ sống, khoảng cách giữa các trụ khoảng 1 m. Cần bón bổ sung mỗi năm khoảng 2 – 3 lần phân NPK cho dây tiêu mọc nhánh nhiều.

Một phần của tài liệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)