Trồng khóm trên đất phèn

Một phần của tài liệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 49 - 50)

 Điều kiện để trồng khóm (dứa).

Những vùng phèn nhiều, đất phèn hoạt động có độ sâu ngập 40 – 60 cm mùa mưa, ít có khả năng trồng lúa, ít chủ động được nước ngọt, có tầng Jarosit cách mặt đất 30 – 40 cm, có tầng hữu cơ dày rất thích hợp cho cây khóm (dứa). cây khóm được trồng nhiều ở vùng BĐCM và ĐTM.

 Kỹ thuật trồng khóm trên đất phèn bao gồm các khâu:

Chọn giống: Hiện nay có hai giống khóm được trồng nhiều trên đất phèn là: giống Queen và giống Cayen không gai

Làm đất: Theo nông dân ở Kiên Giang thì lên liếp với mương 4 m, liếp 8 m, ở Bến Lức Long An là mương 2 m, liếp 4 m hay mương 3 m, liếp 6 m, chiều rộng và độ cao cảu liếp thay đổi theo độ ngập, trên tầng Jarosit của vùng đất đó. Còn chiều dài của liếp thì tùy điều kiện từng nơi có thể khoảng 200 m, nếu dài quá thì làm hiệu quả rủa phèn bị giảm, ngắn quá gây khó khăn trong việc di chuyển của máy móc. Chú ý lên liếp cần giữ lại lớp đất mặt vì lớp đất này nhiều mùn và ít phèn. Sau khi lên liếp xong cần sang bằng mặt liếp, cuốc đảo hoặc dùng máy nhỏ băm đất để có điều kiện mưa rửa phèn nhanh. Đối với đất phá đi trồng lại chỉ cần nhặt hết cá rể, thân còn sót lại trong đất vì đó là những ổ gây bệnh.

Mật độ và khoảng cách: theo nghiên cứu điều tra các vùng trồng khóm ở Kiên Giang, Long An, Hậu Giang… cho thấy nông dân trồng với mật độ 11 ngàn đến 12 ngàn cây/ha. Khoảng cách giữa các hàng và các cây phải lợi dụng được tối đa lượng chiếu sáng và dinh dưỡng của đất.

Thời vụ: Đối với ruộng mới khai hoang nên để vài tháng đầu mùa mưa để rửa bớt phèn, khoảng tới cuối tháng chín là vừa, đối với ruộng đã khai hoang lâu có thể trong quanh năm, chỉ cần sau khi trồng có một và trận mưa hoặc nước tưới cho thấm đất đều là được.

3

Cách trồng: Trồng khóm yêu cầu phải dung kỹ thuật và dung cách. Phải thẳng hàng không những để cho ruông khóm đẹp mà còn để máy móc dể đi lại, trồng đúng cự li đảm bảo mật độ, trồng đúng độ sâu (cây bé là 5 – 6 cm, cây lớn là 8 – 9 cm). Không được trồng quá nông, trồng cây phải thẳng không được trồng xiên.

Bón phân: Theo nông dân các vùng đất phèn ĐBSCL đa số nông dân chỉ dùng urê để bón cho khóm vào khoảng 50 – 100 kg/ha. Cây khóm có nhu cầu đạm rất cao (5 g/gốc/1 mùa quả). Dùng N cần lựa chọn thích hợp, nên dùng urê 46% N là loại phân thông dụng ở đất phèn. Ngoài ra cây khóm còn cần lượng lớn lân và kali, canxi và các nguyên tố vi lượng khác cũng rất cần thiết. Thời kỳ và cách bón phân: nếu trồng trong mùa mưa có thể bón lót ¼ số phân N, phân chuồng và lân thì bón lót toàn bộ, bón thúc sau khi trồng khoảng 45 – 60 ngày với lượng ¼ tổng số phân. Vào thời kỳ này rể bắt đầu phát triển. Bón thúc lần 2 bằng ¼ số phân vào tháng thứ 6 đến tháng thứ 7. Bón thúc lần 3 bằng số phân còn lại vào tháng thứ 8 đến tháng thứ 9.

Thời kỳ bón phân phụ thuộc vào cả ba điều kiện: tuổi chồi, điều kiện sinh trưởng, đất và điều kiện khí hậu, thời tiết.

(Nguồn: Dương Tấn Lợi. 2013)

Hình 3.4: Kỹ thuật trồng khóm (dứa)

Một phần của tài liệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 49 - 50)