Cải tạo đất phèn bằng phân vi sinh và phân trùn quế

Một phần của tài liệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 79)

Cách thức khử phèn được áp dụng bằng công thức: Vi sinh khử phèn chuyên biệt sẽ thúc đẩy phản ứng tách Fe và S (từ hợp chất phèn FeS2 – Pyrit). Sau đó ion Fe3+ sẽ được dùng làm thức ăn cho tảo và là khoáng chất cung cấp cho tôm , cá, cây trồng… hấp thụ. Như vậy phèn sắt (FeS2) dần dần sẽ được khử hoàn toàn (theo chuỗi phản ứng):

2FeS2 + 7O2+ 2H2O –> 2Fe2+ + 4H2SO4

Fe2+ + ¼O2 + H+ –> Fe3+ + ½H2O (đây là nguồn cung cấp khoáng chất cho tôm cá, cây trồng phát triển)

Sau khi được xử lý phèn bằng công thức trên, phân trùn trộn chế phẩm vi sinh được rãi đều trên bề mặt đất đã được cày xới, nhằm bổ sung dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thụ cho cây trồng. Tạo nhiều vi sinh vật trong đất, giúp đất tơi xốp và kích thích sự phát triển cho cây.

33

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

ĐBSCL có 8 mô hình canh tác đạt hiệu quả trên đất phèn: trồng khóm (dứa), trồng tiêu dưới tán tràm láy cây tràm làm trụ, trồng mía, trồng khoai mỡ, trồng tràm, trồng mãng cầu xiêm, trồng sen và mô hình lúa – tôm.

ĐBSCL áp dụng hiệu quả 7 biện pháp cải tạo đất phèn: biện pháp thủy lợi (nén lũ ém phèn, xây dựng hệ thống kênh mương trong ruộng), bón lân, bón vôi, làm đất, tiêu ngầm, lên liếp và trồng cây họ đậu, cây phân xanh.

Trong các biện pháp cải tạo đất phèn thì biện pháp sử dụng nước ngọt để rửa phèn là biện pháp có hiệu quả hơn cả. Ở các vùng đất cao thì bón vôi và bón phân lân nung chảy là biện pháp chiếm ưu thế.

Bằng các biện pháp sử dụng và cải tạo đất phèn nói trên người dân ĐBSCL đã biến những vùng đất phèn không còn là những vùng đất hoang vu mà đã trở thành những vựa lúa lớn cho cả nước. Mặc dầu còn có những yếu kém trong quản lý đất đai nhưng đất đã được sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn. Đất đai là tài sản hàng đầu của một quốc gia, đó là tài sản của chúng ta hôm nay và của thế hệ mai sau.

4.2 Kiến nghị

Nghiên cứu tìm ra các giống cây trồng vật nuôi mới thích hợp với điều kiện vùng ĐBSCL để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên đất phèn của vùng

Thực hiện thí điểm các biện pháp sử dụng và cải tạo đất phèn được đề xuất

Cần có các chính sách cụ thể về ruộng đất, hỗ trợ cho nông dân về vốn và công nghệ kỹ thuật

Cần nghiên cứu về thị trường, giá cả nông sản và tìm đầu ra ổn định cho bà con nông dân an tâm sản xuất.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tỏ, 2005. Đất phèn và cải tạo đất. NXB Lao động, Hà Nội.

Đào Xuân Học, Nguyễn Thái Đại, 2005. Sử dụng và cải tạo đất phèn, đất mặn. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Đặng Văn Vụ, 2014. Dự án cải tạo đất phèn bằng chế phẩm vi sinh mới và phân trùng quế tại nông trường Phạm Văn Hai.

Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương. Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Huỳnh Long Vân, 2007. Xử dụng nguồn nước vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long Những thay đổi, tranh chấp và cơ hội.

Khánh Thị Bích Thủy, 2013. Kỹ thuật trồng ớt trên đất lúa.

Lê Anh Tuấn và Nguyễn Văn Bé, 2008. Các vấn đề môi trường và phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Lê Huy Bá, 2003. Những vấn đề về đất phèn Nam Bộ. NXB Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Huy Bá, 2004. Môi Trường Học Cơ Bản, Nhà Xuất Bản ĐHQG TP.HCM.

Lê Huy Bá, Nguyễn Phi Hùng. 1998. Nghiên cứu các chỉ tiêu hạn chế năng suất và chất lượng mía nguyên liệu vùng mía trọng điểm Bình Chánh.

Nguyễn Thị Ngọc Diễm. Đất phèn và sử lý phèn của đất.

Lê Sâm, 1996. Thủy văn công trình. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Lương Quang Xô, 2008. Quy hoạch tài nguyên nước Bán đảo Cà Mau. Mạnh Tráng, 2013. Thông tin nông thôn Việt Nam.

Nghiên cứu cải thiện cơ cấu cây trồng vùng Đồng Tháp Mười.

Nguyễn Chí Lâm, 2006. Đánh giá khía cạnh kinh tế kỹ thuật của hai mô hình lúa – tôm càng xanh cá kết hợp và tôm sú nuôi trong mùa mưa ở tỉnh Sóc Trăng.

Nguyễn Công Thành. Trồng tiêu trên đất phèn dùng cây tràm sống lam trụ.

Nguyễn Quang Trung. Vài nét về vấn đề cơ giới hóa hục vụ trồng rừng trên vùng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long.

35

Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Văn Bé, Văn Phạm Đăng Trí, Mai Thị Hà vàPhạm Lê Mỹ Duyên, 2013. Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên đặc tính tài nguyên nước mặt tại tỉnh Sóc Trăng.

Nguyễn Xuân Đăng, 2009. Cải tạo đất phèn phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Phạm Đức Toàn, Trịnh Hoàn Nghĩa. Kỹ thuật trồng khoai mỡ trên đất phèn.

Phạm Quang Hà, Lê Thị Thuỷ, Nguyễn Bích Thu, Hoàng Thị Ngân, Lê Thị Hường, Đỗ Thu Hà, 2007. Chất lượng nền môi trường đất phèn Việt Nam

Phan Thị Ánh Lâm, Nguyễn Thị Luận, Hoàng Thị Hà My, Nguyễn Văn Nam, Phan Như Nguyệt Lê Hữu Phước, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Đỗ Nhật Trường và Hoàng Mạnh Tuấn. Đất phèn.

Trần Thanh Phong và Cao Ngọc Điệp. Hiệu quả phân hữu cơ – vi sinh bón cho cây khóm trồng trên đất phèn huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang

Trần Thanh Sơn. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân lân đến năng suất lúa và độ bạc bụng hạt gạo ở đất phèn tỉnh An Giang.

Trần Văn Mạnh, 2013. Một số kỹ thuật thâm canh tăng suất cây mía.

Trường Đại Học An Giang, 2000. Đất Phèn ĐBSCL, Nhà Xuất Bản An Giang.

Viện khoa học thủy lợi và môi trường, 2010. Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng.

Tiếng Anh

Bennema J, 1979. Some remarks on Brazilian Latosols in relation to the Oxisols. Driessen P.M. và R. Dudal, 1991. The major soils of the world. Lecture notes on their

geography, formation, properties and use.

L. J. Pons, 1973. Outline of genesis, characteristisc, classification and improvement of acid sunphate soil.

Le Phat Quoi, 2004. Basic of soil morphology in pedogenesis in the Plain of Reeds. Moorman F. R. và L. J. Pons. 1974. Characteristics of Mangrove soils in relation to

their agricultural land use and potential.

Morman F. R., 1961. The soils of the Republic of Vietnam.

Nguyen My Hoa, 2003. Soil potassium dinamics under intensive rice cropping a case in the Mekong Delta. Cần Thơ University, Viet Nam.

36

Vo Quang Minh, 1995. Use of Soil and Agrohydrological Characteristics in Developing Technology Extrapolation Methodology: A Case Study of the Mekong Delta, Viet Nam. M.Sc (Soil Science) Thesis, Department of Soil Science, University of the Philippines Los Banos.

Vo Tong Xuan và Matsui, 1998.Development of farming systems in the Mekong Delta: JIRCAS,CTU, CLRRI, Vietnam.

Một số trang wed tham khảo:

http://elib.hcmuaf.edu.vn/elib-11432-1/vn/ky-thuat-trong-mang-cau-xiem- .html#sthash.pv1sJc57.dpuf http://nongnghiep.vn/ http://phanbonhalan.vn/ http://tai-lieu.com/tai-lieu/tong-quan-ve-dong-bang-song-cuu-long-4588 http://tailieu.vn http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B3m_%C4%91%E1%BA%A5t_ph%C3%A8n http://www.caitaodat.com/ http://www.vietlinh.vn/ yeumoitruong.com

Một phần của tài liệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)