Bước 1: Thu thập số liệu về các nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí về cách sử dụng và biện pháp cải tạo đất phèn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long như:
Bản đồ hiện trang sử dụng đất của các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long..
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Tình hình nuôi trồng trên đất phèn ở vùng.
Tình hình cải tạo, giải pháp sử dụng đất phèn trên vùng nghiên cứu. Bước 2: Tổng hợp số liệu, tài liệu, ảnh, bản đồ,… .
Từ các điều tra thực địa, thu thập ý kiến của chính quyền cũng như người dân ở vùng nghiên cứu.
Tổng hợp, thống kê các số liệu thu thập được. Bước 3: Tiến hành phân tích, xử lý số liệu có được.
Tổng hợp, so sánh, đánh giá số liệu. Xác định được các vùng đất phèn, thuận lợi khó khăn trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên đất phèn và cải tạo ở vùng nghiên cứu, đề ra định hướng hiệu quả cho việc sử dụng và cải tạo đất phèn.
24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Vùng sinh thái đất phèn ở ĐBSCL
3.1.1 Phân vùng sinh thái đất phèn ở ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam, có tính đa dạng sinh học cao và là một trong các vùng nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố thời tiết cực đoan và khí hậu thay đổi (Lê Văn Tuấn, Nguyễn Phước Bé. 2008).
Việc phân vùng sinh thái nông nghiệp được thực hiện khá nhiều trên thế giới trong thời gian qua, chủ yếu dựa trên đặc tính môi trường đất (Mertens, Silverman. 2005)
Ở ĐBSCL, phân vùng sinh thái nông nghiệp đã được thực hiện từ những năm 1980; tuy nhiên việc phân chia này chủ yếu dựa trên các đặc tính địa mạo (Vo Tong Xuan, Matsui. 1998).
Theo Vo Tong Xuan và Matsui (1998), Đồng bằng sông Cửu Long được chia thành sáu vùng sinh thái khác nhau theo các yếu tố địa hình, địa mạo.
Vùng tứ giác Long Xuyên
Vùng Đồng Tháp Mười
Vùng bán đảo Cà Mau
Vùng Duyên Hải
Vùng trũng
Vùng phù sa ngọt
Một số đặc điểm của vùng tứ giác Long Xuyên:
Địa hình tứ giác Long Xuyên có hai dạng chính là đồi núi thấp và dạng đồng bằng trũng. Do quá trình canh tác và để khô nước nên ở đây xuất hiện nhiều loại phèn nhiều, tầng Jarosite xuất hiện gần hoàn thiện và gần mặt đất, thành phần cơ giới chủ yếu là sét, độc chất rất cao, xuất hiện ở các vùng địa hình trũng nên rất khó cải tạo.
Một số đặc điểm vùng Đồng Tháp Mười:
Địa hình Đồng Tháp Mười là một lòng chảo lớn, trong các long chảo lớn lại có nhiều long chảo trung bình và trong các lòng chảo trung bình lai có các lòng chảo nhỏ và mỗi lòng chảo tương đương với một ổ phèn
Do dịa hình trũng nên đất phèn ở vùng Đồng Tháp Mười có chứa nhiều độc tố với hàm lượng rất cao diễn biến phức tạp phụ thuộc vào mùa vụ và kỹ thuật canh tác
25 Một số đặc điểm của vùng bán đảo Cà Mau:
Địa hình vùng bán đảo Cà Mau tương đối bằng phẳng cao trung bình 0,5 – 1,5 m vùng địa hình cao chủ yếu là đê của các con sông
Bán đảo Cà Mau là vùng có diện tích đất phèn lớn ở ĐBSCL chủ yếu tập trung ở Cà Mau và một phần của tỉnh Kiên Giang,
(nguồn: Võ-Tòng Xuân & Matsui,1998)
Hình 3.1: Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên các yếu tố địa mạo
3.1.2 Đặc tính đất phèn vùng ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong một năm, đất có từ 168 – 252 ngày bị ngập nước (trong mùa mưa), bắt đầu từ 15/5 cho đến ngày 20/1 năm sau.
Do ảnh hưởng của ngập nước ngọt trong mùa mưa, nên đất thường xuất hiện quá trình gley hóa từ yếu đến mạnh. Đất có tích lũy chất hữu cơ tương đối khá (từ 4 – 12%) ở
26
tầng đất mặt, đặc biệt đất dưới rừng tràm phân bố tự nhiên trên đất phèn. Mặc dù đất phèn không bị ảnh hưởng ngập của nước triều, nhưng hàm lượng SO3 (%) trong đất khá cao, như:
Đất phèn yếu: 0,50 – 1% hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô.
Đất phèn trung bình: 1 – 1,75% hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô.
Đất phèn mạnh > 1,75% hàm lượng SO3 % tổng số trong đất khô.
Đất phèn ở trạng thái đất khô, do ảnh hưởng của Fe2(SO4)3 và Al2(SO4)3 ( khi bị thu ỷ phân làm cho độ chua của đất tăng lên rất cao pH (đất khô):
Đất phèn yếu: pH = 4,5 – 5,5
Đất phèn trung bình: pH = 3,5 – 4,5
Đất phèn mạnh: pH < 3,5
Bảng 3.1: Biến động pH ở đất tươi và khô
Loại đất
1(0 – 10 cm) 2(40 – 50 cm) 3(70 – 80 cm) tươi khô tươi khô Tươi Khô
Phèn nhiều 4,35 4,23 4,60 4,50 4,30 4,10 Phèn ít 5,00 4,93 4,90 4,20 4,90 4,50 Phèn tiềm tàng 5,75 4,60 5,90 4,50 5,40 3,20 Phèn mặn 6,15 4,65 6,55 5,30 6,30 4,20
(nguồn: Lê Huy Bá. 1982)
Trong một năm pH cao nhất là vào cuối mùa mưa vào các tháng 10, tháng 11, trong tháng 7, 8 khi gặp hạn, pH đột nhiên giảm thấp, vì khô hạn phèn bốc lên mặt. Đầu mùa mưa, khi lượng nước mưa chưa đủ rửa trôi phèn thỉ pH thấp xuống, có nhiều lúc dưới mức an toàn. pH có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nảy mầm ra rễ của các giống cây trồng. pH là yếu tố dễ nhận biết thường được sử dụng đầu tiên để đánh giá tính phèn của một số loại đất phèn. Nhưng pH không thể nói được hết bản chất của đất phèn. Phẫu diện đất phèn: Về hình thành phẫu diện đất phèn, đã hình thành các tầng đất trong phẫu diện khá rõ ràng, khác với đất ngập mặn ven biển, như:
27
Tầng A: Tầng tích lũy nhiều chất hữu cơ và có oxit ferric, nên đất thường có màu nâu đen hoặc đen.
Tầng B: Là tầng có chứa khoáng jarosit, có màu xám lẫn vàng da cam và nâu (chỉ có ở loại đất phèn hoạt động).
Tầng C: Là tầng sinh phèn, có chứa khoáng pyrit (FeS2) có màu xám nâu, đất b ị glay mạnh, thường có mùi lưu huỳnh và mùi thối của khí H2S.
Đất phèn khi phân bố ở nơi đất thấp, gần biển, thường bị nhiễm nước mặn, qua các hệ thống kênh rạch và các mạch nước ngầm trong mùa khô.
Hóa tính đất phèn: Nói đến đất phèn người ta thường nói đến tính chất hóa học vì tính chất hóa học có vai trò quyết định đất phèn hay không phèn, mức độ phèn của đất. Nó quyết định đến năng suất và phẩm chất cây trồng, quyết định số lượng và chất lượng phân bón cần thiết, loại cây trồng, biện pháp thủy lợi và môi sinh. Nghiên cứu về hóa tính đất phèn có vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng và cải tạo đất phèn.
Hàm lượng các chất trong đất phèn:
Lượng tổng số: Lượng toàn bộ có trong đất, có thể ở dạng đơn chất hay hợp chất, vô cơ hay hữu cơ, dể tan hay không tan.
Lượng dể tiêu: Lượng của một chất nào đó có khả năng dể tan vào dung dịch đất để cây trồng có thể sử dụng được.
Ion trao đổi: Hàm lượng các ion và cation trao đổi trong phức hệ hấp thụ đất. Thành phần của các chất có trong đất phèn rất dể thay đổi theo thời gian và các điều kiện bên ngoài như: nước ngập hay cạn, bón vôi hay không bón, để trống hay có độ che phủ, lên liếp hay để nguyên.
Phân bố đất phèn ở vùng ĐBSCL:
Do điều kiện hình thành, mà hệ thống đất phèn ở Sông Cửu Long phân bố rất phức tạp. Phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, và bán đảo Cà Mau, Hà Tiên, Cần Thơ, Tây Sông Hậu, trong đó diện tích đất phèn tập trung lớn nhất ở Đồng Tháp Mười còn lại tập trung lác đác ở một số vùng khác thuộc các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang.
Ở An Giang phân bố nhiều ở vùng tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, thuộc địa phận huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần của Châu Phú, với tổng diện tích khoảng 30.136 ha, trong đó Tri Tôn chiếm 67%.
1
2
Bảng : Diện tích các loại đất phèn theo tỉnh của ĐBSCL
Kiên Giang An Giang Cần Thơ Cà Mau Vĩnh Long Hậu Giang Bạc Liêu Sóc Trăng Tiền Giang Long An Đồng Tháp Trà Vinh Bến Tre FLea(ptip) 8747 - - 94726 - - 9115 - - - - 8443 8305 FLgl(ntio) 14655 117784 869 - - 13343 - 4457 23492 49842 3151 - - FLha(ptio,eu) - - - 2264 - - - - - FLhisz(ptip) - - - 38435 - - - - FLmo(ntip) 1820 - 22834 - 18220 2459 - - - 16610 - - - FLmo(ptip) - - - 2412 - - - - Flns(ptip) - - - 540 - 11439 79 - - 5563 FLsz(ntio) 6946 - - 1991 - - - - FLsz(ntip) 697 - - 22796 - - - 849 - - - 6263 2791 FLsz(ptio) 45227 - - 60925 - - 23471 - - - 883 FLsz(ptip) 8630 - - - - FLum(ptio) - - - 1581 - 2983 - - - - - FLws(ntio) 788 - - 7235 - - - - 2902 - - - Flws(ntip) 15450 - - 6484 - - - 3819 4253
3 FLws(ptip) 13835 - - - - - 644 - - - - - - GLha(dtio,eu) - - - - GLha(dtip,eu) - - - - 613 - - - 385 - - - - GLha(ntio) 5979 14756 - - - 4403 463 - - GLha(ntip) 2068 3978 - - - - GLha(ntip,eu) - - 1379 - 4695 - - - 3259 - - GLmo(ntip) - - - 3449 5342 - - GLplmo(ntip) - - - - 3707 - - - - GLsz(ntio) 15056 - - 14985 - - - - GLsz(ntip) 621 - - 4067 - - 13160 - - - - GLsz(ptio) 10272 - - 30965 - - 6070 - - - 34341 4484 - GLum(ntio) 33295 57170 - - - 4206 - - - - Glum(ntip) 4798 86003 31464 - 13575 17756 - - - - 16795 - - GLum(ptio) 24556 172996 10061 - 7072 - 874 14005 3629 4711384 - 510 - GLws(ntio) 8888 - - 5350 - - 1548 - - - - 9435 - GLws(ptio) 30953 - - 1116 - 6928 17060 315 - - - - -
1
3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất phèn ở vùng ĐBSCL
Bảng : diện tích các kiểu sủ dụng đất theo từng tỉnh của ĐBSCL
Kiên Giang An Giang Cần Thơ Cà Mau Vĩnh Long Hậu Giang Bạc Liêu Sóc Trăng Tiền Giang Long An Đồng Tháp Trà Vinh Bến Tre Lúa 1 vụ 10537 161 - 2955 - - - - 457 9137 - - - Lúa 2 vụ 91700 18497 16434 11814 1232 19649 3481 10675 2005 65034 24812 5167 263 Lúa 3 vụ 24633 14037 28945 534 24900 13200 531 5651 13359 8017 25409 8397 3100 Lúa – màu 3051 212 1344 - 1373 265 - 240 - 1134 345 39 - Lúa – tôm 53351 - - 62312 - - 26614 - 15 - - 2436 5705 Màu - - - 734 55 - - 31 1538 4028 - 517 - Mía 622 - - 1388 - 3562 - 447 - 2615 - - 562 Khóm 9391 - - - - 2898 2267 - 10452 1245 - - - muối - - - 7 - - - 75 Đất đô thị 66 15 400 812 94 197 110 - - 990 5938 20 - Thổ cư canh 21437 3658 7686 16454 11049 12224 3642 2748 3080 8047 5938 952 1874
2 Rừng tràm 12798 674 - 35888 - 836 368 2955 6063 20570 6631 - - Rừng ngập mặn - - - 17177 - - 276 - - - 213 Vuông tôm 20268 - - 60832 - - 34859 657 - 70 - 14150 3109 Ao hồ 188 - - 59 - - - - Rừng lá TX 1033 80 - - - -
1
Hình 3.3: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phèn vùng ĐBSCL
Vùng ĐBSCL hiện có các kiểu sử dụng đất sau:
Lúa 1 vụ: Phân bố chủ yếu ở BĐCM và một ít ở vùng ĐTM với diện tích nhỏ do mô hình canh tác này không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Lúa 2 vụ: Phân bố chủ yếu ở vùng TGLX, ĐTM và một diện tích nhỏ ở vùng BĐCM. Mô hình này được áp dụng nhiều do dể thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế cao đối với một số vùng có chế độ lũ ổn định hàng năm.
Lúa 3 vụ: Phân bố chủ yếu ở vùng TGLX và một phần ở BĐCM do yêu cầu về điều kiện canh tác lúa 3 vụ phải cần có đê bao ngăn lũ hoặc địa hình tương đối cao không bị ngập lut bỡi lũ
Mô hình nuôi tôm và kết hợp lúa – tôm: Do đặc thù về yêu cầu của hai mô hình này là cần có môi trường nước lợ nên phân bố chủ yếu ở vùng BĐCM và một số ít ở ven biển của các vùng khác.
2
Trồng khóm/mía: Phân bố ở vùng đất phèn của TGLX và ĐTM. Mô hình này đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân vùng đất phèn nặng và thiếu nước ngọt này.
Rừng: Được trồng nhiều ở ven biển đông và biển tây, U Minh Thượng (Kiên Giang) và U Minh Hạ (Cà Mau), một phần ở vùng đầu nguồn vừa có tác dụng bảo vệ vùng thượng nguồn khỏi sạt lở, xói mòn vừa mang lại hiệu quả kinh tế.
3.2 Một số mô hình canh tác trên đất phèn.
3.2.1 Trồng khóm trên đất phèn
Điều kiện để trồng khóm (dứa).
Những vùng phèn nhiều, đất phèn hoạt động có độ sâu ngập 40 – 60 cm mùa mưa, ít có khả năng trồng lúa, ít chủ động được nước ngọt, có tầng Jarosit cách mặt đất 30 – 40 cm, có tầng hữu cơ dày rất thích hợp cho cây khóm (dứa). cây khóm được trồng nhiều ở vùng BĐCM và ĐTM.
Kỹ thuật trồng khóm trên đất phèn bao gồm các khâu:
Chọn giống: Hiện nay có hai giống khóm được trồng nhiều trên đất phèn là: giống Queen và giống Cayen không gai
Làm đất: Theo nông dân ở Kiên Giang thì lên liếp với mương 4 m, liếp 8 m, ở Bến Lức Long An là mương 2 m, liếp 4 m hay mương 3 m, liếp 6 m, chiều rộng và độ cao cảu liếp thay đổi theo độ ngập, trên tầng Jarosit của vùng đất đó. Còn chiều dài của liếp thì tùy điều kiện từng nơi có thể khoảng 200 m, nếu dài quá thì làm hiệu quả rủa phèn bị giảm, ngắn quá gây khó khăn trong việc di chuyển của máy móc. Chú ý lên liếp cần giữ lại lớp đất mặt vì lớp đất này nhiều mùn và ít phèn. Sau khi lên liếp xong cần sang bằng mặt liếp, cuốc đảo hoặc dùng máy nhỏ băm đất để có điều kiện mưa rửa phèn nhanh. Đối với đất phá đi trồng lại chỉ cần nhặt hết cá rể, thân còn sót lại trong đất vì đó là những ổ gây bệnh.
Mật độ và khoảng cách: theo nghiên cứu điều tra các vùng trồng khóm ở Kiên Giang, Long An, Hậu Giang… cho thấy nông dân trồng với mật độ 11 ngàn đến 12 ngàn cây/ha. Khoảng cách giữa các hàng và các cây phải lợi dụng được tối đa lượng chiếu sáng và dinh dưỡng của đất.
Thời vụ: Đối với ruộng mới khai hoang nên để vài tháng đầu mùa mưa để rửa bớt phèn, khoảng tới cuối tháng chín là vừa, đối với ruộng đã khai hoang lâu có thể trong quanh năm, chỉ cần sau khi trồng có một và trận mưa hoặc nước tưới cho thấm đất đều là được.
3
Cách trồng: Trồng khóm yêu cầu phải dung kỹ thuật và dung cách. Phải thẳng hàng không những để cho ruông khóm đẹp mà còn để máy móc dể đi lại, trồng đúng cự li đảm bảo mật độ, trồng đúng độ sâu (cây bé là 5 – 6 cm, cây lớn là 8 – 9 cm). Không được trồng quá nông, trồng cây phải thẳng không được trồng xiên.
Bón phân: Theo nông dân các vùng đất phèn ĐBSCL đa số nông dân chỉ dùng urê để