Thực trạng xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn tại Kimberly Clark Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SANG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN LẠI TẠI NHÀ MÁY KIMBERLY CLARK VIỆT NAM.PDF (Trang 36 - 40)

người dân Việt Nam cũng chưa cao.

2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn tại Kimberly Clark Việt Nam Nam

Để góp phần thực hiện chiến lược giảm chi phí, Kimberly Clark Việt Nam tiến hành triển khai, áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn tại nhà máy. Quá trình thực hiện diễn ra từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2013.

2.2.1. Quá trình chuyển đổi hệ thống sản xuất tinh gọn tại Kimberly Clark Việt Nam

Kimberly Clark Việt Nam có tất cả 8 dây chuyền sản xuất. Quá trình chuyển đổi được thực hiện trên các dây chuyền thí điểm dựa trên các cơ sở sau:

 Tần suất thay đổi sản phẩm cao

 Tỷ lệ hao hụt tại máy cao

 Sản xuất các loại sản phẩm quan trọng

Nguồn: nội bộ công ty Kimberly Clark Việt Nam

Nguồn: nội bộ công ty Kimberly Clark Việt Nam

Biểu đồ 2.2. Tần suất đổi sản phẩm trên 8 dây chuyền (2011)

Qua kết quả khảo sát, dây chuyền BD03 và BD05 có tần suất đổi sản phẩm cao, tỷ lệ hao hụt cao hơn những dây chuyền khác ở nhà máy. Như vậy, hai dây chuyền này được chọn để thực hiện thí điểm hệ thống sản xuất tinh gọn tại nhà máy.

Kế hoạch thực hiện thí điểm cho quá trình chuyển đổi hệ thống sản xuất tinh gọn bao gồm 4 bước: chuẩn bị, nhận diện, thiết kế và lập kế hoạch, thực thi.

2.2.1.1. Chuẩn bị

a. Đào tạo các khái niệm lý thuyết về hệ thống sản xuất tinh gọn

Tất cả các chủ đề đào tạo về hệ thống sản xuất tinh gọn đều được nhóm chuyên gia xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn của tập đoàn Kimberly Clark thực hiện đào tạo, bao gồm các chủ đề sau:

Các chủ đề đào tạo

• Đào tạo lý thuyết về chuẩn hóa qui trình và ứng dụng chuẩn hóa qui trình vào thực tiễn.

• Đào tạo lý thuyết về quản lý bằng công cụ trực quan và ứng dụng quản lý bằng công cụ trực quan vào thực tiễn.

• Đào tạo lý thuyết về quản lý hiệu quả công việc và ứng dụng quản lý hiệu quả công việc vào thực tiễn.

• Đào tạo lý thuyết về phương pháp 5S và ứng dụng vào thực tiễn.

• Đào tạo lý thuyết về bảo trì năng suất toàn diện và ứng dụng bảo trì năng suất toàn diện trên thực tế.

• Đào tạo lý thuyết về chuyển đổi thiết bị và ứng dụng trên thực tế.

• Đào tạo về lý thuyết Mức hữu dụng thiết bị toàn phần và ứng dụng Mức hữu dụng thiết bị toàn phần trên thực tế.

Đối tượng đào tạo: 40 nhân viên vận hành trên 02 dây chuyền BD03 và BD05.

Thời gian đào đạo: 2 tuần 02/01/2012 ◊14/01/2012

b. Lên kế hoạch công việc chung

Đội ngũ hỗ trợ xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn thực hiện truyền thông trên phạm vi nhà máy, khuyến khích sự tham gia của nhân viên và các cấp lãnh đạo. Thực hiện lên kế hoạch công việc chung cho quá trình thí điểm trên 02 dây chuyền sản xuất BD03, BD05. Kế hoạch được thực hiện như sau:

Bảng 2.1. Kế hoạch công việc chung cho giai đoạn thí điểm 2012

Nguồn: nội bộ công ty Kimberly Clark Việt Nam

Tháng 5 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 T1 Cập nhật tình hình

cho Ban Giám đốc × × × × × × × × × × × × × × × × ×

Cập nhật giao ca hàng tuần × × × × × × × × × × × Bảng thông tin trực quan toàn nhà máy × × × × × × × × × × × × Cập nhật thông báo của Giám đốc

nhà máy × × ×

Hội thảo chia sẽ × × × × × × × × × × ×

Thiết kế Thực thi trên BD03, BD05 Nhận diện

Chuẩn bị

c. Nguồn lực hỗ trợ

Để thực hiện thí điểm hệ thống sản xuất tinh gọn trên 02 dây chuyền BD03, BD05, việc chuẩn bị nguồn lực hỗ trợ là rất quan trọng để quá trình thực hiện thí điểm thành công. Nguồn lực hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau:

• Sự cam kết từ ban giám đốc nhà máy, giám đốc bộ phận sản xuất, giám đốc kỹ thuật về nguồn lực con người, kinh phí…

• Đội ngũ chuyên gia xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn của tập đoàn và của nhà máy.

• Quản đốc 2 dây chuyền sản xuất BD03, BD05.

• Đội ngũ kỹ sự công nghệ, kỹ sư thiết kế, kỹ sư điện…

• Toàn bộ 40 nhân viên vận hành trên 2 dây chuyền BD03, BD05.

d. Chuẩn bị bảng câu hỏi khảo sát

Quá trình thu thập số liệu khảo sát tình trạng hiện tại của nhà máy thông qua bảng câu hỏi khảo sát được áp dụng trong tập đoàn Kimberly Clark cho quá trình chuyển đổi sản xuất tinh gọn tại nhà máy, bao gồm 3 chủ đề chính: hệ thống quản lý, tư duy và hành vi, hệ thống kỹ thuật. [Phụ lục]

Các khó khăn trong quá trình chuẩn bị

Quá trình chuẩn bị gặp phải một số khó khăn như sau:

• Các đối tượng đào tạo tham gia các chủ đề đào tạo không đầy đủ. Một mặt do kế hoạch sản xuất rất kín dẫn đến các chủ quản dây chuyền không thể sắp xếp toàn bộ nhân viên tham gia các khóa đào tạo. Mặt khác, kế hoach đào tạo chưa được thông báo tốt đến các đối tượng đào đạo dẫn đến đối tượng đào tạo không nắm được lịch trình đào tạo. Vấn đề này tuy được nhóm LEAN khắc phục nhưng gây mất thời gian cho quá trình đào tạo.

• Nội dung ứng dụng thực tế trong các chủ đề đào tạo không sâu sát tình hình thực tế của 02 dây chuyền BD03 và BD05 do các chuyên gia đào tạo dùng các ví dụ từ các nhà máy khác trong tập đoàn. Vấn đề này gây nên sự khó hiểu cho các nhân

viên vận hành tham gia các buổi đào tạo. Do vậy, việc các chuyên viên đào tạo cần cải thiện nội dung đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế tại Kimberly Clark Việt Nam cần được khắc phục cho quá trình xây dựng mở rộng hệ thống sản xuất tinh gọn tại nhà máy.

• Lý thuyết đào tạo còn nhiều chỗ không rõ ràng do dùng thuật ngữ chưa phù hợp. Vấn đề này cũng gây ra những sự khó hiểu cho nhân viên vận hành khi tham gia các buổi đào tạo. Việc này xảy ra do người phiên dịch không hiểu rõ các tên chuyên môn kỹ thuật và kiến thức kỹ thuật.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SANG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN LẠI TẠI NHÀ MÁY KIMBERLY CLARK VIỆT NAM.PDF (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)