Tóm tắt kết quả phân tích quá trình thực hiện thí điểm chuyển đổi hệ thống sản xuất

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SANG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN LẠI TẠI NHÀ MÁY KIMBERLY CLARK VIỆT NAM.PDF (Trang 83 - 85)

sản xuất tinh gọn tại nhà máy Kimberly Clark Việt Nam

Đối với quá trình chuẩn bị

Sự chuẩn bị về lịch trình đào tạo, lý thuyết đào tạo, lên kế hoạch công việc chung, chuẩn bị nguồn lực hỗ trợ, bảng câu hỏi khảo sát… nhìn chung được thực hiện tốt. Và để thực hiện tốt hơn nữa, công việc đào tạo lý thuyết về hệ thống sản xuất tinh gọn, nội dung đào tạo nên được chuẩn bị tốt hơn, các ví dụ thực tế nên được lấy trên từng dây chuyền, và các thuật ngữ kỹ thuật gây khó hiểu cho nhân viên vận hành tham gia đào tạo cần được làm rõ trước khi các buổi đào tạo được thực hiện.

Đối với quá trình nhận diện

Nhìn chung, quá trình thực hiện khảo sát tổng thể nhà máy thông qua bảng cầu hỏi được thực hiện tốt. Quá trình nhận diện phát hiện được những yếu điểm trong hệ thống quản lý, trong hệ thống tư duy và năng lực, và trong hệ thống kỹ thuật, đây là yếu tố cốt lõi và là kim chỉ nam cho quá trình thay đổi và cải thiện của nhà máy trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống sản xuất tinh gọn. Riêng đối với việc phỏng vấn sâu, nhóm phỏng vấn sâu từ bên ngoài còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn, gây khó khăn trong quá trình tìm hiểu sâu các yếu điểm được phát hiện từ kết quả khảo sát thông qua bảng câu hỏi của nhà máy.

Đối với quá trình thiết kế và lập kế hoạch

Quá trình thiết kế và lập kế hoạch thực hiện hiệu quả việc lên kế hoạch phân tích các giải pháp khắc phục các yếu điểm được phát hiện trong kết quả khảo sát toàn thể nhà máy thông qua bảng câu hỏi. Riêng vấn đề bố trí nguồn lực con người cho quá trình phân tích các yếu điểm để tìm ra giải pháp chưa được thực hiện tốt, việc bố

trí đúng người, đúng chuyên môn cho quá trình phân tích cần được chú trọng và thực hiện cho quá trình mở rộng xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn cho toàn bộ nhà máy sau này.

Đối với quá trình thực thi

Quá trình thực thi thực hiện các hành động để khắc phục các yếu điểm của nhà máy, nhìn chung tạo ra nhiều thay đổi tích cực: hệ thống phản hồi ý kiến của nhân viên được thành lập, chương trình đề xuất ý tưởng được xây dựng, cách đào tạo và huấn luyện được thay đổi và đem lại hiệu quả, phần mềm ghi nhận lãng phí trên dây chuyền P3 được xây dựng… tất cả tạo ra hiệu quả tốt trong việc chỉ số OEE tăng lên sau 9 tuần thực thi. Tuy nhiên, để làm tốt hơn nữa cho quá trình mở rộng hệ thống sản xuất tinh gọn sau này, một số vấn đề cần được lưu ý và khắc phục như: danh mục dữ các mã lỗi cần được tiếp tục bổ sung, kiến thức chuyên môn của kỹ sư cần được nâng cao một cách có hệ thống để nâng cao hiệu quả trong quá trình đạo tạo nhân viên vận hành thông qua các cuộc họp phân tích cải tiến vấn đề, và hệ thống lưu tài liệu chuẩn, các giải pháp giải quyết vấn đề trong quá khứ chưa được sử dụng, tham khảo hiệu quả để giảm thiểu lãng phí cho sự cố tương tự trong tương lai.

Sau khi hoàn thành giai đoạn thí điểm trên 2 dây chuyền BD03, BD05. Kết quả thực hiện thí điểm làm giảm lãng phí rất nhiều trên 2 dây chuyền này. Vấn đề đặt ra là làm sao thực hiện xây dựng thành công, bền vững hệ thống sản xuất tinh gọn tại nhà máy Kimberly Clark Việt Nam. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp cho vấn đề này là điều thiết yếu. Để chuyển đổi sang hệ thống sản xuất tinh gọn thành công, kế hoạch cụ thể và dài hạn thực hiện như sau:

 Thực hiện duy trì hệ thống sản xuất tinh gọn trên 2 dây chuyền BD03, BD05

 Thực hiện mở rộng hệ thống sản xuất tinh gọn cho 6 dây chuyền còn lại tại nhà máy Kimberly Clark Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SANG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TINH GỌN LẠI TẠI NHÀ MÁY KIMBERLY CLARK VIỆT NAM.PDF (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)