Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 34 - 38)

2010-2013

2.1.1 Gii thiu sơ lược

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập theo Nghị định số 53/1988/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 8/7/1988. Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một trong những Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò đầu tàu của ngành Ngân hàng Việt Nam với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Trụ

sở chính, 01 Sở giao dịch, 04 đơn vị sự nghiệp, 02 văn phòng đại diện tại TP. Hồ

Chí Minh và Đà Nẵng, 01 văn phòng đại diện tại Myanmar, 148 Chi nhánh trong nước, 03 chi nhánh tại nước ngoài (02 chi nhánh ở Cộng Hoà Liên Bang Đức, 01 chi nhánh ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào).

Trải qua 26 năm xây dựng và phát triển với phương châm ‘Nâng giá trị cuộc sống’, Ban lãnh đạo Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam cùng toàn thể cán bộ nhân viên nỗ lực tối đa nhằm nâng cao năng lực quản lý, kiến thức nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữđáp ứng các yêu cầu của hoạt động ngân hàng trong thời kỳ mới. Những năm vừa qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã vươn lên và luôn khẳng định mình là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

2.1.2 S mng

Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.

2.1.3 Tm nhìn

Đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn mực quốc tế.

2.1.4 Hot động huy động vn

“Huy động vốn là một trong các nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn của ngân hàng thương mại, thông qua việc ngân hàng nhận ký thác và quản lý các khoản tiền từ

khách hàng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng” (Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2012, trang 22).

Hoạt động huy động vốn có vai trò quan trọng trong việc quyết định quy mô và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam luôn chú trọng công tác huy động vốn để tạo nguồn phục vụ cho hoạt động cho vay và các hoạt động kinh doanh khác.

Bảng 2.1: Huy động vốn tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Đơn vị tính: tỷđồng

Năm 2010 2011 2012 2013

Huy động vốn từ nền kinh tế 339.000 420.212 460.000 510.600

Thị Phần 10,21% 11% 12% 19,17%

Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank 2010-2013

Trải qua một thời gian dài liên tục phấn đấu và phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã tạo được uy tín và lòng tin với khách hàng. Hệ thống mạng lưới các phòng giao dịch rộng khắp, dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng ân cần, chu đáo,…là nhân tố giúp cho hoạt

động huy động vốn của ngân hàng luôn tăng trưởng và phát triển ổn định. Bằng chứng là đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 339.000 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2009 và vượt 28% so với mục tiêu đặt ra. Trong đó, nguồn vốn huy

động từ dân cư và doanh nghiệp lần lượt chiếm 33% và 31% tổng nguồn vốn huy

động. Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành thành công 5.350 tỷ đồng trái phiếu kỳ

Năm 2011, lạm phát trong nền kinh tế tăng cao, về phía ngân hàng Nhà nước

đã ban hành nhiều chính sách nhằm hạ thấp lãi suất và ổn định tình hình kinh tế vĩ

mô như khống chế lãi suất trần huy động USD, điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng,… cùng với các diễn biến bất lợi trong nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, với sự năng động, sáng tạo, tận dụng mọi cơ hội và nguồn lực sẵn có, hoạt động huy động vốn của ngân hàng đã gặt hái nhiều thành công như: số dư

huy động (bao gồm vốn vay) năm 2011 đạt 420.212 tỷ đồng tăng 24% so với năm 2010 và đạt 103% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, nguồn vốn huy động VNĐ đạt 348.000 tỷ đồng, huy động vốn ngoại tệđạt 72.000 tỷđồng, thị phần huy động vốn từ nền kinh tếước đạt gần 11%.

Năm 2012, lãi suất trần huy động giảm từ 14% đầu năm xuống còn 8% cùng với diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn. So với năm 2011, hoạt động huy động vốn tăng 9,3% và đạt 107% so với mục tiêu đề ra. Song song với việc tăng trưởng về quy mô, chất lượng nguồn vốn huy động cũng được chú trọng theo hướng bền vững, nguồn vốn trung và dài hạn được cải thiện đáng kể. Nguồn vốn VNĐ chiếm tỷ trọng 81% tổng nguồn vốn, thị phần về nguồn vốn huy động chiếm 12% nguồn vốn toàn ngành. Trong năm 2012, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã được Finance Asia - một tạp chí uy tín hàng đầu của châu Á về tài chính – ngân hàng bình chọn là ngân hàng huy

động vốn hiệu quả nhất Việt Nam. Việc nhận được giải thưởng quý giá này xuất phát từ nhiều yếu tố như: sự tín nhiệm của các khách hàng, nhà đầu tư và việc phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế tháng 5/2012.

Năm 2013, Ngân hàng TMCP Công thương tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực. Cụ thể, nguồn vốn huy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động đạt 511.700 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động từ các Tổ chức kinh tế

tăng 21% và nguồn vốn từ dân cư tăng 27% so với năm 2012. Thị phần huy động vốn chiếm 19,17%.

2.1.5 Hot động tài tr xut khu

Hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một trong những hoạt động được ưu tiên về vốn và lãi suất. Cùng với chủ trương

đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã xây dựng được các chiến lược phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu phù hợp với tình hình thực tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể:

ưu tiên đáp ứng nguồn vốn để cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là trong thời điểm khan hiếm về vốn; thường xuyên cập nhật và đưa ra các sản phẩm dịch vụ

xuất khẩu mới, có chính sách lãi suất, tỷ giá, phí cạnh tranh.

Bảng 2.2: Doanh số hoạt động tài trợ xuất khẩu

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Doanh số thanh toán BCT xuất khẩu 6.640 12.550 14.690 16.970

Kim ngạch xuất khẩu cả nước 72.200 96.910 114.570 132.200

Doanh số chiết khấu BCT xuất khẩu 499 413 261 336

Thị phần hoạt động xuất khẩu (%) 9,20 12,95 12,82 12,84

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2010- 2013

Thời gian từ năm 2010 đến 2012 là giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nước bị khủng hoảng, tồn tại nhiều bất ổn nhưng tình hình chiết khấu chứng từ xuất khẩu và hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu trong hệ thông ngân hàng vẫn luôn tăng trưởng bền vững và đều đặn.

Năm 2010, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã phối hợp với tổ

chức SWIFT nâng cấp hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới đồng thời mở rộng hợp tác với các định chế tài chính để phát triển sản phẩm và khai thác vốn ngoại tệ. Kết quả

Doanh số chiết khấu bộ chứng từ đạt 499 triệu USD. Thị phần xuất khẩu chiếm 9,20% tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Năm 2011, nền kinh tế toàn cầu đối diện với nhiều khó khăn, Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, suy thoái kinh tế dai dẳng tại Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra trên diện rộng ở khu vực đồng Euro. Tình hình kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực và quyết tâm cao độ, kết thúc năm 2011 hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng đã có một số kết quảđáng khích lệ. Cụ thể, doanh số thanh toán xuất khẩu đã đạt hơn 12.550 triệu USD, tăng 89% so với 2010. Doanh số chiết khấu đạt 413 triệu USD. Thị phần xuất khẩu chiếm khoảng 12,95% so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Năm 2012, doanh số thanh toán xuất khẩu tăng đến 14.690 triệu USD (tăng 17,05% so với năm 2011). Doanh số chiết khấu có giảm nhẹ so với năm 2011 còn 261 triệu USD. Thị phần trong hoạt động xuất khẩu giảm không đáng kểđạt 12,82%.

Năm 2013, xuất khẩu cả nước tăng mạnh bất chấp khủng hoảng kinh tế thế

giới. Hoạt động xuất nhập khẩu trong năm có sự đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp FDI. Doanh số thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiếp tục tăng 15,48% so với năm 2012(đạt 16.970 triệu USD). Doanh chiết khấu tiếp tục tăng 28,74% so với năm 2012(đạt 336 triệu USD). Thị phần trong hoạt

động xuất khẩu tiếp tục được giữ vững đạt 12,84%.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 34 - 38)