Định hướng chung về hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 58 - 63)

TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.1 Định hướng chung về hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp FDI doanh nghiệp FDI

3.1.1 Chiến lược thu hút vn đầu tư FDI

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, với sự

thu hút tràn lan và thiếu chiến lược cụ thể như hiện nay thì hiệu quả và sức lan tỏa của FDI đối với nền kinh tế không cao; thậm chí còn bộc lộ nhiều mặt tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội.

Để việc thu hút nguồn vốn FDI mang lại hiệu quả và có những đóng góp tích cực đối với nền kinh tế đất nước, trong thời gian tới, Nhà Nước cần sửa đổi chính sách phân cấp quản lýđầu tư làm căn cứ cho các địa phương thu hút FDI đạt mục tiêu của mình gắn với lợi ích quốc gia. Đồng thời các cơ quan chức năng phải nỗ

lực không ngừng nghỉ trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp,

đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, xây dựng hệ thống kho bãi, cơ sở hạ

tầng giao thông,…

Trong giai đoạn sắp tới, việc thu hút FDI tại Việt Nam có nhiều thuận lợi do sựổn định của nền kinh tế vĩ mô. Về phía Chính phủđã ban hành nhiều văn bản về

việc tăng cường thu hút và cải thiện chất lượng dòng vốn FDI. Điều này sẽ giúp môi trường đầu tư thay đổi theo hướng tích cực đồng thời tạo tâm lý phấn khởi cho các nhà đầu tư. Trong thời gian qua, dòng vốn FDI từ các quốc gia như: Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc,… tiếp tục chảy vào Việt Nam và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn.

Tuy nhiên căn cứ theo tình hình thực tế, nguồn vốn FDI vào Việt Nam chưa bền vững vì còn phụ thuộc quá nhiều vào một vài dự án quy mô vốn lớn và phần lớn doanh nghiệp FDI xuất khẩu nhiều thì nhập khẩu cũng nhiều và chủ yếu hoạt

động sản xuất, kinh doanh dưới hình thức lắp ráp, gia công nên lợi ích mang lại cho nền kinh tế chưa cao.

Do vậy trong định hướng và chiến lược thu hút vốn FDI, về cơ cấu nên chú trọng thu hút nguồn vốn FDI vào khu vực công nghệ cao và khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, đẩy mạnh khai thác nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước, tạo nguồn ngoại tệđể phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3.1.2 Chiến lược xut khu ca Vit Nam

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, mở ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Vấn đề hoạch định chiến lược hướng về xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn do tình hình suy thoái kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, hoạt động xuất khẩu trong nước có thể vấp phải những khó khăn không thể dự báo trước. Trước tình hình diễn biến phức tạp như trên, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030” trong đó có một số nội dung quan trọng như sau:

“Định hướng chung

Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị

gia tăng xuất khẩu.

Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.

Định hướng phát triển ngành hàng

Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị giới hạn nguồn cung): Có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô; đầu

tư công nghệđể tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về

thị trường và giá cảđể tăng giá trị xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 11,2% năm 2010 xuống còn 4,4% vào năm 2020.

Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 21,2% năm 2010 xuống còn 13,5% vào năm 2020.

Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu): Phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 40,1% năm 2010 tăng lên 62,9% vào năm 2020.

Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu.

Định hướng tỷ trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 12% năm 2010 tăng lên 19,2% vào năm 2020.

Định hướng phát triển thị trường

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tếđể mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng;

tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA.

Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài.

Định hướng về cơ cấu thị trường đến năm 2020: châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương khoảng 4% và châu Phi khoảng 5%.”(Quyết định phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020 định hướng đến năm 2030, 2011).

3.1.3 Định hướng phát trin ca Ngân hàng TMCP Công thương Vit Nam trong hot động tài tr xut khu đối vi khách hàng doanh nghip FDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là khu vực kinh tế phát triển năng động nhất, có tỷ trọng đóng góp trong GDP tăng dần qua các năm.

Tiếp bước những thành công trong các năm qua, Ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nhấn mạnh: Định hướng của ngân hàng trong thời gian sắp tới là: “Đẩy mạnh tăng trưởng khách hàng doanh nghiệp FDI trên cả chiều rộng và chiều sâu tại các địa bàn trọng điểm, đa dạng hoá các lĩnh vực, tăng cường tiếp thị và nhận diện thương hiệu đối với khách hàng doanh nghiệp FDI”.

Nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp FDI, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam luôn chú trọng

đến công tác huy động vốn, cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn nhằm giảm thiểu tác động của thị trường, đẩy mạnh hoạt động tín dụng tương ứng với tiềm lực huy động vốn của ngân hàng và đảm bảo đáp ứng các quy định về an toàn vốn.

Để phục vụ các doanh nghiệp FDI tốt hơn, trong thời gian tới Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chú trọng thực hiện một số công tác sau:

Một là, đồng hành cùng doanh nghiệp FDI, đẩy mạnh triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất giúp doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn giá rẻ; tiết giảm hồ sơ, thủ tục không cần thiết trong quá trình cấp tín dụng, đảm bảo khách hàng có thể tiếp cận nguồn vốn vay trong thời gian nhanh nhất. Đối với những vướng mắc của khách hàng doanh nghiệp FDI tại từng phân khúc, từng ngành nghề các chi nhánh có nhiệm vụ tư vấn giúp các khách hàng lựa chọn được giải pháp tài chính phù hợp.

Trong năm 2014, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và đối tác chiến lược BTMU đã thống nhất hợp tác trên nhiều phương diện, trong đó tập trung phối hợp mở rộng cơ sở khách hàng Nhật Bản, nâng cao chuỗi dịch vụ tài chính của ngân hàng: triển khai lựa chọn các khu công nghiệp, khu chế xuất để lắp đặt máy ATM, đánh dấu sự hiện diện của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và làm tiền đề phát triển các dịch vụ khác; Phối hợp phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách hàng Nhật Bản lớn tại nhiều địa bàn; Thẩm định, bảo lãnh và xúc tiến hoạt

động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng FDI.

Hai là, tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng (đặc biệt là tín dụng ngắn hạn) đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng để đảm bảo tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững. Chú trọng tăng trưởng dư nợ đối với các khách hàng doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó tích cực tìm kiếm, khai thác các khách hàng FDI mới, có tiềm năng về quan hệ giao dịch tại các chi nhánh.

Ba là, đổi mới các phòng giao dịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hướng đến khách hàng, xem khách hàng là trung tâm, phục vụ tận tụy nhu cầu của khách hàng. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao nhất, tiện ích nhất của ngân hàng.

Hiện nay, Chi nhánh TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã thành lập 2 Sàn Giao dịch nhằm chuyên nghiệp hóa công tác phục vụ khách hàng nước ngoài, giúp khách hàng thoải mái khi giao dịch với ngân hàng. Không chỉ hướng đến xây dựng mô hình chăm sóc khách hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế, Sàn Giao dịch nước ngoài của

ngân hàng còn được phát triển thành một trung tâm giao dịch đa năng, không có rào cản về ngôn ngữ, phục vụ cả khách hàng doanh nghiệp FDI.

Bốn là, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị mạng lưới. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại các khu công nghiệp. Đặc biệt chú trọng phát triển, thu hút khách hàng mới, tiềm năng tại các địa bàn: TP. Hồ

Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vũng Tàu, Hải Dương.

Với sự chuyên nghiệp, tinh thần tôn trọng, hợp tác phát triển, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mong muốn trở thành người bạn đường tốt nhất, hỗ

trợ các khách hàng doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực xuất khẩu, xứng đáng là Ngân hàng Việt Nam hàng đầu phục vụ khách hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế, là trụ cột của ngành tài chính Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 58 - 63)