Nghiên cứu áp dụng và triển khai các hình thức tài trợ xuất khẩu mới có

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 79 - 81)

tính ứng dụng cao

Sn phm tài tr trước Xut khu:

Sản phẩm Trade Card

Trade Card là hình thức giao dịch thương mại điện tử ngày càng phổ biến, áp dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực dệt may. Phương thức thanh toán trong giao dịch Trade Card là phương thức chuyển tiền (T/T) thông qua ngân hàng

được chỉđịnh vào tài khoản của người xuất khẩu.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có thể ứng trước đối với các khoản phải thu trả chậm (thông thường dưới 90 ngày, có bảo lưu quyền truy đòi), dựa vào giao dịch xuất khẩu thực hiện trên hệ thống Tradecard bắt đầu từ các thời

điểm sau:

Từ khi hãng vận tải xác nhận việc giao hàng trên hệ thống Tradecard (tài trợ

tối đa 80% giá trị khoản phải thu).

Từ khi có Ủy quyền thanh toán của Bên nhập khẩu trên hệ thống Tradecard (tài trợ tối đa 90% giá trị khoản phải thu).

Điều kiện thực hiện

Các khoản phải thu phải được chuyển nhượng cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Phải đăng kí trong hệ thống Tradecard: Người hưởng tiền thanh toán đối với khoản phải thu là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tiền thanh toán được trả trực tiếp cho ngân hàng theo chỉ dẫn thanh toán trên điều khoản chuyển nhượng (đối với các khoản phải thu đã chuyển nhượng cho ngân hàng).

Tiền thanh toán cho khoản phải thu được dùng để thu nợ cho khoản ứng trước.

Thời hạn khoản ứng trước = thời gian đến hạn khoản phải thu + 15 ngày

Nhà xuất khẩu bán hàng theo phương thức trả chậm nhưng vẫn được ứng trước tiền để bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó chủ động trong việc lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính.

Giúp khách hàng xuất khẩu tiết kiệm thời gian theo dõi công nợ và chuyển việc thu nợ cho các chuyên gia của Ngân hàng để tập trung vào sản xuất, kinh doanh.

Sản phẩm tài trợ theo chuỗi cung ứng Supply Chain Finance (SCF)

Tài trợ chuỗi cung cấp (SCF) là giải pháp bắt nguồn từ nhu cầu của người mua, theo đó ngân hàng sẽ tài trợ cho các nhà cung cấp chuyên bán hàng cho khách hàng của ngân hàng bằng cách mua chiết khấu khoản phải thu theo phương thức thanh toán tài khoản mở (Open Account).

Lợi ích của SCF đem lại cho Nhà cung cấp

Cung cấp thêm nguồn thanh khoản bổ sung: ngân hàng tài trợ dựa trên xếp hạng tín dụng của Người mua và cung cấp các giải pháp chiết khấu các khoản phải thu. Nhà cung cấp thay vì phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao thì họ có thểứng trước các khoản phải thu của mình với lãi suất hấp dẫn hơn.

Tăng nguồn vốn lưu động: làm tăng dòng tiền của Nhà cung cấp, giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc thu hồi các khoản phải thu.

Cải thiện sự minh bạch thanh toán : đảm bảo tính chắc chắn của các khoản phải thu đồng thời giúp kiểm soát hoàn toàn về thời gian thanh toán.

Sản phẩm Trade Service Utility

TSU là một sáng kiến ngân hàng do tổ chức SWIFT đưa ra nhằm hỗ trợ việc khớp các dữ liệu và thời gian thanh toán trong các giao dịch thanh toán quốc tế. Theo như cấu trúc của TSU, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có khả năng tài trợ cho bên xuất khẩu sau khi có thông báo dự kiến thanh toán (Notice of Intend to Pay) từ TSU.

Việc sử dụng TSU trong hoạt động xuất khẩu còn chưa được phổ biến rộng rãi, trong thời gian tới ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)