Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng (CIC) theo hướng bổ sung và cập nhật các thông tin chi tiết hơn về tình hình tài chính công ty mẹ, tình hình ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp FDI,….
Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác điều hành chính sách tiền tệ
giảm thiểu tác động của lạm phát và biến động tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát về lãi suất huy
động, cho vay tại các ngân hàng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ngoài ra, ngân hàng Nhà Nước và VAMC cũng cần phải phối hợp thực hiện tốt công tác giám sát và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại để khơi thông hoạt động tín dụng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ việc phân tích các nhân tốảnh hưởng và thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, tác giảđã đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp này trong Chương 3.
Tác giả đã xây dựng các nhóm giải pháp về huy động vốn, giải pháp về
Marketing, giải pháp về xây dựng nguồn nhân lực, giải pháp nghiên cứu và phát triển sản phẩm cùng một số kiến nghị với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước nhằm phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
KẾT LUẬN
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện môi trường và thể chế hoạt động, công tác quản trị, bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,.... Thực hiện tầm nhìn đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế.
Trong thời gian qua, hoạt động tài trợ xuất khẩu đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu quốc gia, đem lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần thực hiện chiến lược “hướng về xuất khẩu”. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ngày càng mở rộng về quy mô. Việc tìm ra các giải pháp
đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một yêu cầu vô cùng cấp thiết.
Tăng cường mở rộng thị phần trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp FDI là một trong những mục tiêu quan trọng của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, hoạt động này còn rất nhiều tồn tại cần khắc phục.
Chương 1 của luận văn đã giới thiệu những cơ sở lý luận chung về doanh nghiệp FDI, hoạt động tài trợ xuất khẩu và các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại. Dựa vào cơ sở lý luận của Chương 1, tác giả tiến hành phân tích thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ở Chương 2 và từ đó đề xuất các giải phát nhằm đẩy mạnh hoạt động này trong Chương 3.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và kiến thức, luận văn vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như khung thời gian nghiên cứu chưa đủ 5 năm, chưa xây dựng
được bộ chỉ tiêu để đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI. Đề nghị các nghiên cứu sau tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt:
1. Đinh Xuân Trình, 2006. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Hà Nội: nhà xuất bản Thống Kê.
2. Ðỗ Linh Hiệp, Hoàng Trung Bửu, 2002. Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ
xuất nhập khẩu. Hà Nội: nhà xuất bản Thống Kê.
3. Lê Văn Tư, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, Hà Nội: nhà xuất bản Thanh niên.
4. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, 2002. Tín dụng xuất nhập khẩu, Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, Hà Nội: nhà xuất bản Thống Kê.
5. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương, 2004.
Tiền tệ - Ngân hàng. TP. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Thống Kê.
6. Nguyễn Đăng Dờn, 2003. Tín dụng – Ngân hàng (Tiền tệ - Ngân hàng II) . TP. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Thống Kê.
7. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại. TP. Hồ
Chí Minh: nhà xuất bản Thống Kê.
8. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại. TP. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Thống Kê.
9. Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính phủ : “Về định hướng nâng cao hiệu quả
thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới”. Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2013.
10. Phạm Thị Nhàn, 2008. Phát triển tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2011.
12. Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc, 2012. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. TP. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Kinh Tế.
13. Trầm Thị Xuân Hương, 2010. Thanh toán quốc tế. TP. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Kinh Tế.
14. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định, 2012. Tài chính quốc tế. TP. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Kinh tế.
15. Trần Hoàng Ngân và cộng sự, 2009. Giáotrình thanh toán quốc tế. TP. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Thống Kê.
16. Trịnh Quang Tuấn, 2005. “Quy định về nghiệp vụ Bao thanh toán (Factoring) trong luật quốc tế”, Tạp chí thị trường tài chính (Số 1.4.2005)
Danh mục tài liệu tiếng Anh:
17. Bill of Exchange Act, 1882. United Kingdom. 18. General Rules for International factoring, 2007.
19. International Monetary Fund, 1993. Balance of Payments Manual Fifth Edition (BPM5), Washington D.C.
20. International Monetary Fund, 1993. IMF’s Fifth edition of the Balance of Payments Manual (BPM5): Fifth edition.
21. International Monetary Fund, 2014. Issues Paper (DITEG) #20 Definition of Foreign Direct Investment (FDI) Terms.
22. OECD, 2008. OECD Benchmark Definition of Foreign Direct Investment Fourth Edition.
23. OECD, 2008. OECD Detailed Benchmark Definition of Foreign Direct Investment.
24. OECD, 2008. OECD Factbook 2013 “Economic, Enviromental and Social Statistics”.
25. Organisation for Economic Co-operation and Development, 1996. Detailed Benchmark Definition of Foreign Direct Investment: Third Edition (BD3), Paris. 26. Unidroit convention on International Factoring Ottawa, 1988. Canada: Ottawa WTO, 9/10/1996. “Trade and foreign direct investment” WTO Press/57.