Cơ cấu tài trợ theo hình thức chiết khấu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 49 - 50)

Cùng với việc không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ, cải tiến quy trình chiết khấu. Các doanh nghiệp sau khi xuất khẩu hàng hóa và xuất trình bộ

chứng từ tại ngân hàng đều có thểđược cấp một khoản tín dụng thông qua việc thực hiện chiết khấu BCT xuất khẩu. Về phương thức chiết khấu, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đang áp dụng nhiều phương thức chiết khấu đa dạng như

chiết khấu theo hình thức T/T, D/P, L/C,… Bên cạnh đó ngân hàng còn nghiên cứu và triển khai nhiều phương thức tài trợ xuất khẩu khác phục vụ nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng, từng ngành nghề kinh doanh.

Bảng 2.7: Dư nợ chiết khấu chứng từ hàng xuất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số thanh toán

BCT xuất khẩu 6.640 12.550 14.690 16.960

Dư nợ chiết khấu BCT

xuất khẩu 499 413 261 336

Dư nợ chiết khấu

doanh nghiệp FDI 15 13 9 12

Tỷ trọng 3,05% 3,21% 3,52% 3,57%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2010- 2013

Doanh số chiết khấu trong hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI đều tăng qua các năm. Năm 2010, doanh số thanh toán đạt 6.640 triệu USD tăng 26% so với năm 2009, trong năm 2011 con số này tăng lên 12.550 triệu USD

và giảm nhẹ trong năm 2012. Thị phần trong hoạt động xuất khẩu của ngân hàng

được giữ vững và tăng trưởng qua các năm.

Hoạt động chiết khấu là một trong những hình thức tài trợ khá an toàn, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Cùng với việc tập trung và chuyên môn hóa hoạt

động xử lý tập trung các giao dịch thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tại Sở

Giao Dịch, việc xử lý các giao dịch được chuyên môn hóa sâu, tiết kiệm thời gian,

đây là một lợi thế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp khách hàng có nhu cầu chiết khấu nhưng quy trình tín dụng và quy trình chiết khấu hiện tại còn nhiều ràng buộc mà khách hàng chưa đáp ứng đầy đủ nên việc chiết khấu gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp đó, khách hàng thường mang bộ chứng từ xuất trình và chiết khấu tại ngân hàng khác. Mặc khác, các doanh nghiệp FDI thường mua bán với các khách hàng uy tín với doanh số lớn và nguồn tiền thanh toán thường đúng hạn nên doanh nghiệp có thể chủđộng hoạch định được nguồn tiền trong tương lai, phát sinh rất ít nhu cầu chiết khấu. Nguồn vốn huy động VNĐ và ngoại tệ còn nhiều hạn chế do tình hình vĩ mô chưa ổn định. Những nguyên nhân trên có thể lý giải một phần nào sự sụt giảm doanh số chiết khấu trong năm 2012.

Năm 2013, doanh số thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tăng 15,45% so với năm 2012. Trong năm 2013, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã bước đầu xây dựng được lòng tin và sự tín nhiệm của các doanh nghiệp FDI, hoạt động chiết khấu bộ chứng từ ở

phân khúc khách hàng này có nhiều triển vọng phát triển trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 49 - 50)