Đánh giá hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp FD

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 52 - 56)

tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.4.1 Các yếu t khách quan

2.4.1.1 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

• Những thành tựu đạt được

Về nhân tố kinh tế, nền kinh tế vĩ mô của nước ta đã cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Nền kinh tế

quốc gia đã có những bước hồi phục đáng kể. Vốn FDI đăng ký mới và thực hiện năm sau cao hơn năm trước.

Về nhân tố chính trị, pháp luật và xã hội: các Bộ ngành và các đơn vị có liên quan đang đẩy mạnh triển khai cải cách thủ tục hành chính về thuế, thủ tục hải quan, tiến hành tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, có các cơ chế hỗ trợ để các doanh nghiệp FDI yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn một số khó khăn còn tồn tại như: các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc tăng trưởng chậm chạp và không ổn định. Do đó, tình hình xuất khẩu hàng hoá đến các thị trường này có những khó khăn nhất định. Tình hình thanh toán trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá bị gián đoạn do suy thoái kinh tế. Một số nhà nhập khẩu nước ngoài chay lì trong việc thanh toán. Các hoạt động lừa đảo ngày càng tinh vi và diễn biến phức tạp.

Một số quốc gia bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước bằng việc áp dụng các hình thức về hạn ngạch, áp dụng các loại thuế chống phá giá, tăng cường các tiêu chuẩn kỹ thuật,.... để hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩu.

Thị phần của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu liên tục bị cạnh tranh và giành giật bởi ba lực lượng: Ngân hàng thương mại quốc doanh, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các Ngân hàng TMCP.

Khó khăn về nhân tố chính trị, pháp luật và xã hội: mặc dù Các Bộ ngành và các đơn vị liên quan đã quán triệt và triển khai nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách

nhưng các doanh nghiệp FDI hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc thực hiện các thủ tục hải quan, thủ tục thuế xuất nhập khẩu. Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp chưa cập nhật kịp thời những văn bản hành chính mới ban hành nên

đã ảnh hưởng tới quá trình thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu.

2.4.1.2 Chính sách xuất khẩu của Nhà nước

Chính phủđã phê duyệt “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030” nhằm tạo tiền đề cho việc phát triển và tái cơ cấu hoạt động xuất khẩu quốc gia. Trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu như: chính sách ưu

đãi thuếđối với hàng xuất khẩu, ổn định tỷ giá hối đoái, xây dựng chính sách đầu tư đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, đẩy mạnh triển khai các hoạt

động xúc tiến đầu tư,....

Bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn còn tồn tại như sau: tỷ giá hối đoái, lãi suất, cung cầu thị trường diễn biến phức tạp và chưa ổn định. Các gói hỗ trợ và kích cầu nền kinh tế chưa phát huy được hiệu quả trong tức thời.

Các ngành hàng có tỷ lệ tăng trưởng cao như dầu thô, điện thoại và linh kiện

điện tử…thì thị phần nằm chủ yếu tại các doanh nghiệp FDI (Ví dụ: Samsung giữ

90% thị phần nhập khẩu linh kiện và sản xuất điện thoại, chỉ giao dịch với ngân hàng Hàn Quốc) hoặc đối với các ngành khác thì thực hiện theo các chương trình của Chính phủ và được chỉ định giao dịch qua một số ngân hàng cố định (dầu thô

được chỉđịnh thực hiện giao dịch qua VietcomBank, OceanBank).

2.4.2 Các yếu t thuc v Ngân hàng

2.4.2.1 Chính sách tín dụng

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng lớn, uy tín đối với thị trường tài chính trong và ngoài nước. Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng đã và đang lớn mạnh từng ngày. Hoạt

động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.

Ngân hàng đã tiến hành phân loại và xây dựng các chính sách tín dụng chuyên biệt ứng với từng loại hình doanh nghiệp FDI nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc cấp tín dụng.

Tuy nhiên, thủ tục cấp tín dụng hiện nay còn khá rườm rà, trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn đánh giá, thời gian thẩm định và cấp tín dụng chưa kịp thời.

Điều này làm cho các khách hàng doanh nghiệp FDI rất ái ngại khi quan hệ tín dụng với ngân hàng, làm giảm sút năng lực trong cạnh tranh.

Các điều kiện về sản phẩm dịch vụ, nhân sự, quy trình,…cho đối tượng khách hàng này vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện và cần thêm thời gian để triển khai.

Việc thẩm định tình hình tài chính của các doanh nghiệp FDI đòi hỏi phải thu thập được các thông tin về tình hình tài chính của công ty mẹ, công ty con, các khách hàng liên quan,…. những thông tin này thường rất khó thu thập và độ tin cậy không cao. Do đó, vấn đề này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định và quyết định tài trợ của ngân hàng. Các báo cáo tài chính và các thông tin liên quan

đều do khách hàng cung cấp, đa phần các báo cáo tài chính chưa qua kiểm toán, nếu khách hàng cố ý lừa đảo, cung cấp các số liệu không chính xác sẽ làm cho việc thẩm định bị sai lệch.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng trên máy tính chỉ chấm và phân tích được các chỉ tiêu tài chính, còn một số chỉ tiêu phi tài chính chương trình hiện tại vẫn chưa đánh giá được đầy đủ. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc xem xét và đưa ra các quyết định tài trợ vì nó thể hiện sự tác động của các yếu tố

bên ngoài đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, triển vọng phát triển trong tương lai.

Các quy trình, quy định hiện tại còn chưa hoàn chỉnh, một số nội dung chưa cập nhật kịp thời với tình hình thực tế.

Hiện tại, hoạt động tài trợ xuất khẩu vẫn còn lệ thuộc chủ yếu vào các khách hàng truyền thống. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đang thực hiện tiếp thị hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư ít nhất là

10 triệu USD, riêng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư khiêm tốn hơn thì ngân hàng bước đầu chỉ thực hiện tiếp thị các sản phẩm huy động vốn, thẻ, thu chi hộ,…sau khi xem xét thận trọng thì mới quyết định tài trợ theo tình hình hoạt động thực tế.

2.4.2.2 Chính sách lãi suất

Với các doanh nghiệp FDI đang quan hệ tín dụng tại ngân hàng đồng thời có nguồn thu ngoại tệ lớn, ngân hàng đã xây dựng các cơ chếưu đãi về lãi suất, phí,…

Trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thực hiện các biện pháp tiếp cận phân khúc khách hàng doanh nghiệp FDI nhưng thực tế

có ít doanh nghiệp FDI đặt vấn đề vay với ngân hàng. Lý do là các doanh nghiệp FDI thường vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài mà công ty mẹ của họđã có quan hệ và lãi suất vay ngoại tệ của các ngân hàng này thì thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của nhiều ngân hàng Việt Nam.

Hoạt động huy động vốn tuy có tăng trưởng qua các năm nhưng phần lớn nguồn vốn đến từ khu vực dân cư, kỳ hạn ngắn, tính ổn định không cao. Thêm vào

đó, nguồn vốn ngoại tệ huy động hiện tại chưa đủ lớn để đáp ứng đầy đủ các hoạt

động thanh toán quốc tế, giá cả mua và bán ngoại tệ chưa hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Chi phí đầu vào và các chi phí liên quan đến hoạt động huy động vốn còn cao dẫn đến lãi suất cho vay chưa cạnh tranh. Lãi suất đầu ra thường xuyên biến

động theo diễn biến của thị trường trong khi đó, các doanh nghiệp FDI đòi hỏi lãi suất phải ổn định.

Các chương trình ưu đãi về lãi suất và phí chỉ áp dụng đối với một số khách hàng lớn, chưa được nhân rộng đối với các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.4.2.3 Chính sách đảm bảo tín dụng

Nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và định giá tài sản bảo đảm trong hệ

thống ngân hàng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank AMC) được thành lập vào tháng 7/2000. Công ty thực hiện các nghiệp vụ như: tiếp nhận và xử

hợp, giới thiệu thông tin khoản nợ, tài sản cần xử lý để chào bán, môi giới,.... góp phần vào việc xử lý nợ, xử lý tài sản cho các Chi nhánh trong hệ thống ngân hàng và khách hàng.

Tuy nhiên, chính sách đảm bảo tín dụng tại ngân hàng vẫn còn một số bất cập như: việc thẩm định các điều kiện để quyết định cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hiện nay đang áp dụng giống như

các sản phẩm cho vay thông thường, trong khi các giao dịch tài trợ thương mại luôn gắn với việc quản trị dòng tiền và dòng luân chuyển hàng hóa, bản thân nó đã tự tạo ra thanh khoản để bù đắp rủi ro. Do vậy, rủi ro gắn với các sản phẩm tài trợ thương mại luôn thấp hơn các sản phẩm cho vay thông thường. Điều này vô tình đã tạo ra nút thắt, gây hạn chế trong hoạt động tài trợ thương mại.

Công tác thẩm định và cấp giới hạn tín dụng đối với các doanh nghiệp FDI còn nhiều vướng mắc đặc biệt là về tài sản đảm bảo (phần lớn đất đai, nhà xưởng

đều thuê mướn hoặc thậm chí không có tài sản bảo đảm), ngân hàng chưa có quy trình tín dụng chuyên biệt đối với loại hình doanh nghiệp này. Việc áp dụng các phương pháp đánh giá và xếp hạng hiện tại chưa phản ánh đúng thực chất hoạt động của các doanh nghiệp FDI.

2.4.3 Các yếu t thuc v doanh nghip

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)