Nâng cao chất lượng thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh, chất

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 72 - 73)

lượng tín dụng đối với hoạt động tài trợ xuất khẩu

Công tác thẩm định đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cấp tín dụng và góp phần giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Nếu thực hiện tốt công tác thẩm định, ngân hàng có thể sàng lọc và phân loại

được khách hàng ngay từ giai đoạn đầu của quá trình cấp tín dụng, tránh việc tài trợ

cho các phương án không khả thi, kém hiệu quả. Thông qua hoạt động thẩm định và thu thập thông tin thực tế, ngân hàng sẽ dùng các số liệu này, tổng hợp, xử lý, phân tích trên cơ sở các kịch bản giảđịnh từđó đưa ra các quyết định quan trọng. Trong công tác thẩm định, ngân hàng phải chú trọng xem xét các yếu tố như:

Về năng lực pháp lý của khách hàng: thể hiện ở các quyết định thành lập doanh nghiệp, năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp, …có đáp ứng đầy đủ

theo các quy định Pháp luật hiện hành và quy định nội bộ của ngân hàng.

Về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng: phải kể đến các yếu tố về

ngành nghề kinh doanh, thị trường và thị phần của doanh nghiệp xuất khẩu, …Nếu hoạt động kinh doanh và môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi thì ngân hàng sẽ

xem xét cấp tín dụng.

Các điều kiện về thị trường xuất khẩu: là thị trường truyền thống, có uy tín của khách hàng, không nằm trong danh sách cấm vận, khu vực có chiến tranh hoặc bất ổn chính trị.

Điều kiện về hàng hóa xuất khẩu: phù hợp ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của khách hàng, không thuộc danh mục cấm/hạn chế xuất khẩu hoặc không thuộc danh mục cấm/hạn chế nhập khẩu của quốc gia

người nhập khẩu, đạt tiêu chuẩn nhập vào của quốc gia bên nhập khẩu(nếu quốc gia nhà nhập khẩu có công bố các tiêu chuẩn nhập khẩu hàng).

Các điều kiện về người chuyên chở hàng hóa, điều khoản thanh toán theo hợp đồng, L/C, Tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu đã được Bộ phận giám sát hàng hóa cơ quan hải quan xác nhận đã qua khu vực giám sát,…

Khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương: nguồn nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm đầu ra, tiến độ thực hiện, kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu, hàng hóa có được giao đúng số lượng, chủng loại, quy cách,… đáp ứng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn và giảm thiểu các tranh chấp.

Uy tín của nhà nhập khẩu: nhà nhập khẩu có quan hệ với các doanh nghiệp nào qua hệ thống ngân hàng, số lần giao dịch, uy tín trong thanh toán, thiện chí khi xảy ra tranh chấp,…

Tài sản bảo đảm: ngoài tài sản bảo đảm là chính bộ chứng từ xuất trình tại ngân hàng, khách hàng cần phải có các tài sản khác có tính thanh khoản cao, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

Ngoài việc xem xét các yếu tố kể trên, ngân hàng và cán bộ trực tiếp quản lý

khách hàng phải hiểu rõ khách hàng của mình, xây dựng phương án tài trợ phù hợp với khả năng và nhu cầu của khách hàng, tăng cường các biện pháp giám sát việc sử

dụng vốn, theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng đảm bảo khách hàng thanh toán đúng hạn, hạn chế thấp nhất khả năng phát sinh nợ xấu tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)