• Sản phẩm UPAS LC (Usance Payable At Sight Letter of Credit)
Thực hiện chỉ đạo của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc huy động vốn ngoại tệ và đa dạng hóa các sản phẩm tài trợ thương mại, Sở giao dịch ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để phát triển sản phẩm LC trả chậm, thanh toán trả ngay (UPAS LC).
Nguyên tắc cơ bản của UPAS LC: thời hạn LC là trả chậm, tuy nhiên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (ngân hàng phát hành LC) chỉ thị Ngân hàng tài trợ thanh toán trả ngay cho người hưởng LC khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ. Người hưởng LC (nhà xuất khẩu) sẽ được thanh toán trả ngay, trong khi đó người yêu cầu mở LC và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được trả chậm vào ngày đến hạn hối phiếu. Theo đó, ngân hàng phát hành LC sẽ phải trả lãi cho ngân
hàng tài trợ đồng thời người yêu cầu mở LC phải trả lãi cho ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cho thời hạn trả chậm đó.
Như vậy đối với sản phẩm UPAS LC ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có thể tận dụng được tối đa hạn mức của Ngân hàng đại lý dành cho ngân hàng mình để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, đa dạng hóa các sản phẩm hợp tác với các ngân hàng quốc tế. Đồng thời lãi suất phải trả cho các ngân hàng tài trợ rất hợp lý (VD: Lãi suất 6 tháng khoảng 2,4 đến 2,5%/năm, thời hạn 3 tháng khoảng 2,0%/năm).
• Sản phẩm LC discounting (Forfaiting)
Nhằm đẩy mạnh hoạt động chiết khấu chứng từ LC xuất khẩu trong hệ
thống, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các ngân hàng đại lý; theo đó ngân hàng đại lý sẽ tái chiết khấu bộ chứng từ LC xuất khẩu đã được ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thực hiện chiết khấu. Qua chương trình hợp tác này, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ huy
động được nguồn vốn lãi suất hợp lý để hỗ trợ hoạt động chiết khấu chứng từ LC xuất khẩu, đảm bảo tính cạnh tranh về lãi suất trên thị trường.
Về thủ tục chiết khấu: đơn giản như giao dịch chiết khấu LC xuất khẩu trả
chậm thông thường. Khách hàng được hưởng lãi suất chiết khấu ưu đãi dựa trên mức lãi suất hợp lý mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam huy động từ ngân hàng đại lý.
Điều kiện để tham gia chương trình này là bộ chứng từ xuất trình theo LC trả
chậm từ 30 đến 360 ngày. Chi nhánh và khách hàng xuất khẩu phải có thỏa thuận về
việc chuyển nhượng quyền hưởng lợi từ bộ chứng từ. • Sản phẩm ECA (Export Credit Agencies)
ECA là tổ chức được thành lập bởi Chính Phủ của một quốc gia cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại dưới hình thức bảo lãnh, bảo hiểm hoặc cho vay với vai trò là tổ chức trung gian giữa Chính Phủ và các nhà xuất khẩu để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu.
Mục tiêu chính của ECA: hỗ trợ xuất khẩu bằng việc bảo đảm các rủi ro thanh toán cho người xuất khẩu, bảo đảm rủi ro chính trị, rủi ro thương mại liên quan đến hợp đồng xuất khẩu, tài trợ cho ngân hàng và khách hàng nhập khẩu.
ECA cung cấp dịch vụ tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua các khoản vốn có thời hạn ngắn (dưới 2 năm). Trong trường hợp tài trợ xuất khẩu, khoản vốn ngắn hạn được cung ứng trực tiếp cho nhà xuất khẩu hoặc ngân hàng trung gian.
Thông qua bảo hiểm/bảo lãnh của ECA, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có thể được các ngân hàng nước ngoài cho vay với các điều kiện ưu đãi hơn như: thời hạn tài trợ dài (có thể lên đến 10 năm), các ngân hàng tài trợ có thể cấp cho ngân hàng hạn mức tối đa (tới hàng trăm triệu USD). Lãi suất cạnh tranh, hợp lý hơn lãi suất dài hạn thông thường.
Tại Việt Nam, hiện tại vẫn chưa có sự hiện diện của một ECA hoàn chỉnh mà mới chỉ triển khai thí điểm hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Dự kiến, Việt Nam sẽ tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lên 3%.
Việc có ECA sẽđem lại những lợi ích rất lớn, không chỉ cho nhà xuất khẩu mà còn cho quốc gia xuất khẩu. Nhà xuất khẩu sẽ được bảo vệ tài chính trong trường hợp nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán, phá sản hoặc do bất ổn chính trị tại quốc gia nhập khẩu, gia tăng năng lực tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức tài chính.