Chỉ tiêu phân tích tài chính dùng trong phân tích đánh giá hiệu quả tà

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Tắt Ngoẵng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 42)

tài chính - kinh tế của dự án đầu tư. 2.4.1.Phân tích tài chính - kinh tế

- Phân tích tài chính và kinh tế thực chất là 2 phương pháp phân tích chi phí và hiệu quả của dự án.

- Phân tích tài chính: Khi phân tích tài chính, người ta tập trung chủ yếu vào việc phân tích giá cả, dòng lưu thông tiền tệ và khả năng huy động cũng như đảm bảo vốn cho dự án, liên quan đến chủ đầu tư, chủ dự án.

- Phân tích kinh tế: là phân tích tài chính khi kể đến toàn bộ các chi phí và lợi ích của dự án mang lại có kể đến xã hội và môi trường, mặc dù ảnh hưởng đến mội trường và xã hội không được phán ánh cụ thể trên thị trường. Do đó phân tích kinh tế còn được gọi là phân tích chi phí – lợi ích, cũng đánh giá các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C như phân tích tài chính. Các chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở dòng tiền của dự án. Theo quyết định 2014/QĐ-BCN hệ số chiết khấu trong phân tích kinh tế là ik=10%.

2.4.2.Các chỉ tiêu và phương pháp tính.

Khi mặt bằng tính toán và hệ số chiết khấu đã được xác đinh, người ta sẽ tính toán như chỉ tiêu để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án của dự án. Những chỉ tiêu hay được sử dụng là: Giá trị lợi nhuận ròng hiện tại của dự án (NPV). Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR) và tỷ suất lợi ích/chi phí (B/C ). Công thức tính toán ba chỉ tiêu này như sau:

2.4.2.1.Giá trị quy về hiện tại (PV- Present Value)

Giá trị quy về hiện tại và lợi nhuận ròng quy về hiện tại là nhưng chỉ tiêu hay được xem xét. Giá trị của lượng tiền (chi phí hay thu nhập) tại năm thứ t quy về hiện tại năm thứ t=1 được tính như sau:

(2.11)

2.4.2.2. Lợi nhuận ròng quy về hiện tại (NPV – Net Present Value) rất hay được sử dụng.

( ) ( ) ∑ = + − = n t t t t r C B NPV 0 1 (2.12)

Tiêu chuẩn đánh giá:

Nếu NPV >=0, quyết định đầu tư Nếu NPV < 0, không đầuđầu tư

Hệ số chiết khấu càng cao, giá trị hiện tại ròng càng giảm.

Cùng một mức sinh lời mong đợi, giữa hai dự án thì chọn dự án có NPV cao hơn

2.4.2.3. Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR –internal Rate of Renturn)

Hệ số hoàn vốn nội tại IRR được định nghĩa là hế số mà qua đó giá trị hiện tại của chi phí và lợi ích là bằng nhau. IRR có thể được tính đúng dần từ công thức: ( ) (1 ) 0 0 = + − ∑ = n t t t t IRR C B (2.13)

Việc tính toán IRR có phần phức tạp hơn tính hiện giá ròng của dự án bởi vì trong công thức tính NPV, IRR là một ẩn số phải tìm nằm ở dưới mẫu số và đây lại là một hàm số mũ. Một số phương pháp được sử dụng để tính IRR có thể.

- Tính NPV với các suất chiết khấu khác nhau. Vẽ đồ thị NPV, đường đồ thị NPV cắt trục hoành tại điểm r*, suất chiết khấu này xấp xỉ bằng với IRR thực của dự án.

- Sử dụng phương pháp sai số (phương pháp nội suy):

(2.14)

r1 tương ứng cho NPV1> 0 r2tươngứngchoNPV2<0

Tiêu chuẩn đánh giá dự theo IRR:

Dự án khả thi khi có IRR>MARR, trong đó MARR là suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư mong đợi hay lãi suất vay vốn để thực hiện dự án.

Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C) ∑ ∑ = = + + = n t t t n t t t r C r B C B 0 0 ) 1 ( ) 1 ( (2.15)

Khi tính B/C lợi ích được xem là tỉ số giữa giá trị tương đương của lợi ích và chi phí của dự án xét trên cùng một thời kỳ phân tích.

( ) 2 1 1 1 2 1 NPV NPV NPV r r r IRR + − + = Sơ đồ Hình 2.1: xác định IRR Đồ thịxác định IRR Suất chiết khấu -400 -200 200 4000 800 1 300 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% N PV

Tiêu chuẩn đánh giá dự án: Dự án khả thi khi B/C ≥ 1

Trong các công thức (2.11) đến (2.15) các ký hiệu có ý nghĩa như sau: V: giá trị tại năm thứ t nào đó

r : Hệ số chiết khấu.

n : Số năm tính toán trên trục thời gian.

t : thời điểm tính toán, thường là cuối các năm , t =0,1,2,3…n Bt: Tổng thu nhập của dự án trong năm thứ t

Ct : tổng chi phí của dự án trong năm thứ t.

Các công thưc trên đúng với giả thiết cho rằng các khỏan chi phí hay thu nhập cuả dự án trong năm được coi như chi phí hay thu nhập một lần vào cuối năm đó.

Ngoài ra hầu hết các dự án hầu như phải vay vốn từ các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Vì vậy các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng cũng sẽ tính đến tỷ lệ an toàn nợ vay trong khoảng thời gian vay nợ nhằm đánh giá tính an toàn trả nợ của dự án.

Tỷ lệ an toàn nợ vay được tính bằng tổng tiền mặt được phép sử dụng để trả nợ/trên tổng nợ phải dự án phải trả

Tiêu chuẩn đánh giá: tỷ lệ an toàn trả nợ vay lớn hơn 1 được xem như có khả năng trả nợ.

2.4.2.4. Mối quan hệ giữa, NPV, IRR và B/C

Ba chỉ tiêu trên có quan hệ khăng khít với nhau như sau:

NPV IRR B/C

Nếu NPV<0 Thì IRR <r Và B/C <1

Nếu NPV=0 Thì IRR =r Và B/C =1

Nói chung nếu NPV, IRR vàB/C càng lớn thì dự án đầu tư càng hấp dẫn, tuy nhiên khi so sánh lựa chọn phương án thì cần lưu ý những điểm sau:

Khi lập dự án và phân tích đánh giá hiệu quả của dự án cần đảm bảo tính khách quan trong quá trình tính toán. Vì quá trình tính toán diễn ra phức tạp với sự tham gia chủ thể, cho nên rất dễ thiếu tính khách quan. Để đảm bảo được điều này, trước khi tính toán cho các phương án cần phải thiết lập nên một hệ thống các giả thiết cũng như mặt bằng và khung thời gian tính toán được áp dụng cho tất cả các phương án tham gia so chọn.

2.4.2.5. Thời gian hoàn vốn(Thv)

Thời gian hoàn vốn của một dự án đầu tư nói chung và của dự án thủy điện nói riêng là một chỉ tiêu quan trọng nói lên hiệu quả đầu tư. Nếu coi tổng chi phí lũy tiến theo thời gian của dự án là đường C∑ = f(t) và đường tổng thu nhập lũy tiến theo thời gian là đường B∑ = f(t) nêu trong hình (hình 2-2). Tại giao điểm của hai đường này sẽ cho ta khoảng thời gian cần thiết (Thv) để tổng thu nhập đúng bằng với tổng chi phí. Thời gian (Thv) được gọi là thời gian hoàn vốn. Nói chung thời gian hoàn vốn của công trình thủy điện được tính chẵn năm hoặc chẵn nửa năm và tính cả thời gian thi công xây dụng.

D oa nh ht u B∑ = f(t) P Sản lượng ĐHV A 0 Vùng lỗ Vùng lãi C∑ = f(t)

Sơ đồ Hình 2.2: đồ thi điểm hòa

Từ những đặc điểm của các dự án thủy điện như: công suất nhỏ, phân bố rải rác tại các vùng núi, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, địa hình dẫn đến chi phí đầu tư xây dựng và các chi phí quản lý vận hành, duy tu sửa chữa cao.

Khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng: Có nguồn tín dụng từ các tổ chức tài chính quốc tế nhưng ở mức hạn chế và được cấp trên cơ sở tính khả thi nhiều mặt của dự án.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả dự án. dự án.

2.5.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

2.5.1.1.Cơ chế chính sách

Đối với dự án thuỷ điện vừa và nhỏ trong thời gian qua sự ảnh hưởng của cơ chế, chính sách chủ yếu là do:

- Sự thay đổi trong thẩm quyền phê duyệt dự án: Ban đầu do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) quyết định, sau này được phân cấp cho các Sở ban ngành của tỉnh, trong giai đoạn đầu cán bộ các Sở ban ngành còn bỡ ngỡ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc thẩm định dự án còn bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

- Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ do Sở công nghiệp các tỉnh lập trình Bộ công thương phê duyệt chưa kip thời. Ngay ở địa phương có nguồn thủy năng lớn, Sở Công nghiệp có quy hoạch 10-20 năm; hay ở địa phương khác quy hoạch thường không có thì các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu tiền khả thi thấy có tiềm năng xây dựng nhà máy thủy điện thường đề nghị Sở Công nghiệp bổ sung điều chỉnh quy hoạch trình Bộ Công thương. Những sự biến động này thường dẫn đến ảnh hưởng cho chính dự án đang nghiên cứu và những dự án đang tiến hành đầu tư.

+ Quy hoạch phát triển mạng lưới điện của EVN thường được quy hoạch trong vòng 5-10 năm, đôi lúc không kịp với sự phát triển đầu tư điện tại cơ sở và làm tăng vốn đầu tưdự án.

2.5.1.2.Công tác khảo sát đo đạc

Do đặc điểm của các dự án xây dựng là đơn chiếc, nằm tại các địa điểm khác nhau. Đặc biệt là các nhà máy thủy điện nhỏ nằm trên thượng lưu con suối có địa hình rất phức tạp. Địa chất, địa hình của mỗi suối là khác nhau thậm chí mỗi đoạn cũng khác nhau Việc xây dựng nhà máy còn có thể làm thay đổi cấu trúc, tất cả các nhà máy điều phải khảo sát không tận dụng được các thiết kế đã có sẵn. Những kết luận, thông số thu được sau khảo sát, thiết kế sẽ rất quan trọng quyết định khả tính khả thi của dự án. Việc khảo sát, thiết kế đều được chủ đầu tư hợp đồng tổ chức tư vấn chuyên ngành thực hiện.

+ Năng lực của tổ chức tư vấn

+ Phương thức thực hiện khảo sát của tổ chức tư vấn + Tiến độ, chất lượng báo cáo khảo sát

2.5.1.3.Quá trình lập dự án:

+ Năng lực của tổ chức tư vấn: Như đã phân tích trong đặc trưng đầu tư dự án thủy điện nói chung và thủy điện vừa và nhỏ nói riêng, thì các dự án này có tính đặc thù rất cao. Những cơ sở pháp lý, kinh tế - xã hội để lập dự án và xem xét yếu tố khả thi của dự án phải được nghiên cứu trong thời gian dài(trên 30 năm, trong đó thời gian chuẩn bị và tổ chứ thực hiện là khoảng 2-4 năm). Tính chất kỹ thuật của nhà máy thủy điện phụ thuộc chất lượng báo cáo khảo sát, đo đạc để lựa chọn công suất, phương pháp thi công… Những tác động của nhà máy thủy điện là rất rộng không chỉ là vấn đề dân sinh xã hội của vùng xung quanh nhà máy mà còn là ở cuối nguồn sông suối khi thực hiện ngăn đập. Nếu tổ chức tư vấn không đủ kinh nghiệm và trình độ để thu

thập, phân tích, phán đoán thì dự án lập ra có thể hiệu quả trên giấy nhưng trên thực tế thì lại không khả thi

+ Quan điểm của người lập dự án: nếu lựa chọn tổ chức tư vấn chuyên nghiệp có đủ năng lực thì rủi ro cho chủ đầu tư còn là do chất lượng dự án phụ thuộc nhiều vào quan điểm của người lập dự án, và chủ đầu tư rất khó kiểm soát. Các cơ quan tư vấn thường có xu hướng ép cho chỉ tiêu của dự án theo hướng tích cực, làm cho dự án có tính khả thi.

2.5.2.Giai đoạn thực hiện đầu tư.

Trong tổ chức thực hiện: giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng nói chung hay một nhà máy thủy điện kéo dài từ 2-4 năm. Đây là giai đoạn có thể nảy sinh nhiều phát sinh nhất, tác động tiến độ, chất lượng, chi phí của dự án.

2.5.2.1.Thiết kế kỹ thuật thi công:

Như đã nêu trong đặc trưng đầu tư dự án thủy điện vừa và nhỏ, thì các công trình thủy điện là công trình riêng rẽ, cùng một công suất nhưng tùy thuộc địa hình, điều kiện mà khối lượng máy móc, cấu trúc nhà máy, phương pháp thi công cũng khác nhau. Do vậy công tác thiết kế kỹ thuật thi công có vai trò quyết định và tiềm ẩn nhiều rủi ro phát sinh. Đáng lưu ý nhất là chất lượng thiết kế và tiến độ. Thiết kế có thể không phù hợp với đặc điểm điều kiện dẫn tới không có khả năng thực hiện. Ngoài ra trong thiết kế còn phải kể đến làm tổn thất, lãng phí nguồn vốn hay là không tận dụng được hết điều kiện sẵn có. Nguyên nhân trước hết là năng lực của đơn vị thiết kế, sau đó là phương thức tổ chức sản xuất - căn cứ chủ yếu vào báo cáo khảo sát mà không có sự thực tế dẫn tới áp đặt, sao chép khuôn mẫu từ dự án trước. ( nhất là phần thiết bị)

Nhưng đối với thuỷ điện vừa và nhỏ hiện nay, do nhiều chủ đầu tư không nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng để có những phương án thi công tối ưu nên đã phát sinh nhiềudo yếu tố trượt giá, dokhó khăn do địa hình là đa số các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ đều nằm ở đầu nguồn hạ tầng giao thông chưa phát triển.

2.5.2.3. Nguồn vốn

Mặc dù gọi là các dự án ''vừa và nhỏ" nhưng đầu tư phát triển thuỷ điện đòi hỏi vốn lớn (suất đầu tư bình quân cho mỗi MW vài chục tỷ đồng) Đây là số vốn không nhỏ đối với bất cứ một đơn vị nào. Việc khó khăn về vốn là nguyên nhân chính dẫn đến tiến độ thi công chậm, nhiều dự án bị ''treo''Tất cả dự án đều trông chờ vào nguồn vốn vay ngân hàng, nhưng theo quy định của ngân hàng thì ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70%vốn đầu tư, vốn tự có từ 30%. Tuy nhiên, ngay cả đơn vị có tiềm lực tài chính tốt thì có khoảng 10-20%vốn đầu tư, nên thường thành lập Công ty cổ phần huy động thêm từ các cổ đông để có đủ 30% vốn tự có. Đối với đơn vị có thương hiệu lớn việc huy động 30% vốn từ cổ đông là không mấy khó khăn, còn đơn vị mới tham gia đầu tư thủy điện nếu không có phương án quảng bá từ đầu thì vốn sẽ trở thành yếu điểm có thể làm cho dự án trở thành không khả thi.

Ngay cả khi chủ đầu tư đã có đủ số vốn đối ứng, không phải khi nào việc vay vốn ngân hàng cũng xuôi chèo mát mái. Việc Ngân hàng tắc vốn, chậm giải ngân hoặc đòi hỏi quá nhiều giấy tờ quyết toán là rủi ro thường xuyên có tác động lớn dẫn tới dự án bị chậm tiến độ. Điều này xảy ra ở hầu hết tất cả các dự án. Tỉnh Sơn La hiện đã qui hoạch trên 30 dự án thủy điện vừa và nhỏ, riêng huyện Mộc Châu qui hoạch 13 dự án, nhưng số dự án đã khởi công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy là là tỉnh luôn coi thuỷ điện nhỏ là mục tiêu hàng đầu nhưng cũng không ít công trình đã khởi công phải tạm dừng vì thiếu vốn.

2.5.2.4. Năng lực quản lý của chủ đầu tư:

Những dự án thủy điện khẳng định sự đa dạng trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các đơn vị kinh tế lớn đã và đang xây dựng tập đoàn, muốn khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực kinh tế then chốt như thuỷ điện. Tuy vậy việc quản lý dự án đầu tư xây dựngcó nhiều tính đặc thù như công trình thủy điện thì cần không chỉ đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi kinh nghiệm quản lý. Nhiều đơn vị do không đủ kinh nghiệm đã phải chịu chi phí rất đắt cho những dự án thủy điện. Sự yếu kém thể hiện ngay từ việc triển khai công việc đến việc đánh giá năng lực các nhà thầu, phối hợp giữa các nhà thầu, ứng phó những bất trắc xảy ra.

2.5.2.5.Nhà thầu

Nhà thầu không có kinh nghiệm, không đủ trang thiết bị thi công. Phương án thi công không tối ưu dẫn tới thiệt hại cho chủ đầu tư. Đặc biệt có dự án nhà

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Tắt Ngoẵng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)