Giai đoạn kết thúc và vận hành dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Tắt Ngoẵng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 53 - 56)

- Vận hành: hầu hết máy móc, thiết bị cho nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đều xuất xứ từ Trung Quốc. Chất lượng, tuổi thọ của thiết bị này chưa được kiểm định chính xác, cộng đồng dân cư và môi trường sinh thái trong khu vực tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự cố.

- Về sản lượng: ảnh hưởng rõ rệt và lớn nhất tới độ ổn định sản lượng điện sản xuất của các nhà máy thủy điện là điều kiện về thời tiết, cụ thể là lượng mưa, mực nước và dòng chảy. Những diễn biến phức tạp của thời tiết gần đây cho thấy sự khó khăn trong điều hành nhà máy thủy điện. Để đảm bảo sự ổn định sản lượng như hồ sơ thiết kế đòi hỏi việc khảo sát trước khi đầu tư được thực hiện cẩn thận, chi tiết và năng lực, kinh nghiệm điều độ sản xuất của cán bộ vận hành.

- Bán điện: Tại Việt Nam, EVN giữ độc quyền việc phân phối và bán điện do ưu thế mạng lưới được đầu tư rộng khắp và cơ chế muốn nắm quyền quyết định với một loại hàng hóa thiết yếu của Nhà nước. Do vậy, một trong những

băn khoăn lớn nhất của các chủ đầu tư thuỷ điện vừa và nhỏ là việc đưa điện lên lưới. Bởi vì các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ chủ yếu ở vùng sâu vùng xa nhưng hệ thống truyền tải điện chưa đáp ứng nhu cầu đấu nối từ các nhà máy thuỷ điện. Nhiều huyện vùng cao chưa có đường dây 110 kV, điểm đấu điện lại quá xa (có nơi xa tới vài trăm km) nên đường dây không tải được. Nhiều nhà đầu tư lo lắng khi nhà máy thủy điện hoàn thành sẽ không có đầu ra. Hiện nay việc đầu tư đường dây truyền tải còn nhiều bất hợp lý bởi vì có nhiều dự án đo địa phương phê duyệt không thông qua EVN, vì vậy, EVN không thể có kế hoạch nâng cấp đường dây kịp thời được. Để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, hiện EVN đã giao cho các Cty Điện lực phối hợp với địa phương phê duyệt những dự án quy mô nhỏ. Điều quan trọng là, trước khi bắt tay vào xây dựng, các nhà đầu tư cần có sự bàn bạc thống nhất với EVN về phương án truyền tải, thoả thuận về điểm đấu rối và giá bán điện hợp lý tránh thiệt thòi cho cả bên bán và bên mua.

- Giá bán điện: các nhà máy, CTCP điện vừa và nhỏ phải có được giá bán điện cạnh tranh, cách thức tính giá hợp lý để vừa có thể ký hợp đồng bán điện cho EVN, lại vừa đảm bảo thu hồi vốn.

- Tỷ giá: Do mức giá bán điện được EVN tính theo USD và cố định trong suốt vòng đời dự án, biến động của tỷ giá USD/VND có thể gây ảnh hưởng đáng kể đối với tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Trong điều kiện đồng USD giảm giá so với VND, điều này đồng nghĩa với việc doanh thu bán điện của Công ty khi quy đổi ra VND sẽ giảm sút. Ngược lại, việc USD tăng giá so với VND lại có lợi cho doanh thu của Công ty.

Kết luận chương 2

Dự án thủy điện nhỏ giồng như các dự án điện nói chung và tất cả các dự án đầu tư xây dựng nói chung. Nên phương pháp phân tích tài chính – kinh tế cơ

bản phải tuân theo phương pháp phân tích tài chính – kinh tế của dự án đầu tư.

Dự án thủy điện có tính đặc biệt riêng của nó, từ nhưng đặc biệt riêng đó sẽ kéo theo đặc điểm trong phân tích tài chính – kinh tế của dự án thủy điện rất khác so với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Vấn đề này sẽ được tiếp tục nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3 : ÁP DỤNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KINH TẾ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẮT NGOẴNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Tắt Ngoẵng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 53 - 56)