CỔ PHẦN XÂY LẮP TÂN MA
3.1.5.5. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó, lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Theo hình thức kế toán này các doanh nghiệp sử dụng hai loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt. - Sổ cái.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ghi chú: Ghi hằng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra:
Sơ đồ 3.4: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần xây lắp Tân Mai
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký
đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát
sinh
Hình thức Nhật ký chung là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian. Theo hình thức này, các chứng từ sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp kế toán sẽ phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung (công việc này được thực hiện trên máy vi tính). Sau đó, căn cứ vào Nhật ký chung, số liệu sẽ được ghi vào sổ cái. Đồng thời, kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ chi tiết.
Cuối tháng (quý hoặc năm), kế toán cộng số phát sinh trên sổ cái và lập bảng cân đối số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản). Từ sổ hạch toán chi tiết, lập bảng tổng hợp chi tiết, có đối chiếu với Nhật ký chung, sổ cái và bảng cân đối tài khoản. Bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết được sử dụng để lập Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.