VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP TÂN MA
4.1. Đánh giá chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong công ty cổ phần xây lắp Tân Ma
phẩm xây lắp trong công ty cổ phần xây lắp Tân Mai
4.1.1. Ưu điểm
Qua khảo sát thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong Công ty cổ phần xây lắp Tân Mai rút ra ưu điểm sau:
Thứ nhất: Nhìn chung bộ máy kế toán Công ty được bố trí gọn nhẹ, các phần hành kế toán phối hợp với nhau khá chặt chẽ, đảm bảo cung cấp thông tin kế toán chính xác và kịp thời. Công ty cổ phần xây lắp Tân Mai đã xác định đúng đắn vị trí, vai trò của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nên đã đặt trọng tâm và quan tâm đúng mức tới hoạt động này.
Thứ hai: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong được thực hiện tương đối hợp lý, đảm bảo sự thống nhất trong công tác kiểm tra, chỉ đạo hoạt động của công tác kế toán, thể hiện:
- Phân loại và tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích, công dụng và nội dung kinh tế của chi phí, giúp cho việc phục vụ yêu cầu quản lý chi phí theo định mức, theo dự toán chi phí, tăng cường được công tác kiểm tra và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, cung cấp số liệu giúp cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
- Công ty cổ phần xây lắp Tân Mai đã vận dụng hợp lý hệ thống tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành, từng công trình, hạng mục công trình đã mở tài khoản kế toán chi tiết. Do vậy, đã giúp cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng khoản mục cho đối tượng chịu chi phí được thuận lợi.
- Công ty cổ phần xây lắp Tân Mai đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm theo từng công trình, hạng mục công trình là rất phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đồng thời, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, phương pháp tính giá thành sản phẩm như hiện nay là tương đối hợp lý. Các phương pháp này được vận dụng phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của công ty.
- Hình thức sổ kế toán được áp dụng tại công ty cổ phần xây lắp Tân Mai là hình thức Nhật ký chung. Đây là hình thức sổ kế toán tiên tiến, có kết cấu sổ đơn giản, dễ ghi chép và thuận tiện cho việc cơ giới hóa công tác kế toán.
- Qua khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần xây lắp Tân Mai thấy Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán vào phục vụ cho công tác kế toán, nhằm tiết kiệm thời gian và công sức của nhân viên kế toán. Mặt khác, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ đối với công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Tóm lại, việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần xây lắp Tân Mai được xác định phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, tạo điều kiện cho việc hạch toán CPSX và tính giá thành được chính xác, kịp thời tăng cường được công tác kiểm tra, giám sát các khoản mục chi phí trong tổng giá thành của công trình, hạng mục công trình.
4.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Công ty cổ phần Xây lắp Tân Mai vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
Thứ nhất: Công tác tập hợp và luân chuyển chứng từ kế toán còn chậm. Chứng từ kế toán phát sinh tại các đội, xí nghiệp thường cuối tháng, có khi còn muộn hơn mới gửi lên phòng kế toán công ty, dẫn đến công việc kế toán thường dồn vào cuối tháng. Mặt khác, việc này ảnh hưởng tới việc cung cấp thông tin và lập các báo cáo kế toán bị chậm trễ, không đầy đủ các chỉ tiêu.
Thứ hai: Công ty cổ phần xây lắp Tân Mai hầu như đều sử dụng hình thức khoán gọn, khoán khoản mục chi phí, khoán công việc. Cơ chế khoán trong công ty đã tạo động lực kích thích người lao động, nhưng cơ chế khoán cũng có
nhược điểm nhất định như: Việc khoán gọn cho các đơn vị thi công dẫn đến hiện tượng tiêu cực như bớt xén nguyên vật liệu, mua bán hóa đơn kế khai khống về nguyên vật liệu, mua nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, thi công không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến uy tín của công ty và không xác định được chính xác giá thành vì các đội có thể hợp thức hóa chi phí trong trường hợp giá thành nhỏ hơn giá khoán.
Thứ ba: Về việc trích trước sửa chữa lớn TSCĐ. Hiện nay tại công ty không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trong kỳ, nếu có TSCĐ phải sửa chữa thì được hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ. Tuy nhiên, việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ giữa các kỳ không ổn định. Như vậy, nếu nhiều TSCĐ phải sửa chữa cùng lúc thì chi phí sản xuất trong kỳ sẽ biến động lớn, đồng thời làm tăng giá thành sản phẩm trong kỳ. Việc không trích trước sửa chữa lớn TSCĐ không chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty mà chưa phù hợp với chế độ kế toán ban hành.
Thứ tư: Trong quá trình thi công có những khối lượng công trình hoặc phần việc phải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình chưa được công ty hạch toán các khoản thiệt hại này một cách rõ ràng.
Thứ năm: Công ty cổ phần xây lắp Tân Mai đã ứng dụng phần mềm kế toán, nhưng chưa thực hiện hoàn toàn trên máy mà một số công việc vẫn còn phải làm thủ công ví dụ việc đánh giá sản phẩm dở dang. Hơn nữa, kế toán vẫn chưa khai thác hết các ứng dụng của phần mềm kế toán đang sử dụng.
Thứ sáu: Công ty chưa thực sự quan tâm và xây dựng mô hình kế toán quản trị nói chung, kế toán quản trị chi phí và giá thành nói riêng. Điều này làm hạn chế rất nhiều đến hiệu quả của công tác kế toán. Mặt khác, chưa phát huy hết vai trò là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu của các nhà quản lý doanh nghiệp.
Tóm lại: Trong chương 3 luận văn đã trình bày thực trạng và đánh giá chung về ưu, nhược điểm đối với kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong Công ty cổ phần xây lắp Tân Mai sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong Công ty cổ phần xây lắp Tân Mai
4.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây lắp Tân Mai Công ty cổ phần xây lắp Tân Mai