Công tác quản lí giá tính thuế hàng hoá XNK

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thanh hóa (Trang 41 - 44)

II. Thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan Thanh Hoá

1. Tình hình tính thuế và thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá

1.2. Công tác quản lí giá tính thuế hàng hoá XNK

Nếu như việc quản lí lượng hàng hóa là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế thì giá tính thuế cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng để xác định số thuế phải nộp, việc xác định đúng đắn giá tính thuế cho hàng hoá XNK vừa có tính chất đảm bảo công bằng cho các đối tượng tham gia hoạt động XNK, lại vừa chống thất thu thuế, gian lận thương mại. Vì vậy, những người làm công tác này đòi hỏi tính thận trọng, chính xác, nhanh nhẹn nhằm đảm bảo tính đúng, thu đủ thuế và góp phần giải phóng hàng nhanh.

Trị giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP.

Tại các nơi làm thủ tục, nhân viên tính thuế kiểm tra kỹ hồ sơ, chứng từ đầy đủ của lô hàng, đặc biệt là kiểm tra tính hợp lệ của hợp đồng và các chứng từ thanh toán theo quy định. Căn cứ vào tỉ giá, quy chế xác định giá tính thuế XNK hiện hành để xác định hàng hóa được áp giá tính thuế theo khai báo, giá phải tham vấn hoặc ấn định giá. Tiến hành phúc tập ngay tại đơn vị và chuyển hồ sơ để phúc tập tại Cục.

Do thực hiện tốt các biện pháp nói trên, trong những năm vừa qua, việc áp giá tại Cục không có những sai sót lớn, một số thiếu sót sau thanh tra, kiểm tra đã được khắc phục kịp thời.

Tuy nhiên, việc xác định giá tính thuế cũng không ít những khó khăn:

Công tác xây dựng dữ liệu giá theo chương trình GTT 22 đôi lúc chưa kịp thời, nhiều mặt hàng chưa có trong dữ liệu giá, trong khi thông tin tại đơn vị không có, mặt hàng nhập lần đầu trên địa bàn .. ; đã vậy biểu thuế XNK của Việt Nam vẫn

còn phức tạp, bao gồm hàng chục nghìn dòng thuế, nhiều nhóm hàng, mặt hàng có nhiều mức thuế suất khác nhau; giữa các mức thuế lại có sự chênh lệch rất lớn vừa không phù hợp với xu thế hội nhập vừa tạo kẽ hở để đối tượng nộp thuế lợi dụng trốn thuế... đã gây khó khăn cho cán bộ làm công tác tính thuế. Từ khi Việt nam thực hiện Hiệp định trị giá GATT, doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định trị giá tính thuế. Lợi dụng sự thông thoáng của quy định nêu trên, không ít doanh nghiệp đã khai báo giá tính thuế hàng hóa thấp hơn thực tế, nhằm gian lận số thuế phải nộp, dẫn đến thất thu thuế, điều đó làm đau đầu đối với các cán bộ tính thuế bởi họ biết việc khai báo của người nhập khẩu là sai thực tế nhưng đành chấp nhận vì thiếu cơ sở thông tin để bác bỏ. Hiện tại theo thống kê khoảng 80% lô hàng được thông quan ngay và chỉ có 20% lô hàng phải kiểm tra thực tế. Theo thống kê của Trung tâm Phân tích phân loại ngành hải quan, qua tiếp nhận, xử lý hơn 40.000 mẫu hàng hóa XNK theo yêu cầu của các đơn vị hải quan, kết quả phân tích phân loại đã làm thay đổi khoảng 60% mã số hàng hóa theo khai báo của chủ hàng. Trong đó, Trung tâm đã thay đổi mã số theo hướng tăng thuế suất là khoảng 25-30%; giảm thuế suất 8- 10%, còn lại là thay đổi mã số khác, nhưng không thay đổi thuế suất. Như vậy, trên thực tế, có khoảng hơn 10.000 mặt hàng phải điều chỉnh tăng thuế so với khai báo của chủ hàng. Đặc biệt, có những mặt hàng phải điều chỉnh tăng thuế suất từ 0% lên 30 hoặc 40%. Theo thống kê thì 90% trường hợp kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp sau khi thông quan đều có vấn đề liên quan đến giá tính thuế 15. Thực tế này cho thấy, tình trạng khai báo sai trị giá tính thuế hàng hóa đang diễn ra khá phổ biến, gây khó khăn cho ngành hải quan nói chung cũng như Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Nhiều mặt hàng trong bảng dữ liệu giá không quy định giá theo xuất xứ hàng hoá. Ví dụ: Mặt hàng kính xây dựng, phụ tùng xe đạp... tại bảng dữ liệu giá chỉ quy định giá chung, không phân biệt nước nào sản xuất, nhưng thực tế giá CIF

15

Cục Hải quan Hà Nội (01/10/2009), Các giải pháp cho ngành Hải quan góp phần thu đúng, thu đủ ngân sách nhà nước,

http://www.hanoicustoms.gov.vn/webs/index.php/modules.php?name=News&op=viewst&sid=453,

nhập khẩu hàng có xuất xứ G7, Nhật bản thường cao gấp 1,5 đến 2 lần giá hàng do Trung Quốc, ASEAN sản xuất.

Trước tình hình đó, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị khi tiến hành thủ tục hải quan phải kiểm tra kỹ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (C/O). Nội dung C/O phải phù hợp với các chứng từ đi kèm theo và thực tế hàng hóa đã được kiểm tra hải quan. Nếu nghi ngờ tính trung thực của C/O thì yêu cầu chủ hàng cung cấp thêm các chứng từ để chứng minh và chỉ được làm thủ tục ưu đãi theo quy định sau khi chủ hàng xuất trình các chứng từ chứng minh được là C/O hợp lệ. Từ những việc làm nói trên đã hạn chế được việc chủ hàng lợi dụng để gian lận hưởng thuế suất ưu đãi.

Luật thuế XNK, công cụ chủ yếu điều chỉnh các đối tượng XNK mặc dù đã được sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đồng bộ, nội dung chưa bao quát hết các đối tượng và nguồn thu thuế XNK của nước ta là loại thuế vừa đánh theo tính chất hàng hoá, vừa đánh theo tính chất sử dụng (ví dụ: xe đạp đua có mã hàng 8712.00.10.00 áp thuế suất 5%, xe đạp trẻ em loại thiết kế không cùng kiểu với xe đạp người lớn (mã hàng 8712.00.20.00) và xe đạp khác (mã hàng 8712.00.30.00) có thuế suất 59%; xe ôtô cứu thương thuế suất là 10% còn xe đua thuế suất từ 83%; v.v...16 là những sơ hở, bất hợp lí để cho các đối tượng làm ăn bất chính triệt để lợi dụng.

Trong các hình thức gian lận thương mại, các doanh nghiệp, thương nhân làm công tác XNK thường trốn thuế, gian lận thương mại qua giá như: Làm hợp đồng ngoại thương, hoá đơn thương mại giá có giá trị thấp, xuất xứ giả để hưởng ưu đãi giá tính thuế.

Tóm lại, việc xác định giá tính thuế đúng là một công việc phức tạp khó khăn mà doanh nhân kinh doanh XNK thường lợi dụng vào cơ chế ưu đãi của nhà nước để trốn thuế, gian lận thương mại qua giá tính thuế. Nắm bắt được tâm lí này của khách hàng và những khó khăn phức tạp của việc xác định đúng đắn giá tính thuế hàng hoá XNK. Cục Hải quan Thanh Hoá đã tăng cường công tác quản lí chống thất

16

thu thuế qua giá tính thuế bằng một số biện pháp sau: Xử lí kịp thời những trường hợp vi phạm hành chính; Sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác thuế có đủ năng lực, trình độ phẩm chất đạo đức; Cập nhật thường xuyên các thông tin làm biến động giá, các chế độ chính sách của Nhà nước điều hành giá tính thuế làm căn cứ để áp dụng được kịp thời; Trang bị về phương tiện làm việc và nâng cao trình độ cho CBCC làm công tác tính thuế, chuyên môn hoá đội ngũ làm công tác kiểm tra kiểm hoá.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thanh hóa (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)