Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Thanh Hoá

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thanh hóa (Trang 32 - 35)

I. Tổng quan về Cục Hải quan Thanh Hóa

1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Thanh Hoá

Cục Hải quan Thanh Hoá có trụ sở đóng tại thành phố Thanh Hoá, một tỉnh lớn của Bắc miền Trung, có số dân trên 3,6 triệu người, có cửa khẩu quốc tế đường bộ Na Mèo tại biên giới Thanh Hoá (Việt Nam) - Hủa Phăn (Lào), có cảng biển Thanh Hoá (bao gồm Cảng Lễ Môn và Cảng Nghi Sơn). Ngoài ra, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa còn được giao nhiệm vụ quản lí Nhà nước về Hải quan trên địa bàn các tỉnh: Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam, là các tỉnh đồng bằng Bắc bộ mới được tái lập, đang có bước phát triển nhanh về kinh tế. Cùng với tỉnh Thanh Hóa, các tỉnh này nằm trên trục đường giao thông đường bộ hết sức thuận tiện (đường 10, đường 1A, đường biển...), lại gần các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng và gần các cảng lớn như cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội), cảng biển quốc tế Hải Phòng... Hơn nữa, đây là các địa phương có truyền thống về thủ công mỹ nghệ, dệt may và làm hàng xuất khẩu có uy tín trên thị trường quốc tế; là nơi có các hoạt động XNK phát triển ngày càng mạnh.

1.2. Qúa trình hình thành, phát triển

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, trước yêu cầu bảo vệ chủ quyền quan thuế của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ, ngày 10/9/1945, Chính phủ lâm thời đã thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" - tiền thân của Hải quan Việt Nam ngày nay. Sáu năm sau đó (năm 1951), Nhà nước đã thành lập ở Thanh Hoá “Chi sở thuế XNK” - tiền thân của Cục Hải quan Thanh Hoá ngày nay. Nhiệm vụ của “Chi sở thuế XNK”: Chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm; thu thuế hàng hoá nhập khẩu từ vùng tạm chiếm đưa ra vùng tự do như: thuốc men, mỹ phẩm, thuốc lá, dầu hoả, vải, bánh kẹo... và thuế xuất khẩu với hàng cói đay, thực phẩm từ vùng tự do vào vùng tạm chiếm.

Cuối năm 1955 Sở Hải quan Trung ương đã quyết định thành lập ở Thanh Hoá “Đội kiểm soát Hải quan lưu động” trực thuộc Sở Hải quan Trung ương (trụ sở đóng tại vùng núi Đén thuộc xã Xuân Bái - Huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá ngày nay). Nhiệm vụ của đội: làm công tác vận động quần chúng phối hợp với các cơ quan, công an nhân dân, công an vũ trang... sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để chống và bắt các vụ buôn lậu thuốc phiện, vàng bạc và vận động cai nghiện cho những người nghiện hút...

Ngày 28/6/1962 Bộ Công Thương có Quyết định số 495 thành lập tại Thanh Hoá “ Phòng Hải quan Na mèo” trực thuộc ủy ban hành chính Tỉnh Thanh Hoá.

Ngày 1/4/1963 Uỷ ban hành chính Tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định số 706 đổi tên “ Phòng Hải quan Na mèo” thành “Phòng Hải quan Thanh Hoá”, trực thuộc uỷ ban hành chính Tỉnh. Trụ sở đóng ở Phố Cống - Ngọc Lạc. Tổ chức của Phòng HQ Thanh Hoá gồm: Hải quan Cửa khẩu Na mèo, Hải quan cửa khẩu Bát Mọt, Đội Kiểm soát và Văn phòng. Hai nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Hải quan Thanh Hoá là: kiểm tra và quản lí hàng hoá, công cụ vận tải xuất nhập qua cửa khẩu Na mèo; chống buôn lậu thuốc phiện, hàng hoá xuất, nhập khẩu.

Ngày 12/12/1971 Bộ Ngoại thương đã ra Quyết định thành lập Chi cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá trực thuộc Cục Hải quan TW. Biên chế có 66 người, gồm các đơn vị cơ sở: Hải quan Cửa khẩu Na Mèo; Hải quan Cửa khẩu Bát Mọt; Đội kiểm soát; Hải quan ga Thanh Hoá - Hàm Rồng; Hải quan Cảng Nghi sơn; Phòng hành chính. Nhiệm vụ của Chi cục Hải quan Thanh Hoá là: Giám quản hàng hoá, hành lí, ngoại hối, công cụ vận tải xuất nhập qua cửa khẩu Na Mèo, Bát Mọt, Cảng Nghi Sơn, đường sắt liên vận quốc tế (Ga Thanh Hoá - Hàm rồng); chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối qua biên giới.

Ngày 20/10/1984 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 139/HĐBT qui định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức Tổng Cục Hải quan, cùng với việc đổi tên gọi của Hải quan các địa phương, Chi Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá được đổi thành “Hải quan Tỉnh Thanh Hoá”. Các đơn vị trực thuộc có thêm Trạm trả hàng phi mậu dịch và tổng số biên chế có 73 người.

Ngày 14/9/1994 Tổng cục Hải quan có Quyết định số 278/TCHQ-TCCB và ngày 31/12/1994, Tổng cục Hải quan có Công văn số 175/TCHQ-TCCB về việc đổi tên Hải quan tỉnh Thanh Hoá thành Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá. Bộ máy tổ chức có 09 đơn vị trực thuộc: Phòng Giám sát quản lí hải quan; Phòng kiểm tra thu thuế XNK; Văn phòng; Hải quan Cửa khẩu Na mèo; Đội Kiểm soát Hải quan số 1; Đội kiểm soát Hải quan Số 2; Thanh tra; Hải quan Cửa khẩu Cảng Thanh Hoá; Hải quan Thị xã Ninh Bình). Biên chế: 94 cán bộ công chức (CBCC).

Từ năm 1995 đến 1998: Tổng cục Hải quan đã quyết định thành lập thêm 03 đơn vị mới trực thuộc Hải quan tỉnh Thanh Hoá là: Phòng Điều tra chống buôn lậu (tháng 2/1996); Hải quan Nam Định (tháng 3/1996); Phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo (tháng 7/1996). Tổng số biên chế có 102 người với 12 đơn vị trực thuộc.

Từ năm 1998 đến 2005: Tháng 7/1998, Phòng Tài vụ được thành lập. Tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá lúc này có 13 đơn vị và biên chế toàn Cục là 112 người. Thực hiện Nghị quyết 7 của BCH TW Đảng (khoá VIII); Quyết định số 257/QĐ–TCHQ ngày 16/6/2000 về đổi mới công tác Tổ chức và bộ máy, đến tháng 4 năm 2005 Cục Hải quan Thanh Hoá có 11 đơn vị trực thuộc (Các phòng tham mưu: Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lí, Phòng Kiểm tra sau thông quan, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Thanh tra; Các Chi cục và Đội kiểm soát hải quan: Chi cục Hải quan Nam Định, Chi cục Hải quan Ninh Bình, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Thanh Hoá, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, Đội Kiểm soát hải quan) với 109 CBCC và 18 hợp đồng lao động theo Nghị định 68 của Chính phủ.

Từ năm 2005 đến nay, thành lập mới, đổi tên một số đơn vị trực thuộc. Hiện nay, tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Thanh Hoá gồm 13 đơn vị trực thuộc: Các đơn vị tham mưu, nghiệp vụ (Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kiểm tra thanh tra, Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tham mưu xử lí vi phạm và thu thập xử lí thông tin nghiệp vụ hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội Kiểm soát Hải quan, Đội Kiểm soát phòng chống ma tuý); Các Chi cục Hải quan (Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hoá, Chi cục Hải quan cửa khẩu Na Mèo, Chi cục Hải quan Nam

Định, Chi cục Hải quan Ninh Bình, Chi cục Hải quan Hà Nam). Tổng biên chế được giao là 150 người, trong đó 125 CBCC và 25 nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68.

1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá

1.3.1. Chức năng

Cục Hải quan Thanh Hoá được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về hải quan trên địa bàn các tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam; trải dài từ miền núi Thanh Hóa (cửa khẩu Na Mèo, giáp Lào, cách trung tâm thành phố trên 200 km) đến tuyến biển (Nghi Sơn, cảng biển, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa trên 80 km; Cảng Ninh Phúc - Ninh Bình, Cảng Hải Thịnh - Nam Định cách thành phố Nam Định 70 km).

1.3.2. Nhiệm vụ

Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu; Thống kê hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu; Kiến nghị chủ trương biện pháp quản lí nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh: Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam. Tổ chức xây dựng lực lượng hải quan trong sạch vững mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan thanh hóa (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)