Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn được soi chiếu một cách thấu

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN (Trang 116 - 121)

đáo khi nhìn từ thế giới nghệ thuật. Có thể khẳng định, cảm hứng tôn giáo không chỉ chi phối đến hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lối kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu. Khi ấy, thế giới tâm linh được soi chiếu qua lăng kính của người nghệ sĩ rất ấn tượng và độc đáo. Thi sĩ xác định cho mình điểm nhìn từ trong tâm thức, tiềm thức và đặc biệt bằng sự thức nhận giác quan. Vì thế, đã có thể chạm đến bề sâu hiện thực trong hành trình kiếm tìm ý nghĩa của đời sống thực tại. Trên nguyên tắc tôn trọng hiện thực ở cả hai bình diện bề mặt và bề sâu, Mai Văn Phấn đã mang đến những ấn tượng đầy bất ngờ và thú vị khi khai mở những bút pháp nghệ thuật độc đáo. Bằng lối kết cấu men theo

mạch vận động của tâm linh tạo mối liên hệ sâu sắc đến trường liên tưởng và tiếp nhận của bạn đọc. Ngôn ngữ siêu thực với cách thể hiện mới lạ, biến tấu theo nhịp vận động của tâm linh. Giọng điệu giàu tính triết lí, chiêm nghiệm thể hiện một hồn thơ nhạy cảm và có sự kết nối giữa truyền thống với hơi thở hiện đại. Từ đó, trang thơ cũng như trang đời tác động trực tiếp lên trường thẩm mỹ và trí tưởng tượng của người tiếp nhận.

Mai Văn Phấn là nhà thơ có tư tưởng. Điểm xuyết quá trình sáng tạo của ông cho thấy, Mai Văn Phấn luôn có ý thức cách tân qua từng giai đoạn sáng tác, hoạch định cụ thể cho mình hướng đi, cũng như cách tiếp cận nguồn tri thức và trải nghiệm phong phú. Đó là lộ trình từ truyền thống đến hiện đại và tìm đến giọng thơ thuần Việt hiện đại hiện nay của ông. Như bao nhà thơ cùng thế hệ, ông sáng tạo theo bản năng thiên bẩm nghệ sỹ, đồng thời tự thiết lập chủ thuyết cho riêng mình. Ông luôn tâm niệm không đi lại con đường mà thơ ca nhân loại đã đi, nói cách khác, là không “bới lại xác ướp” các khuynh hướng thơ ca của thế giới trong các thư viện. Trong ông luôn thường trực câu hỏi: thơ Việt Nam đương đại đang ở đâu? Ông đã tự trả lời câu hỏi đó bằng tác phẩm, vươn lên quyết liệt trong sáng tạo, cũng như trong quá trình hội nhập của thơ Việt Nam ra thế giới.

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Mai Văn Phấn là một hành trình không mệt mỏi của một thi sĩ giàu bản lĩnh. Tinh thần ấy, qua ý tưởng thẩm mỹ của Mai Văn Phấn về “đời sống thứ hai” được thể nghiệm bằng chính thi pháp Mai Văn Phấn. Thi pháp này không xa lạ mà chỉ là sự tiếp nối một cách sáng tạo truyền thống thi ca của cha ông ta từ cả ngàn năm trước. Từ cách nhìn của tác giả, người đọc nhận thức thêm được một điều, thiên nhiên thật hào phóng, tình yêu thật diệu kỳ, sự sống thật đa dạng và cũng đầy đẹp đẽ, một khi con người hiểu được tiếng nói của nó bằng trái tim mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975. NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội

2. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. NXB giáo dục, Hà Nội

3. Nguyễn Quang Hà (2012), Một số cách tân nghệ thuật trong thơ Mai Văn

Phấn, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ trường đại học Thái Nguyên

4. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển tôn giáo. NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội 5. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng Chủ Biên) (2007), Từ

điển thuật ngữ văn học. NXB Giáo Dục

6. Nguyễn Văn Hạnh (2006), Tôn giáo và thi ca – nhìn từ phương đông, Tạp chí nghiên cứu văn học số 2/2006

7. Nguyễn Văn Hạnh (2006), Tôn giáo và thơ ca – Nhìn từ phương Đông. Tạp chí nghiên cứu văn học số 2

8. Nguyễn Văn Hạnh (2006), Quan hệ giữa tôn giáo và thi ca trong thế giới

biểu tượng, Tạp chí nghiên cứu văn học số 9/ 2006, tr. 55- 64

9. Chu Thị Thu Hằng (2012), Cảm quan tôn giáo trong thơ Nguyễn Quang

Thiều. Luận văn thạc sĩ trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội.

10. Nguyễn Hiệp, Mai Văn Phấn: vượt thoát về phía trong veo, in trên trang http://www.vanvn.net

11. Đỗ Đức Hiểu (2002), Thi pháp hiện đại. NXB hội nhà văn

12. Phạm Thị Hương (2012), Cảm quan tôn giáo trong Mẫu thượng ngàn và

Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh. Luận án Thạc sĩ trường Đại Học

Sư Phạm Hà Nội

13. Đình Kính (Tuyển chọn) Thơ Mai Văn Phấn & Đồng Đức Bốn- Khác biệt

& thành công (Kỷ yếu Hội thảo thơ tại Hải Phòng, 15/5/2011)

14. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới. NXB giáo dục, Hà Nội

15. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2005), Văn học Việt Nam sau 1975

những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. NXB giáo dục, Hà Nội

16. Nguyễn Văn Long (2007), Giáo trình văn học Việt Nam sau cách mạng

tháng Tám năm 1945. Nxb Đại học sư phạm

17. Phương lựu (2002), lí luận văn học tập 1. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 18. Phương Lựu (2005), Phương lựu tuyển tập T2 (lí luận văn học hiện đại

phương Tây kết hợp luôn vấn đề thi học so sánh). NXB giáo dục, Hà Nội

19. Vũ Thị Hồng Minh (2009), Phong cách tôn giáo hóa trong văn xuôi Việt

Nam hiện nay. Luận văn Thạc sĩ trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội

20. Nguyễn Man Nhiên, Tục thờ mẫu và nghi lễ ngồi đồng múa bóng ở Khánh

Hòa, in trên trang http:/www.vanchuongviet.org)

21. C.Mác – Ănghen (1994), Toàn tập, tập 1. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 22. Lê lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam (1975 – 1990). NXB Đại Học

Quốc gia, Hà Nội

23. Mai Văn Phấn (1992), Giọt nắng, NXB Hội nhà văn.

24. Mai Văn Phấn (1994), Thơ và trách nhiệm (Tham luận tại hội nghị công tác nhà văn trẻ toàn quốc lần thứ IV). Tạp chí cửa biển, Tr. 59 - 60

25. Mai Văn Phấn (1995), Gọi xanh, NXB Hội nhà văn.

26. Mai Văn Phấn, (1997), Cầu nguyện ban mai, NXB Hải Phòng. 27. Mai Văn Phấn (1999), Nghi lễ nhận tên, NXB Hải Phòng. 28. Mai Văn Phấn (1999), Người cùng thời, NXB Hải Phòng. 29. Mai Văn Phấn (2003), Vách nước, NXB Hội Nhà văn. 30. Mai Văn Phấn (2009), Hôm sau, NXB Hội Nhà văn.

31. Mai Văn Phấn (2009), Và đột nhiên gió thổi, NXB Văn học.

32. Mai Văn Phấn (2010), Bầu trời không mái che, NXB Hội Nhà văn.

33. Mai Văn Phấn (2011), Thơ tuyển Mai Văn Phấn cùng tiểu luận và trả lời

phỏng vấn, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

34. Mai Văn Phấn (2012), Hoa giấu mặt, NXB Hội Nhà văn. 35. Mai Văn Phấn (2013), Vừa sinh ra ở đó, NXB Hội Nhà văn. 36. Mai Văn Phấn (2014), Http//:maivanphan.vn

37. Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.

38. Trần Đăng Sinh, Đào Đức Doãn (2006), Giáo trình tôn giáo học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

40. Trần Đình Sử (1993), Thi pháp học, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.

41. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ. NXB giáo dục, Hà Nội

42. Trần Đình Sử (1999). Giọng điệu nghệ thuật và chủ nghĩa cảm thương

trong truyện Kiều, tạp chí văn học, số 2

43. Nguyễn Minh Tấn (1975), Nguồn cảm hứng quan trọng bậc nhất trong

sáng tạo nghệ thuật, Tạp chí văn học số 6/1975

44. Vũ Thị Thảo (2012), Đặc điểm nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn, luận văn thạc sĩ trường đại học Đà Nẵng

45. Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam. NXB Văn học, Hà Nội

46. Bùi Việt Thắng (2014), Dấu ấn tâm linh trong văn học Việt Nam đương

đại qua một số tiểu thuyết. In trên trang http://vanhaiphong.com

47. Đỗ Lai Thúy (2004), Phân tâm học và văn hóa tâm linh. NXB văn hóa thông tin, Hà Nội

48. Đặng Thu Thủy (2011), Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay –

Những đổi mới cơ bản, NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội

49. Lưu Đức Trung (2010), Tôn giáo của nhà thơ/ R.Tagore. Tạp chí văn học nước ngoài – số 12, tr 120 - 129

50. Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Hòa, Đoàn Mộ (1998), Một số hiểu biết về tôn

giáo. Tôn giáo ở Việt Nam: sách tham khảo, NXB Quân đội nhân dân.

51. Vũ Thanh Việt (2000), Thơ mới lãng mạn Việt Nam. NXB Văn hóa thông tin

52. Nguyễn Hữu Vui (1992), Vấn đề đánh giá vai trò của tôn giáo, Tạp chí triết học số 3/ 1992, tr.29- 32

53. Nguyễn Thanh Xuân (2009), Một số tôn giáo ở Việt Nam. NXB Tôn giáo, Hà Nội.

54. Hoàng Tâm Xuyên (Chủ biên) (1999), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w