Kết cấu men theo mạch vận động của tâm linh

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN (Trang 90 - 100)

Đời sống tâm linh là một đời sống hết sức phức tạp. Nó luôn tồn tại sâu trong tâm hồn mỗi người. Đồng thời, mạch vận động của tâm linh lại không theo một quy luật “nhất thành bất biến” nào, cũng không có một quy chuẩn nào cho nó. Vì thế, không phải khi nào con người cũng có thể nắm bắt và ý thức được rõ ràng về một đời sống khác luôn hiện hữu trong chính bản thân mỗi người. Hơn ai hết, là một nghệ sĩ luôn nhạy cảm với thế giới tâm linh, tâm cảm (tạm gọi là “thế giới thứ hai” – thế giới tồn tại bên ngoài đời sống thực), Mai Văn Phấn đã có ý thức xây dựng cho những “đứa con tinh thần” của mình những thành trì vững chắc nhất về mặt kết cấu. Để có thể tạo nên những vần thơ có sức lay động mạnh mẽ đến chiều sâu tâm thức của con người, thi sĩ đã dày công tạo dựng cho thơ mình những “bộ cánh” thật mới mẻ nhưng không hề lạ lẫm với người đọc. Với lối kết cấu hiện đại mà thấm đẫm mạch chảy truyền thống, làm trầm tích thêm để tôn vinh truyền thống, Mai Văn Phấn đã mạnh dạn đẩy những sáng tạo nghệ thuật của mình đến những trường thẩm mỹ mới làm cho người đọc không khỏi bất ngờ. “Mai Văn Phấn rất có ý thức trong cách sử dụng ngôn từ, nhưng anh đi theo lối hiện đại, mới mẻ, tránh sự mòn nhảm, anh biết để câu chữ lan toả trọn vẹn hết nội hàm và sức lay động của nó trong từng tình huống thơ. Đấy chính là cấu trúc điển hình ngôn ngữ thơ Mai Văn Phấn” [13, 6]. Đây có thể được xem là một trong những cách tân quan trọng của ông về mặt cấu trúc thơ. Từ đây có thể khẳng định, kết cấu là một phương diện quan trọng góp phần làm nên bản chất của hồn thơ Mai Văn Phấn. Khi hiện thực được ông nhìn nhận ở bề sâu thì lối kết cấu men theo

mạch vận động của tâm linh được sử dụng một cách triệt để. Trong đó, nhà thơ phát huy cao độ mạch kết cấu theo thể thơ tự do, cùng với kết cấu phân tán, gián đoạn và thơ văn xuôi. Có lúc, những dạng thức ấy cùng được kết hợp với nhau một cách linh hoạt, đã tạo nên những hiệu ứng bất ngờ đối với sự tiếp nhận của người đọc. Chính lối kết cấu linh hoạt, hiện đại, không chỉ đưa người đọc đến với một thế giới tâm linh đầy hấp dẫn mà còn kích thích trí liên tưởng, sáng tạo.

Thoạt tiên, khi nhắc đến sự vận động trong đời sống tâm linh chúng ta dễ dàng có thể khẳng định đó là một sự “thả lỏng”, tự do hoàn toàn không tuân theo bất kỳ một quy luật hay một sự sắp đặt nào. Nó chảy trôi một cách tự nhiên trong vùng vô thức của con người, như chính cách thi sĩ để cho con chữ của mình tuôn trào: Chiếc lá kia rơi/ Mặt đất sẽ trũng xuống/ Vọng tiếng chuông xua mây đen (Thu đến)

Rõ ràng, thơ hiện đại nói chung, đặc biệt thơ Mai Văn Phấn có những phá cách hết sức tự do, lựa chọn cách thể hiện theo thể thơ tự do được phát huy cao độ trong suốt hành trình sáng tạo. Hiện thực đời sống vốn phong phú, phức tạp, biến hóa khôn lường, ẩn tàng đầy nghịch lí, phi logic, nhiều khi không thể nhận thức, phân định minh bạch được . Mai Văn Phấn là nhà thơ có linh giác mạnh, có thể đưa cảm xúc của mình tới những vùng xa mờ của nhận thức và ông cũng là người nhạy cảm với đời sống tâm linh, tâm cảm, đã mang đến cho thơ ca đương đại cách cấu trúc tổ chức bài thơ hết sức tự do, không tuân theo logic thông thường. Thơ Mai Văn Phấn không hề bị ép buộc trong một khuôn mẫu có sẵn nào, thơ ông đi theo “mạch nguồn” của riêng ông. Về cơ bản, đó là những nhận thức mới mẻ về bề sâu của hiện thực, hình thức thơ vì thế cũng được xây dựng trên nguyên tắc tự do thể hiện:

Ánh sáng đã ngủ yên/ Trong vòng tay của đêm/ Ta đang hồi sinh (Nghi lễ cuối

cùng). Ở đây, màu sắc tôn giáo thể hiện trong sự phân lập rõ ràng giữa ánh sáng và bóng tối, mà ở đó những nghi lễ Thiên chúa giáo hiện hữu (Đây cũng là thiên hướng sáng tạo chủ yếu của Mai Văn Phấn ở những tập thơ đầu).

Mặt khác, thơ tự do còn được nhà thơ đẩy đến những cách tân táo bạo. Ta có những cách diễn đạt khá mới lạ: Con gián và tôi từ giờ sòng phẳng/ Nó chui ra.

Tôi vô cảm./ Nó gặm nhấm. Tôi ngập chìm./ Nó leo tường. Tôi thù vặt./ Nó bài tiết.

Tôi ăn gian./ Nó hôi xì. Tôi lì lợm./ Nó dò xét. Tôi mở đường./ Nó nghênh ngang. Tôi u muội. (Chuyện còn dài)

Đó là một sự kết hợp độc đáo, không tuân theo một quy tắc nội tại hiện hữu nào, mà đó có thể gọi là những nguyên tắc của riêng nhà thơ. Khi ấy, chỉ có sự hoạt động mạnh mẽ của “thế giới thứ hai”, tạo ra nhiều liên tưởng bất ngờ. Nó lôi cuốn người đọc cùng trải nghiệm trong những sáng tạo của nhà thơ.

Thứ hai, men theo mạch vận động của đời sống tâm linh – một vùng xa mờ của ý thức, đôi khi chúng ta cảm nhận đó là một sự rời rạc, đứt nối của cảm xúc, có thể tạm gọi đó là sự phân tán, gián đoạn trong vô thức và tiềm thức. Bản thân thi sĩ là người có tâm hồn hết sức nhạy cảm, linh giác và trực giác mạnh mẽ. Vì thế, cùng với sự hoạt động mạnh mẽ của “đời sống thứ hai”, và quan niệm tiến bộ về thơ ca (thơ không chỉ phản ánh cái thực, cái hữu hình của đời sống, mà còn quan tâm đến cái ảo của thế giới tâm linh, vô thức) sẽ dẫn đến cách thức tổ chức bài thơ hết sức tự do, phóng khoáng. Nhà thơ không thể chủ động, không thể định hướng trước một điều gì. Bài thơ được dẫn dắt một cách ngẫu hứng theo sự dẫn dắt của tâm thức. Mai Văn Phấn cũng là một trong số những nhà thơ vận dụng một cách thành công những kinh nghiệm của vô thức, tiềm thức trong quá trình sáng tạo, và xem nó như một nhân tố quan trọng trong việc tổ chức, kết cấu bài thơ. Nhiều bài thơ của ông, tưởng như rất rời rạc, phi logic ở bề mặt nhưng lại nguyên phiến, nhất quán ở bề sâu:

Trang nghiêm

Cha chịu

(Chơi với con)

Những câu thơ bị ngắt ra, nhưng ẩn sâu trong nó vẫn tồn tại sự kết nối. Từ đó, chúng ta liên tưởng đến cách vắt dòng trong thơ mới, nhưng ở đây có sự khác biệt với thơ mới. Sự vắt dòng ở Mai Văn Phấn không hề tính đếm đến sự nguyên vẹn trong ý nghĩa của từ ngữ, của câu thơ. Ông không đơn giản hóa chức năng hoạt động của ngôn ngữ trong khuôn mẫu của dòng thơ nhất định vì ngôn ngữ có vai trò đặc biệt và khả năng biến hóa vô cùng. Nhưng rõ ràng trong sự gián đoạn do thi sĩ tạo ra, người đọc vẫn có thể cảm nhận được một sự liền mạch – liền mạch trong sự kết nối của tâm thức, tiềm thức ở cõi “mơ thực”:

Tỉnh mộng

Mộng còn

Vật vã…

(Mơ thực)

Đây là một hình thức tổ chức hình thức thơ được vận dụng thành công trong thơ Mai Văn Phấn. Nó không chỉ trực tiếp tác động lên giác quan của người đọc mà còn tạo ấn tượng mạnh mẽ lên trường thẩm mỹ của các thế hệ người tiếp nhận. Rõ ràng, cách tổ chức hình thức thơ Mai Văn Phấn mang một quan niệm riêng về sự kết hợp ngôn từ trong một dòng thơ, bài thơ. Mỗi câu thơ là một sự gián đoạn tạo khoảng lặng để người tiếp nhận cảm nhận và đồng sáng tạo. Với Mai Văn Phấn, mỗi con chữ đều có thể chuyên chở một ý nghĩa và có một tiếng nói nhất định trong chỉnh thể. Sự kết hợp ngôn từ hết sức tự do có xu hướng phá bỏ những trật tự logic thông thường, nhưng đó lại chính là sự liên kết trong thế giới duy tâm, duy cảm. Do vậy, câu thơ thường có sự song tồn, xen kẽ mơ hồ giữa đời sống hiện tại

và đời sống tâm linh, giữa màu sắc hư và thực. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã nói về cách kết hợp ngôn từ trong thơ Mai Văn Phấn mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao,“Mai Văn Phấn đã biết cách giữ được những đặc thù của ngôn ngữ thơ trong

chuyển động đổi mới của những con chữ. Đây chính là sự khác biệt giữa một số cây bút cách tân đã nhân danh cái mới để “lạ hóa” thơ đến mức phản thơ với những tác giả có xu hướng tìm tòi nhằm nâng cao vẻ đẹp ngôn ngữ - thơ bằng những ý tưởng mới”.

Mai Văn Phấn luôn có xu hướng phá vỡ cấu trúc thơ truyền thống, ông không hề câu nệ đến mối quan hệ nhân quả theo chiều tuyến tính. Bởi trong tâm hồn của người nghệ sĩ ấy luôn tràn đầy cảm xúc, một khi cảm xúc bung nở thì nó sẽ được thể hiện dưới nhiều chiều kích khác nhau. Vì thế, cách kết cấu theo kiểu phân tán, gián đoạn có sự bổ trợ đắc lực cho trường thẩm mỹ mới của thi sĩ, đây cũng là sự cách tân tiến bộ so với thơ ca truyền thống, thể hiện một sự phá cách hết sức tự do. Đôi khi trong bài thơ xuất hiện những câu thơ, những hình ảnh rời rạc, dường như không có chút liên hệ nào với nhau. Đó là lối tư duy phi logic của những người mắc bệnh hoang tưởng, mà hình ảnh ông già mắc bệnh lẩn thẩn xuất hiện trong bài thơ “Đúng vậy” đã tạo nhiều ám gợi cho người đọc. Ông bỏ nhà đi và cứ lẩm bẩm những câu nói tưởng chừng vô nghĩa: “sáng rồi tối... thối rồi thơm... bơm rồi xì... đi rồi ngã... vả rồi thương... ương rồi chín... nín rồi thét... kẹt rồi lơi... xơi rồi hóc... bóc rồi che... đe rồi chừa... đưa rồi quỵt... bịt rồi hở... lỡ rồi toi... moi rồi thấy...”.

Rõ ràng, đây là những mảnh vụn của hiện thực, giống như những hình ảnh ảo

giác, kì dị, chỉ xuất hiện từ trong những khủng hoảng tâm lí của con người. Ở đó, con người triền miên trong cõi vô thức, những hành động ở họ có chút gì đó “kì quặc” trong mắt người thường. Nhưng nếu lắng lòng lại để cảm nhận những chuyển biến tinh tế trong miền sâu thẳm của tâm hồn chúng ta có thể tiếp cận đến

chiều sâu của những quy luật đời người. Ở đó, ta còn được có những trải nghiệm tuyệt vời với cái nhìn đôn hậu của người nghệ sĩ và khả năng đồng vọng đến miền tâm thức của con người. Đây cũng là lối viết thơ theo kiểu tự động được đông đảo các nhà thơ đương đại sử dụng và phát huy một cách có hiệu quả. Lối viết này đã được “Hoàng Hưng đề xuất lối thơ “vụt hiện”, giống như lối viết tự động từng

được nói đến ở phương Tây, nhưng được đẩy cao hơn: bài thơ là tập hợp thơ của những câu, những hình ảnh rời rạc, dường như không có chút liên hệ nào với nhau, chỉ là những bản tốc kí những gì “vụt hiện” ra trước mắt hoặc đến từ tiềm thức, vô thức”∗ [48, 108]. Và trên chính nền ấy, Mai Văn Phấn đã tạo ra những “bước tiến” mới, khi ông thể hiện những ẩn ức của mình bằng việc tạo cho nó một cấu trúc mới để tồn tại. Trong cấu trúc ấy, không tồn tại sự tường trình, diễn giải chi tiết mà tất cả được giản lược một cách tối đa. Từ đó, người đọc tự suy đoán và tìm ra sợi dây logic liên kết ngầm ẩn đằng sau bề mặt câu chữ.

Thứ ba, khi sử dụng hình thức thơ tự do, những cảm xúc mới được tạo ra từ chính sự tự do sáng tạo của nhà thơ. Với xu hướng tự do hóa hình thức thơ một cách triệt để, cùng với mạch vận động đa dạng của đời sống tâm linh thì những hình thức thơ thông thường không thể chuyển tải hết được những chiêm nghiệm, suy tư của thi sĩ đối với những biến động tinh tế trong đời sống tâm linh. Khi đó, thi sĩ cần đến những hình thức thơ cởi mở hơn, rộng rãi hơn để những cảm thức thơ được trải dài và lan rộng hơn. Lúc ấy, thể thơ văn xuôi được Mai Văn Phấn sử dụng và phát huy một cách hiệu quả. Soi chiếu vào hành trình sáng tạo của Mai Văn Phấn càng về những giai đoạn sau, khi ý thức về sự đổi mới hình thức thơ ngày càng gia tăng thì mật độ của thể thơ văn xuôi xuất hiện càng nhiều. Thơ văn xuôi được sử dụng dưới những hình thức hết sức đa dạng, từ những bài thơ văn xuôi độc lập, cụm lại thành chùm (như 8 bài Lúc mặt trời mọc, Viết cho cây sáo, ∗ Nguyễn Văn Long, Giáo trình văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Nxb Đại học sư phạm, 2007, tr.318

Nước mắt, Em cho con bú, Đêm ở Thuỵ Khuê, Bừng tình trên tàu, Ký sự mùa thu, Hải Phòng trước năm 2000), Mai Văn Phấn mở rộng khuôn khổ thơ văn xuôi

thành từng chương trong Trường ca (như chương III: Cộng hưởng I; chương VI:

Cộng hưởng II; chương X: Phía trước bàn chân trong trường ca Người cùng thời) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoặc tổ hợp thành liên khúc, biến tấu theo chủ đề (Mười bài tập mùa xuân – 10 khúc; Những bông hoa mùa thu 13/27 đoạn). Trong đó, từ viết cho cây sáo; nước

mắt; em cho con bú; Bừng tỉnh trên tàu… đến bức ảnh, trái cây và giấc mơ; kể lại giấc mơ; giấc mơ cây; Quang phổ;…không chỉ thể hiện sự đổi mới hình thức thơ

mà ở đó, những bài thơ đã tạo dựng nên một thế giới xen lẫn những hư và thực, mà quan trọng hơn là sự thay đổi điểm nhìn tôn giáo, hay nói đúng hơn là sự hoán chuyển những nghi thức thức tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn trong quá trình sáng tạo.

Mặt khác, khi sử dụng thơ văn xuôi là một hình thức thơ có tính chất cởi mở hơn cả, ít ràng buộc hơn cả (so cả với thơ tự do), không giới hạn về biên độ câu thơ, dòng thơ, mạch câu chảy tràn, sự kiện phong phú, hình ảnh chồng chất, ý tứ đa dạng, cảm xúc trùng điệp. Mai Văn Phấn đã gây ấn tượng mạnh mẽ bởi lối cấu trúc bề thế, tầng lớp của hình ảnh; Tính ẩn dụ, đa nghĩa, giàu triết lí; Giọng điệu trúc trắc, gân guốc; Ngôn ngữ đậm chất siêu thực; Sử dụng cả chi tiết kì ảo, phi lí:

“Đoàn tàu băng qua bao cây số, đưa giấc mơ của tôi đến những nơi giời ơi đất hỡi ... Tôi đi ra khỏi tôi, ra khỏi con tàu.

Có tiếng sóng biển rào rạt đập vào bờ làm tỉnh giấc. Đang bàng hoàng run rẩy, tôi nhớ ngay đến người phụ nữ xa lạ kia liệu có ngủủ thiu thiu, để lỡ trượt chân ngã xuống đường tàu.

Nhìn chẳng thấy chị đâu. Hay chị xuống ga nào? Có cái ga ấy không? Có cái ga ấy không? Có cái ga ấy không? Trong giấc ngủ của tôi vừa nãy!”. (Bừng tỉnh trên

tàu).

Những câu hỏi của nhà thơ, như còn ngân vọng mãi trong miền vô thức của con người như một sự ám ảnh khôn cùng. Thi sĩ đang sống trong cảm giác “mộng du”, không thể ý thức được rõ ràng về những điều đã và đang xảy ra ở hiện tại, nhưng ông lại vô cùng tỉnh táo và vô hình chung có thể tự lí giải được những điều vang vọng từ cõi tâm thức. Từ đó, tạo nên khoảng không gian thơ siêu thực, mông lung để người nghệ sĩ có thể thả hồn mình vào những miền sâu của tâm tưởng. Đến bài thơ Quang Phổ, một lần nữa nhà thơ tạo ra những khoảng lặng tâm tưởng giữa hai miền ánh sáng và bóng tối – một quan niệm quán xuyến trong hành trình sáng tạo của ông. Để thể thơ văn xuôi được sải cánh vươn tới một chân trời của những điều tưởng như bình dị nhưng vô cùng thiêng liêng. Một ngày ánh sáng rút đi, mọi vật

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN (Trang 90 - 100)