Hình tượng cái tôi trữ tình

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN (Trang 57 - 63)

Hướng về hiện thực ở bề sâu luôn là khát khao cháy bỏng trong tim người thi sĩ. Một thế giới thơ với nhiều các cung bậc cảm xúc và giàu tính nhân văn. Đến với thơ, bằng sự nhạy bén và tinh tế chảy từ con tim người thi sĩ, Mai Văn Phấn đã cho người đọc tiếp cận với một hình tượng cái tôi trữ tình hết sức độc đáo và ấn tượng. Cái tôi đó tồn tại không hề có sự biệt lập với thế giới bên ngoài mà luôn trong tâm thế hòa đồng cùng khách thể. Nhà thơ trải lòng mình với đất trời và vạn vật với tinh thần “thiên nhân hợp nhất”. Bởi thế cho nên, hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ hiện lên với nhiều dáng vẻ: Đó là một kẻ say đắm trong tình yêu; Một người hết lòng sùng kính với đấng tối cao bằng một đức tin thiêng liêng, màu nhiệm; Và, đặc biệt là một tấm lòng, một trái tim nhạy cảm luôn hòa hợp với con

người và vạn vật. Tất cả đã tạo nên những nét đẹp riêng, đầy phong cách từ dáng vẻ đến tâm hồn của thi sĩ.

Trước hết, khi tiếp xúc với những trang thơ chan chứa cảm xúc của Mai Văn Phấn, người đọc không khỏi ấn tượng về hình ảnh một nhân vật trữ tình đắm say trong tình yêu. Con người ấy giám yêu và khao khát được yêu, một tình yêu chân chính. Nếu như tình yêu với tuổi trẻ là ngọn lửa đam mê trong nỗi khát khao rực cháy, thì ở Mai Văn Phấn tình yêu có độ chín nhất định về mặt nhận thức, nên tình yêu ấy không chỉ đẹp ở cách yêu mà còn đẹp cả trong tâm thế của người yêu. Mai Văn Phấn là người ý thức rất rõ về ý nghĩa của tình yêu như một phép màu nhiệm, nên thi sĩ rất trân trọng người mình yêu. Mai Văn Phấn đến với tình yêu trong tâm thế của một người khao khát sự hòa hợp của hai tâm hồn, hai trái tim: Bờ vai em bức tường ngày xa/ Anh giấu kín ngăn sách/ Ngọn đồi kiêu hãnh/ Nâng anh gió mạnh/ Cây cầu bắc qua tháng ngày. Hay, nhiều hơn là sự khao khát như ánh sáng

diệu kì chảy từ một con tim thành thật, “anh” như muốn vỡ tan, muốn hòa điệu: Nhòa tan anh với mung lung/ Em là giếng gió trong lòng/ Nhấn chìm anh thoắt đã không cồn gì/ Hư vô thành thật cũng vì yêu em/ Tiếng em gọi chói chang bên kia sông mơ, con thuyền anh bỗng thành con chó nhỏ…(Em xa). Ở thi sĩ, khát vọng

yêu, khát vọng gắn bó rất đỗi mãnh liệt nhưng cách nhà thơ đến với tình yêu luôn bằng sự ngưỡng vọng tuyệt đối. Tình yêu của em được tôn thờ như thứ ánh sáng trên cao, anh chỉ có thể chiêm ngưỡng và chờ đợi sự ban phát. Và, cũng chính tình yêu ấy đã mang lại sức mạnh hồi sinh trong anh: … Anh dũng cảm lún sâu/ Chờ

sinh lại trong tóc mềm (Được quyền nghĩ những điều đã ước)

Với Mai Văn Phấn, tình yêu nam nữ luôn gắn liền với những tình cảm cao cả. Thâm nhập vào thế giới thơ tình của Mai Văn Phấn, người đọc như được chạm đến bờ cõi của những vẻ đẹp đến thánh thiện, những vẻ đẹp trong sáng đến toàn mĩ, ngay cả khi nhà thơ nhắc đến sự gắn bó về thể xác trong tình yêu cũng đậm

chất thơ: Em là vỏ chát anh là nhân/ Quấn quýt heo may chuyển ngọt dần/ Hôn

nhau thành quả rơi trên cỏ/ Xanh ủ trên đầu chín dưới chân (Quả thu). Và, trước

sức hút của một trái tim đắm say trước vẻ đẹp của người mình yêu thì: … Quyến rũ

quá sao mà chịu được/ Bồng em lên / Và xiết chặt hơn/ tới vỉa quặng khai phá ký ức/ xa vời/ rợn ngợp chông gai…Vì thế, nhà thơ phải: Tưởng tượng em hiểu anh/ được yêu/ hình hài đã tặng (Bông hoa).

Đặc biệt Mai Văn Phấn cho rằng, tình yêu cũng là một cách thức giải thoát để mang lại sự tái sinh, hồi sinh bất tận. Em là ngọn lửa thiêu đốt trái tim yêu, là ánh sáng đưa anh tới bến bờ hạnh phúc. Tình yêu đó hiện lên như một nghi lễ thiêng liêng, là hình thức rửa tội, ban ơn: Vừa chạm vào bờ ánh sáng/ Anh quỳ xuống/

Anh hiện thân trong chiếc áo thiên thần/ Lấy một ít nước gọi lên máu và sữa cỏ/ Em dịu dàng rửa tội cho anh (Nghi lễ cuối cùng). Rõ ràng, cái tôi trữ tình say đắm

trong tình yêu nhưng là một sự say đắm đầy lí trí. Cái tôi ấy đến với tình yêu trong tâm thế của một kẻ tôn thờ, ngưỡng vọng dù trái tim yêu lúc nào cũng rạo rực với những khát khao rát bỏng. Tất cả đã tạo nên một bản âm hưởng tình ca đầy ý vị, mang một phong cách rất riêng của Mai Văn Phấn.

Trong thơ Mai Văn Phấn, bên cạnh cái tôi trữ tình say đắm trong tình yêu thì cái tôi ấy còn thể hiện tấm lòng chân thành của mình trước Đấng tối cao với cái nhìn thành kính, ngưỡng vọng, bằng một đức tin thiêng liêng, màu nhiệm. Như trên đã nói, Mai Văn Phấn sinh ra trong một gia đình có truyền thống theo đạo Thiên chúa. Từ nhỏ ông đã là một con chiên ngoan đạo, trong tâm hồn ông lúc nào cũng tồn tại lòng tin về một thứ quyền năng ở một thế giới khác. Đến với thế giới nghệ thuật, ông thể hiện một sự thức nhận sâu sắc về ánh sáng của Đấng – Toàn – Năng luôn chi phối đến đời sống con người. Vì thế, nhà thơ luôn thận trọng sử dụng những ngôi lời tế vi nhất, như một sự sùng kính dâng lên Người: … Chúa cũng đã một thời/ Chết như người hành khất/ Máu Chúa hòa nước sạch/ Rửa tội

cho cộng đồng (Nguyên Hồng vào nhà thờ). Sự ra đi của Chúa dưới con mắt của

những con chiên nói chung và đặc biệt với nhà thơ là một sự hi sinh cao cả. Cái chết của Chúa không phải là kết thúc sự sống, mà là sự khởi đầu cho triệu triệu sự sống khác. Máu Chúa rửa tội cho chúng sinh, hồi sinh cho hàng vạn mầm sống. Mai Văn Phấn thể hiện một niềm xót xa, trong sự thành kính sâu sắc của một cá thể chúng sinh được hưởng sự ban phát phước lành từ Chúa.

Không dừng lại ở đó, đến với “Cửa Mẫu”, Mai Văn Phấn đã tạo ra sợi dây gắn kết giữa vô cùng đặc biệt giữa “con” và “Người”. Ở đây, đứng ở vị thế của “hậu thế” trong cái nhìn ngưỡng vọng với “Đấng sinh thành”. “Mẫu” là điểm tựa tinh thần, là bầu trời độ thế, che chở cho con: Mẫu nâng niu con ánh trăng/ Tiếng chuyền cành

tiếng hú/ Da thịt con yêu trải sâu đêm tối/ Dựng tầng mây mưa nguồn. Với tư cách

là một sinh linh tồn tại trong lòng vũ trụ bao la kia, nhân vật trữ tình thể hiện một niềm “tri ân” đối với Đấng sáng tạo, thi sĩ tự nhận mình là con của người. Vì thế, hình tượng “Mẫu” tưởng như xa vời kia lại trở nên gần gũi hơn, gắn bó yêu thương trong chính cuộc đời. Bằng lối dẫn truyện hồn nhiên, trong sáng Mai Văn Phấn đã tạo ra được sợi dây kết nối thiêng liêng giữa con người với cội nguồn. Ở đó, người đọc như được nhìn thấy những hình tượng sống động về Đấng – Toàn – Năng, đó là những hình tượng đang hiện hữu trong chính đời sống tâm linh của con người. Bên cạnh đó, cũng trong “Cửa Mẫu”, điều khiến người đọc bất ngờ không phải nằm ở sự hiện hữu của hình ảnh, hình tượng mà là sự lồng hiện các hình tượng khác nhau xuất phát từ điểm nhìn ái kính của nhân vật trữ tình. Tính nhân bản của thi phẩm một lần nữa lại được khẳng định. Mai Văn Phấn đã rất thành công khi tạo ra sự đồng hiện của kiếp người thông qua hai hình tượng cha và con: con là ấu thơ là kí ức của cha, cha là hình ảnh tương lai của con; con là sớm, cha là chiều; con là ra đi, cha là lúc trở về. Cửa Mẫu là xuất phát điểm cũng nơi kết thúc một hành trình vừa nhiệm màu, vừa khổ ải. Hai hình ảnh ấy dìu nhau cùng biểu đạt quy luật

của đời người là tứ thơ độc đáo của Mai Văn Phấn. Chính mối liên hệ mang tính huyết thống này đã chuyển tải tối ưu ý niệm của Mai Văn Phấn về một đức tin màu nhiệm có khả năng xua tan khổ đau mang lại ánh sáng hạnh phúc cho con người. Hạnh phúc ấy trước hết là sự sống, là niềm tin ở một cõi nhân sinh tốt đẹp. Vì thế cho nên, con luôn cầu nguyện cho bóng đêm đi qua, bình minh ánh sáng lại tới, để sự nhiệm màu ban phát sự sống: Từng chồi chân tay bé xíu/ Bật nhẹ trong cơ thể

Người/ Con tỉnh giấc.

Cuối cùng, khi nói về hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Mai Văn Phấn chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hình ảnh quy tụ ở một tâm hồn, một trái tim hòa hợp với thiên nhiên và vạn vật. Nhà thơ đến với thế giới hình tượng không chỉ bằng cái tài hoa của một người nghệ sĩ, mà còn bằng “cái tình” sâu nặng chảy từ trái tim yêu. Nhân vật trữ tình trải lòng mình giữa thiên nhiên vũ trụ và con người trên tinh thần “thiên nhân hợp nhất”: Tôi ngước lên dòng thác màu tím nhạt từ

bông hoa đang dội xuống ngực mình. Không phải ai đi qua mùa hè cũng được vô tình tắm gội/ Vực thẳm của bóng cây khi chiếu xuống càng hun hút và rợn ngợp. Biết có ai dìu những bông bằng lăng bé bỏng đi đâu. Chắc hoa vẫn rực rỡ và thản nhiên ban phước (Hoa bằng lăng). Rõ ràng, với thi sĩ sắc đẹp của thiên nhiên ban

tặng cho con người cũng là một điều phước lành. Cảm hứng tôn giáo chi phối đến cách nhìn và cách thể hiện, để từ đó ngôn ngữ thơ chuyển tải một sức nặng cơ bản đưa tôn giáo đến gần cuộc đời hơn. Phải là trong tâm thế của một nhà thơ, luôn hòa mình vào đất trời thì mới có thể cảm nhận được mọi sự thay đổi tế vi nhất của thiên nhiên, Muốn dừng lại bên đường/ Nằm lên cỏ/ Trời cao mong leo lên cây/ Nhìn

xuống tiếc nuối cát/ Thèm trộn vào cát/ Giây phút phân vân anh bất động (Hình

đám cỏ - nhịp II)

Trong thơ Mai Văn Phấn thiên nhiên cũng có hồn, cũng có tâm trạng đặc biệt. Nếu như thơ xưa với “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” thì trong thơ Mai Văn

Phấn, thiên nhiên cũng mang quyền năng riêng – thứ quyền năng của tạo hóa:

Miệng bóng tối ghé vào thanh bạch/ Hơi độc từng phun ngược lại âm hình/ Nơi đoán phạt trắng đen, thiện ác/ Lá cỏ trồi ra chiếc lưỡi phân minh (Tập phát âm). Rồi ngay cả những vật tưởng như là vô tri, vô giác cũng có xúc cảm riêng và ước mơ riêng, đó là ước mơ thoát khỏi bóng đêm để vươn tới những chân trời tràn đầy ánh sáng: Bóng những chiếc ghế, hàng cây, ngọn tháp…/ Trốn màn đêm đi tìm ước

mơ/ Nhữn lưng ghế không biết đổ mồ hôi/ Và tán lá không làm ra diệp lục/ Cả quả chuông cố rung lên mà không thành tiếng….(Phía sau ánh sáng). Tâm hồn thi sĩ

cùng ngân vang với khúc biến tấu của vạn vật về sự sống. Khát vọng hướng tới một bầu trời đầy ánh sáng và thanh sạch như hướng về một thế giới thuần khiết, thiêng liêng nơi cõi lòng. Khúc nhạc ấy có khi lại được ngân lên từ những nỗi đau, sự mất mát. Khi ấy, vạn vật và con người cùng lắng đọng để chia sẻ và thấu hiểu: …Cuộc chiến tranh lại đi qua những thời thiếu nữ/ Ngọn lửa Na-pan lùa vào giấc

mơ làm mẹ làm vợ/ Nay có chị về núp bóng nâu sồng/ Rung lên những quả chuông hoàng hôn./ Những lồng ngực mang hình quả chuông!/ Những ánh mắt trẻ thơ mang hình quả chuông!/ Những hộp sọ vang cùng quả chuông!/ Những giọt máu vang cùng quả chuông! (Trường ca người cùng thời). Gấp trường ca lại lời thơ như

còn vang vọng mãi trong tâm trí của người tiếp nhận. Cái đọng lại không chỉ đơn giản là hiện thực chiến tranh với những đau thương, mất mát, mà cao hơn đó là cách lồng hiện hình tượng hết sức tinh tế của thi sĩ tạo nên một bản hòa tấu của con người và vạn vật về những đau thương, mất mát ấy. Điều này xuất phát từ thế giới quan tiến bộ về quan niệm “vạn vật hữu linh”, để từ đó Mai Văn Phấn sáng tạo ra sự cân xứng trong mối quan hệ với con người. Thơ ông thực sự có hồn và lôi cuốn người đọc ở sắc điệu này. Có thể nói, trên ba bình diện về cái tôi trữ tình thì đây là bình diện quy tụ nhất, sâu sắc nhất quy chiếu toàn bộ hành trình sáng tạo nghệ thuật. Để rồi, trên đường dấn thân đi tìm nẻo khác cho thơ mình, cái nẻo càng ít dấu chân, thậm chí chưa có dấu chân ai đó càng tốt. Mai Văn Phấn đã dằn mình để

cho sự mạo hiểm thắng sự sợ hãi và chấp nhận cả những đau xé; cơn đau siêu thực hành hạ ông có khi còn hơn những cơn đau hiện thực, khiến ông mong rằng nó chỉ là một giấc mơ, Tôi cúi xuống đón chiếc ách lên vai/... Tôi chạy quanh và miệng

sùi bọt/ Tôi nhễ nhại giả chết, lồng lộn/ Tôi rã rời, loạn nhịp/ vỡ tung/ Tôi thấm nước và vắt ra nước (Chỉ là giấc mơ). Đây rõ ràng là tác giả không mấy đi tìm nỗi

cảm thông ở người đọc mà là đang làm một việc gần như bóp chết bản ngã để hình thành một chủ thể khác, mong trình bày tâm trạng một cách khách quan nhất có thể. Vậy, cũng là bước đầu tìm một điểm tì vịn mà bật lên đổi mới nội dung.

Như vậy, cái tôi trữ tình trong trong thơ Mai Văn Phấn là một hình ảnh đa diện. Lật từng trang thơ, người đọc có cảm giác như đang được đối diện với một “lòng nhân” cao cả, nhà thơ đang đứng ở vị thế của một người “phổ độ chúng sinh” để ban phát sự sống và đức tin cho vạn vật. Bằng một trái tim nhạy cảm, thi sĩ đã thổi hồn vào thế giới đa sắc màu kia, để chúng cùng sống, cùng “bén rễ” trong thế giới tâm thức của con người. Mai Văn Phấn là người có ý thức trong việc hướng những vần thơ của mình tới một thế giới đầy ấy sáng. Đây cũng là tinh thần cơ bản của Thiên chúa giáo soi chiếu đến những tập thơ đầu tay của thi sĩ. Với những bài thơ mang đậm âm hưởng thánh ca, đa số câu thơ đều hướng tới ánh sáng và có sự phân biệt rạch ròi giữa ánh sáng và bóng tối. Chất thơ mang trong mình những ánh sáng diệu kì từ miền vô thức. Hay nói đúng hơn, trong suốt hành trình sáng tạo thơ, Mai Văn Phấn luôn có ý thức hướng thế giới hình tượng của mình tới sự sống ánh sáng. Đó là thứ ánh sáng của tâm linh với tất cả sự linh thiêng và thanh sạch. Phải là một tâm hồn yêu người, mến cảnh đến thế nào thì Mai Văn Phấn mới có thể mang đến một thế giới thơ thuần khiết và giàu màu sắc nhân văn đến vậy.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w