Hình tượng thời gian trong cảm hứng tôn giáo

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN (Trang 50 - 57)

Như trên đã nói, cùng với hình tượng không gian thì thời gian cũng là hình thức thể hiện của nhân sinh quan và thế giới quan. Thời gian nghệ thuật là nó luôn mang tính cảm xúc và ý nghĩa nhân sinh, quan niệm nhân văn, do đó nó mang tính chủ quan. Tính chất chủ quan giúp ta phát hiện được thực tại đối với con người. Nó chính là thời gian của thế giới hình tượng, vì thế, nó là hình tượng thời gian. Trần Đình Sử viết:“Thời gian nghệ thuật là hình tượng thời gian được sáng tạo nên

trong tác phẩm nghệ thuật” [40, 39]. Để có thể tạo mạch chuyển động tinh tế phù

hợp với miền vô thức, Mai Văn Phấn đã lựa chọn cách biểu đạt thời gian như một hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa tôn giáo. Tác giả sáng tạo ra hình tượng thời gian không tuân theo những quy luật logic thông thường mà phát triển trên nền thời gian phi tuyến tính, từ đó lập thể trong cách xây dựng thời gian hiện thực trần thế, thời gian trần thuật và thời gian đậm chất triết lí Phật giáo. Ở đây, thời gian nghệ thuật là sự phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm, kể cả tư tưởng của con người trong tác phẩm. Do đó, việc khám phá hình tượng thời gian trong các thi phẩm của

Mai Văn Phấn, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các giá trị tư tưởng thẩm mỹ về đời sống tâm linh.

Trước hết, thời gian hiện thực trần thế được soi tỏ từ việc thẩm thấu triết lý vô thường của triết học tôn giáo, dấu ấn thời gian nghệ thuật được tái hiện qua sáng tác thơ. Sự biểu hiện thời gian hiện thực của trần thế vốn vô cùng ngắn ngủi và chớp nhoáng. Xuyên suốt hành trình sáng tạo nghệ thuật, người đọc có cảm giác thời gian trôi nhanh một cách vùn vụt, hối hả, gắn liền với các sự kiện mà con người nỗ lực để hoàn thành. Cảm hứng chủ đạo của Mai Văn Phấn là ở chỗ sáng tạo ra một thời gian, thước đo thực hiện “hạnh nguyện” của mình phù hợp với mọi tâm thức. Điểm sáng của tác giả là nhìn nhận con người - nhân vật trung tâm với những mục đích, hành động để chuyển hóa thân phận khổ đau. Dường như, ông đã đi cùng nhịp đập thời gian của cuộc sống.

Tôn giáo quan niệm, mạng sống của con người được tính qua hơi thở. Một hơi thở ra mà không thở vào được là kết thúc một sinh mệnh. Trong ý nghĩa đó, không ai có thể cầm chịt, kìm hãm thời gian theo ý muốn. Thời gian cứ thế ám ảnh, khiến nhân vật trữ tình lúc nào cũng thao thức muốn chuyển cái thời gian hữu hạn thành cái vô hạn. Ở đó, không có sự tàn phá của cái thời gian lạnh lùng, từng làm sụp đổ biết bao nỗi lòng con người từ sắc đẹp, tuổi trẻ, danh vọng, địa vị và quyền uy. Thật xót xa cho cái đẹp bị thời gian hủy diệt theo bốn mùa. Đây là mùa Xuân, biểu tượng cho cái đẹp thật hữu tình, đang lên phơi phới, sắc nồng hương thơm ngọt ngào. Thế nhưng, tâm lý thường tình của con người khó mà chấp nhận, và không thể không xót xa khi đang bị thời gian hiện thực tàn phá. Hơn ai hết, Mai Văn Phấn thấu rõ triết lý vô thường về thân phận con người. Ông mong ước con người vượt ra khỏi sự tàn phá của quy luật thời gian. Thế nên, ông đã nhìn nhận có một vẻ đẹp đang tràn ngập sức sống mạnh mẽ và mang khát vọng yêu đời qua những câu thơ viết về mùa Xuân, biểu tượng cho sức sống tươi trẻ của con người:

Rừng nụ chờ em bước đến mới nở, điệp trùng hoa trắng lan nhanh.

Anh là cây mận trắng trong mưa xuân se lạnh, càng quay quắt nhớ hoa càng trắng muốt. Mắt nhìn, hơi thở rung rinh. Vầng hoa đang rụng bớt những cánh mỏng. Mùa hoa lộng lẫy đến nghẹn thở. Em đi đừng e ngại làm đau mặt đất, dù những cánh hoa mong manh sẽ rụng.

Đồi núi úp lên nhau cho hoa nở. Hơi lạnh và gió nhẹ phủ đều. Anh hình dung con ngựa bạch đến bên em hiền từ cúi xuống.

Cứ mùa này đường đất mùa xuân, ta còn yêu nhau hoa còn nở. (Mùa hoa mận)

Còn đây cái đẹp chóng tàn, chỉ cần một cơn gió vàng đi qua là buổi xế chiều của kiếp người lụi tàn tức khắc thông qua hình ảnh mùa Thu: Hoá thân giọt nước mùa

hè/ Một đêm trở gió bay về với thu/ Dẫu chưa trọn kiếp sương mù/ Xin tan loãng kẻo trăng lu cuối trời/ Bao lần xanh biếc rong chơi/ Mấy lần úa rụng tiếng người vọng theo/ Thôi em! Ðừng vặn! Ðừng khêu!/ Ðáy thu thắp sáng trên nhiều ngọn cây./ Anh vừa đọng xuống thu gày/ Ðã đông thành đá phủ đầy rêu xanh. (Khúc

cảm mùa thu)

Con người cần giác tỉnh vô thường trong cái hữu hạn, đời người qua nhanh

như hình ảnh ngọn đèn trước gió. Mai Văn Phấn cất lên tiếng thét như cảnh tỉnh sinh mệnh con người chỉ trong “giấc mộng”, để rồi: Tỉnh mộng/ Mộng còn/ Vật vã (Mơ thực). Con người có cảm giác sợ hãi khi thời gian cứ trôi chảy, sinh mệnh theo đó mà chơi vơi, lung lay. Không chỉ thân sắc bị hủy hoại trong hư không, tắt ngấm như ngọn đèn trước gió, vỡ tan như bọt nước trên sông, mà tâm thức cũng trở nên u tối như quỷ ám của kiếp người. Thật là Bóng đen ngấm xuống chân trời/

Hừng đông dâng cả bãi bồi lên không (Trường ca người cùng thời)

Thời gian khách quan dường như được Mai Văn Phấn thu ngắn lại bằng những hình ảnh sinh động mang các biểu tượng minh chứng cho một thời gian siêu

tốc luôn vận hành . Với thuyết luân hồi nghiệp báo, thân mệnh con người không dừng lại đó. Thời gian cũng chịu quy luật tuần hoàn theo chu kỳ: âm dương hoạ phúc vốn xoay vần. Chính trong cái thịnh suy mà con người giác ngộ có những rung động trực cảm vút lên cao, chớp nhoáng như tốc độ thời gian vận hành của cá thể biến chuyển qua “một phút chốc” trước cái thăng trầm “được” và “mất” của trần thế. Tại đây, tâm thức con người được mở rộng, tiếp cận cái vô hạn bao la của trời đất, cái tĩnh lặng của hư không, thời gian như thể nhập vào giác tính, bởi con người đã giác ngộ và tâm thức vắng lặng. Cũng từ đó, mà sự thức nhận về tương lai cũng bắt đầu từ những vang vọng trong quá khứ: Ngày sang thời vụ gieo trồng/

Dường như tiếng sấm bên sông vọng về/ Dường như chuông đổ ngoài kia/ Bà tôi nón lá áo the lên chùa (Người cùng thời). Thời gian trong thơ Mai Văn Phấn luôn

có sự lồng hiện, đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai

Thứ đến, hình tượng thời gian còn được tái hiện thông qua thời gian trần thuật. Thời gian trần thuật trong thơ Mai Văn Phấn không được tái hiện cụ thể

trong một khung thời gian nhất định mà nó được lập trình theo hệ thức thời gian phi tuyến tính. Sự xuất hiện tương quan sự kiện với thời gian là một hiện thực về cụ thể hóa và cá biệt hóa. Điểm đáng chú ý, ở các sáng tác đã có sự liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Thời gian có đôi khi đã được tính bằng giây, ứng với sát-na theo như cách nói nhà Phật. Việc tính thời gian bằng giây, bằng“thời”, bằng giờ, đã cho phép hình dung sự kiện trong sinh hoạt bình thường của thực tại.

Từ lâu, con người đã cất bước theo cuộc hành trình trên các nẻo đường sinh tử. Dường như, con người cứ mải mê vọng trần, nên thời gian theo đó đã mang theo rất nhiều điều quý giá: Chưa kịp cất lời kinh/ Con chim sâu/ Vội chuyền sang cành

khác (Sát na - Đơn vị đo thời gian ngắn nhất của nhà Phật). Sự hệ lụy của con người là do vọng niệm khởi lên trong một sát-na. Trong cái khoảnh khắc đó, con người đi ra ngoài tầm kiểm soát của ý thức, dẫn đến các hành động gây khổ đau

cho chính mình và xã hội. Để rồi, con người chỉ có thể tìm thấy những phút giây yên bình trong hoài niệm, ở trạng thái “nhắm mắt”: Khi nhắm mắt chợt thấy thế

giới không còn ô nhiễm. Những khoảng không thanh sạch quanh ta lan tỏa, đan cài. Thấy mình thuở nhỏ giữa lòng nhà thờ cầm cây nến sáng. Ánh sáng ngọn nến đang tràn vào hốc mắt, vào trũng đất sâu bất động giữa vòm cây bí ẩn mướt xanh. Nhắm mắt thấy rừng cây cũng giống khu vườn. Những cây song mây, dương xỉ, cỏ dại cao lớn hiện hình cổ thụ. Những chiếc lá kim vươn rộng che rợp chung quanh. Con ong đất, con nhím, con sóc, con bò mộng cao lớn như nhau... Và bất động hồi lâu trong mắt nhắm

Mai Văn Phấn đã không đơn giản kể lại những thời khắc của các sự kiện, mà luôn đặt chúng trong một không gian với các gam màu và nhịp điệu. Một đêm dài đến rạng sáng, khởi điểm của một ngày gắn liền biết bao nhiêu sự kiện, vụ việc, kể cả hồi tưởng chuyện đêm qua. Thời gian hằng ngày đã mang lại cho sự kiện một hình thức vật chất của thực tại đời thường với biết bao nỗi lòng. Tâm trạng theo thời gian mà biến chuyển qua việc miêu tả cảnh vật để diễn đạt thế giới nội tâm con người. Từ sáng sớm, rồi giữa trưa, mặt trời lặn, hoàng hôn, chập tối, nửa đêm… tuần hoàn như thế, thời gian khách quan như được thu ngắn, nhưng lại căng ra bởi những tình cảm luyến ái, những đam mê, thói quen, tật cố của con người. Mô tả sự kiện hiện thực, pha một ít gam màu gợi cảm khiến ta trầm tư lặng nghĩ. Chẳng hạn, khi miêu tả thời gian vào lúc chập tối, Mai Văn Phấn đã bộc lộ rõ nét cái tâm lý thường tình của con người trước cảnh ngày tàn, đêm đến: … Khi cúi xuống dưới

chân hoàng hôn/ Thấy bóng tối xếp dày hơn trước/ Chợt phát hiện thấy nhiều lỗ thủng/ Những ngọn đèn vừa thắp trên sông (Mũi tên bóng tối)

Lúc nửa đêm là khởi điểm của thời gian tâm trạng rõ nét nhất. Con người như tự đối thoại với những nghiệp nhân, nghiệp quả do bản thân tạo ra trong đời sống thường nhật. Không gian như đi vào tĩnh lặng thì tâm trạng con người vận động

trong cô đơn não lòng: Những giấc ngủ đã ngấm rượu độc/ trí nhớ rối mù, rồi Có

ai bên tai thều thào: Hãy thức chờ xem rêu phủ bầu trời/ Mặt nước ăn những vì sao cuối cùng (Còn cậu hãy đứng đằng kia). Thời gian vật lý như kéo dài để con

người tự khắc khoải chìm đắm trong giấc ngủ nồng của đêm dài lắm mộng. Tính thực tại nhờ thế thêm đậm đà khi thời gian sự kiện gắn liền với cảm xúc không gian hiện thực: Dưới những mái nhà còn ôm nửa bóng đêm/ Ta hay đám rêu

phong ẩm mốc/ Rùng mình... Héo khô... Xanh thêm... Hoảng hốt.../ Trái chín thay áo hồng trút lại nửa vành trăng. (Giấc mơ đi qua)

Cuối cùng, hình tượng thời gian còn được thể hiện ở cách tạo dựng thời gian trong triết lý Phật giáo. Sáng tạo nghệ thuật của Mai Văn Phấn càng về

những giai đoạn sau càng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tư tưởng triết lí của đạo Phật. Phật giáo quan niệm, thời gian như một dòng chảy liên tục, con người dễ bị cuốn hút theo dòng chảy đó. Nói rõ hơn, thời gian là một sự vận động vô thủy vô chung của những vòng “luân hồi”. Con người ngụp lặn trong những chu lưu đó với vô lượng “kiếp”, mỗi kiếp là một chu kỳ sinh, lão, bệnh, tử. “Cửa Mẫu” chính là một trường đoạn kí ức thể hiện những siêu nghiệm trong cấu trúc bề sâu về những quy luật của đời người. Kiếp này tạo nhân, kiếp sau thọ quả, có khi nhân quả cùng thời trong một kiếp… Thời gian của một đời người chẳng qua chỉ là một sát-na (khoảnh khắc) trong dòng chảy sinh tử luân hồi: Lặng yên cho nước chảy/

Xối xả lâu lạnh toát mình đá/…/ Đá nhắm mắt an nhiên nước cuốn (Đá trong lòng

suối). Con người bị thời gian cuốn trôi mãi. Một khi thân mạng mất đi, muôn kiếp khó trở lại. Theo quan niệm này, thời gian vận động tùy theo nghiệp nhân, nghiệp quả của từng cá thể. Quá khứ - hiện tại - tương lai là dòng chảy, nó sẽ trở thành chuỗi luân hồi báo ứng nhân quả như bài Chuyện con dài nói: Con gián bò quanh

tôi và nói/ vừa đầu thai được ba tháng tuổi/ kiếp trước từng là người đàng hoàng/ Đàng hoàng sao chịu phận xẹp lép?/ Tôi không tin và đu lên khung cửa/ Thế nhân

chứng đâu? Vật chứng đâu?. Thật ra, thời gian tuần hoàn trong một số thi phẩm

được diễn dịch theo cấu trúc tha hóa - đọa lạc - tỉnh giác - chứng ngộ. Phân tích sâu hơn, chúng ta sẽ nhận ra quy luật vận động thời gian luân chuyển tuần hoàn này: … Buổi sáng chống gậy ra đường nghe gió thổi, mỉm cười. Rồi vô tình bị phát

giác. Có người thấy tên tôi trong đống giấy phế liệu, hồ sơ ghi làm gián điệp những hai mươi mang …Tôi bị con cháu chê cười, khinh bỉ chẳng ra gì. Bị vu khống trắng trợn, không thể thanh minh. Trước khi tự tử tôi muốn khóc. Nhưng tự nhiên khóc là việc rất khó với một người già. Tôi đành dỗ dành một đứa trẻ sơ sinh vừa thức dậy trong tã lót còn cuốn chặt (Kể lại giấc mơ). Đọa lạc hay thăng hoa

của mỗi người là do chính bản thân quyết định. Khi tâm và thân ra khỏi vùng tâm lý không hệ lụy, không ưu phiền, nhà thơ đưa ra giải pháp phải “Sống hồn nhiên”:

Vợ tôi bảo muốn chữa bệnh đau đầu/ phải hồn nhiên như cây cỏ. Vì thế cho nên, Vợ lại bảo dù trí tuệ uyên bác/ nhưng chân tay ngại cử động/ cũng chẳng nghĩa lý gì. Đó chính thời gian để con người tiếp cận thế giới “đại quang minh” của từ bi

và trí tuệ. Sự chuyển hóa này khiến con người thoát ly sinh tử. Thời gian chuyển động trở thành thời gian vĩnh hằng của tự do vô giới hạn do tâm thức đạt đạo vận hành: Ánh sáng đã ngủ yên/ Ta đang hồi sinh/ Trong vòng tay của đêm. (Nghi lễ cuối cùng). Đó là cảnh giới bất sinh bất tử, vô khứ vô lai mà thi sĩ mong đợi.

Nhìn chung, thời gian trong hành trình sáng tạo thơ của Mai Văn Phấn được thể hiện như là phương tiện phản ánh hiện thực mà người nghệ sĩ hướng tới, đó là hiện thực ở bề sâu. Với sự vận dụng tư duy triết học tôn giáo, các thi phẩm đã phát sinh một thế giới nghệ thuật độc đáo, phong phú. Ở đó, con người tồn tại trong thời gian hiện thực và chuyển hóa song song thành thời gian vĩnh hằng với một không gian vô tận. Chính yếu tố thời gian nghệ thuật đã góp phần tạo ra những giá trị thẩm mỹ cao và một chân trời nghệ thuật rộng mở, để người nghệ sĩ được thỏa sức với những ước mơ, khát vọng.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w