3.1.1. Quan điểm
Công tác dân số là một nội dung quan trọng của chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc nói chung cũng nhƣ của tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Công tác dân số là một trong những yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lƣợng cuộc sống của từng ngƣời, từng gia đình và toàn xã hội, là yếu tố tiên quyết nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Quy mô dân số ổn định, cơ cấu dân số hợp lý về độ tuổi và giới tính là điều kiện cần thiết cho sự phát triển ổn định của xã hội hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.
Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, tập trung nâng cao chất lƣợng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu "dân số vàng", chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh.
Đầu tƣ cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tƣ cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Đa dạng hoá các nguồn đầu tƣ, trong đó Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo. Tăng mức đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ và huy động đóng góp của nhân dân. Tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo thực hiện các mục tiêu dân số ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi...
Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là sự kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi, cung cấp dịch vụ dự phòng tích cực, chủ động, công bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết, hiện quả đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động dịch vụ vi phạm các qui định về chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi.
Xác định nội dung ƣu tiên, vùng trọng điểm để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn.
đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lí nhà nƣớc về công tác dân số; huy động sự tham gia của toàn xã hội; tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác dân số - KHHGĐ
3.1.2. Mục tiêu
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung mọi nỗ lực để tiếp tục nâng cao chất lƣợng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mục tiêu giảm sinh bền vững, giảm sức ép của sự gia tăng dân số, sớm ổn định qui mô dân số ở mức hợp lí, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, đô thị hóa, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và cải thiện chất lƣợng cuộc sống dân cƣ.
3.1.2.2. Mục tiêu và các chỉ tiêu kiểm định đến năm 2020
- Mục tiêu 1: Phấn đấu và duy trì tốc độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,1%, đáp ứng đầy đủ nhu cầu KHHGĐ của ngƣời dân, duy trì mức sinh thấp hợp lý.
+ Chỉ tiêu 1: Tỷ suất sinh thô hàng năm giảm từ 0,1 đến 0,2‰. + Chỉ tiêu 2: Giảm tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống 8%. + Chỉ tiêu 3: Tổng tỉ suất sinh ở mức 1,94 con/phụ nữ
- Mục tiêu 2: Giảm mạnh tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh để thoát khỏi tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh
Chỉ tiêu: tỷ số giới tính khi sinh không vƣợt quá mức 115/100 bé trai/bé gái
- Mục tiêu 3: nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ em, từng bƣớc thu hẹp về chỉ báo sức khỏe trẻ em giữa các vùng miền
+ Chỉ tiêu 1: giảm tỉ suất tử vong của trẻ em dƣới 1 tuổi xuống 14‰ và giảm tỉ lệ tử vong trẻ em dƣới 5 tuổi xuống 20‰.
+ Chỉ tiêu 2: tỉ lệ bà mẹ mang thai đƣợc sàng lọc trƣớc sinh đạt 12%. + Chỉ tiêu 3: tỉ lệ trẻ sơ sinh đƣợc sàng lọc đạt 25%.
+ Chỉ tiêu 4: giảm tỉ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi thể nhẹ cân xuống dƣới 15%.
+ Chỉ tiêu 5: Giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh có trọng lƣợng dƣới 2500 g xuống dƣới 5%. - Mục tiêu 4: Nâng cao sức khỏe bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về chỉ báo sức khỏe bà mẹ giữa các vùng miền trong tỉnh
+ Chỉ tiêu: giảm tỉ lệ tử vong mẹ có liên quan đến thai sản xuống dƣới 50/100.000 trẻ đẻ sống.
- Mục tiêu 5: Giảm tỉ lệ phá thai và cơ bản loại trừ phá thai không an toàn. Giảm tỉ lệ phá thai xuống dƣới 20 ca/100 trẻ đẻ sống.
- Mục tiêu 6: Cải thiện sức khỏe sinh sản vụ thành niên và thanh niên
+ Chỉ tiêu 1: tăng tỉ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS với VTN/TN đạt 50% tổng số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS.
+ Chỉ tiêu 2: số ngƣời ở lứa tuổi chƣa thành niên có thai ngoài ý muốn giảm 15% so với năm 2010.
- Mục tiêu 7: Tăng cƣờng chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi
+ Chỉ tiêu 1: Tăng tỉ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên có điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi lên 20%.
+ Chỉ tiêu 2: tăng tỉ lệ ngƣời cao tuổi đƣợc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng lên 20%.
- Mục tiêu 8: nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin quản lý về công tác DS- SKSS, tăng cƣờng lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.
3.1.3. Định hƣớng phát triển dân số
- Về qui mô dân số: Thực hiện có hiệu quả Chiến lƣợc dân số, đảm bảo quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện mô hình gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nâng cao chất lƣợng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh và của đất nƣớc.
- Về gia tăng dân số: Phấn đấu và duy trì tốc độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,1%, đáp ứng đầy đủ nhu cầu KHHGĐ của ngƣời dân, duy trì mức sinh thấp hợp lý. Giảm tỷ lệ sinh hàng năm là 0,2‰, duy trì tỷ lệ sinh một cách bền vững ở mức sinh thay thế, đảm bảo quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dự báo tổng tỷ suất sinh của tỉnh theo mô hinh sinh sớm giai đoạn 2014 - 2019 của tỉnh là 1,90, giai đoạn 2019 - 2024 là 1,88 và giảm xuống 1,86 trong giai đoạn từ 2024 - 2034. Kìm chế tỉ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên, giảm tỉ suất chết thô, giảm nhanh tỉ suất tử vong trẻ em dƣới 1 tuổi, trẻ em dƣới 5 tuổi, tỉ lệ suy dinh dƣỡng bào thai, suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi, nâng cao tuổi thọ trung bình. Tỷ lệ áp dụng các biện
sinh con thứ 3 trở lên xuống dƣới 9% tổng số sinh, hƣớng tới đảm bảo tỷ lệ cân bằng giới tính.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chính về sức khỏe của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
Chỉ tiêu 2015 2020
Tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống <50 <40
Tỷ lệ chết trẻ em <1 tuổi/1000 trẻ đẻ sống (‰) <14 <10 Tỷ lệ chết trẻ em <5 tuổi/1000 trẻ đẻ sống (‰) <20 <15 Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi (%) <15 <10
Tỷ lệ suy dinh dƣỡng bào thai (%) <4 <4
Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ < 1 tuổi (%) >98 >98
Tuổi thọ trung bình 74 75
Nguồn: [20] - Về cơ cấu dân số: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, giữ vững và ổn định mức sinh, giảm dần tỉ số phụ thuộc nhất là tỉ số phụ thuộc trẻ em, giảm tối đa mất cân bằng giới tính khi sinh, đảm bảo cơ cấu dân số theo giới ổn định. Tạo ra nguồn nhân lực có thể lực tốt, phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng thích ứng trong điều kiện xã hội biến đổi nhanh; từng bƣớc hình thành đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao theo chuẩn khu vực và từng bƣớc tiến tới chuẩn quốc tế.
Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, phấn đấu đến năm 2015 đạt 50% và đến năm 2020 đạt 70% lao động qua đào tạo (bằng mức bình quân của cả nƣớc). Trong đó tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề đến năm 2015 đạt 37% và đến năm 2020 đạt 55%. Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 50-55%; ngành công nghiệp từ 90-95%, ngành xây dựng 60-65%; ngành dịch vụ 80-85%. Cơ cấu lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 69,3% năm 2010 giảm xuống 45,1% vào năm 2020, lao động CN - XD từ 14,6% năm 2010 tăng lên 32,7% vào năm 2020, lao động dịch vụ từ 16,1% tăng lên 22,3% vào năm 2020.
- Về phân bố dân cư và đô thị hóa: tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, nâng cao chất lƣợng đô thị, phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ dân thành thị đạt 30%.
Phát triển, phân bố hợp lý mạng lƣới đô thị, các điểm dân cƣ trên địa bàn tỉnh; gắn phát triển các khu công nghiệp với phát triển khu đô thị và dịch vụ. Tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng đồng bằng, trung du và miền núi; phát triển hài hòa giữa đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đạt 16 m2
diện tích nhà ở bình quân/ngƣời vào năm 2010 và 21 m2 vào năm 2020;
Chùm đô thị trung tâm đƣợc hình thành và phát triển dọc theo quốc lộ 2A. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh gồm thành phố Tuyên Quang với vị trí là trung tâm về kinh tế - chính trị đƣợc xây dựng theo hƣớng hiện đại, nâng cao chất lƣợng mọi mặt của đô thị, mở rộng không gian đô thị.
3.2. Các giải pháp nhằm ổn định dân số, nâng cao chất lƣợng dân cƣ
3.2.1. Thực hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ để giảm gia tăng dân số tự nhiên, ổn định qui mô và cơ cấu dân số nhiên, ổn định qui mô và cơ cấu dân số
Các giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ đƣợc chia thành 3 nhóm và cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó nhóm giải pháp tiên quyết bao gồm giải pháp Lãnh đạo, Tổ chức và Quản lý; nhóm giải pháp cơ bản bao gồm truyền thông giáo dục, chuyển đổi hành vi và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ và SKSS; Nhóm giải pháp điều kiện gồm: xây dựng và hàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về DS- KHHGĐ và SKSS; xã hội hóa, phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế, tài chính; đào tạo, nghiên cứu khoa học và thông tin tƣ liệu.
3.2.1.1. Lãnh đạo, tổ chức, quản lí
Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với công tác dân số và chăm sóc SKSS; kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy đảm bảo quản lí và thực hiện có hiệu quả công tác này.
- Tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền đối với công
tác dân số
Công tác DS - KHHGĐ phải là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch, chƣơng trình hành động cụ thể của các cấp uỷ đảng, chính quyền. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở phải thƣờng xuyên theo dõi, quan tâm, nắm chắc tình hình và những vấn đề đặt ra về công tác DS - KHHGĐ, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai lồng ghép công tác DS - KHHGĐ vào chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức Đảng và Chính quyền các cấp tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác Dân
các mục tiêu KT - XH của địa phƣơng. Công tác dân số phải là một nội dung đƣợc đƣa vào các Chỉ thị, Nghị quyết và đƣợc kiểm điểm trong các kì họp HĐND, Đảng và Chính quyền các cấp. Thƣờng xuyên kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện và phân công cán bộ chủ chốt trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số ở địa phƣơng. Quan tâm xây dựng bộ máy chuyên trách dân số và mạng lƣới cộng tác viên dân số đủ năng lực hoạt động. Kết quả, hiệu quả thực hiện các mụ tiêu, nhiệm vụ về dân số và chăm sóc sức khỏe là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản các cấp
Ổn định và kiện toàn tổ chức bộ máy, phù hợp với tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác quản lí nhà nƣớc về DS - SKSS - KHHGĐ theo hƣớng chuyên nghiệp hoá, thực hiện phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng và xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả, đặc biệt là cấp cơ sở. Tập trung củng cố tổ chức bộ máy làm công tác này ở cấp tỉnh, huyện, xã đủ mạnh để đảm bảo quản lí, triển khai có hiệu quả các chƣơng trình, đề án, dự án về dân số, chăm sóc SKSS, bảo vệ SKBMTE.
Xây dựng chức danh chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành dân số cho công chức, viên chức làm công tác này, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách DS - KHHGĐ cấp xã.
Ổn định và nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dân số, chăm sóc SKSS ở cơ sở, đội ngũ cộng tác viên, y tế thôn bản để đƣa công tác truyền thông, giáo dục, cung cấp dịch vụ dân số, chăm sóc SKSS, theo dõi quản lí đối tƣợng tới từng hộ gia đình, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí công tác DS - KHHGĐ - CSSKSS
Tăng cƣờng và nâng cao hiệu lực quản lí nhà nƣớc về DS - KHHGĐ trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch; nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ; làm tốt việc giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật, chính sách, chƣơng trình, kế hoạch về DS - KHHGĐ - SKSS ở tất cả các cấp.
Thực hiện quản lý theo chƣơng trình mục tiêu quốc gia đối với các hoạt động trong lĩnh vực dân số và một số nội dung thuộc mảng dự phòng trong lĩnh vực chăm sóc SKSS. Thực hiện đầy đủ cơ chế quản lí theo ngành, lãnh thổ. Lồng ghép các nguồn lực đầu tƣ cho chƣơng trình DS và chăm sóc SKSS ngay từ khâu lập kế hoạch và tại địa bàn.
Tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả của công tác kế hoạch hóa, thực hiện kế hoạch hóa theo hƣớng xây dựng kế hoạch từ dƣới lên, tăng tính chủ động của địa phƣơng trong xây dựng thực hiện kế hoạch, coi trọng việc xác định mục tiêu, giải pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phƣơng, lồng ghép có hiệu quả các hoạt động DS-KHHGĐ và SKSS trong các chƣơng trình, dự án trên địa bàn.
Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác DS- KHHGĐ, chăm sóc SKSS.
Từng bƣớc áp dụng mô hình chi trả chi phí dịch vụ dân số, chăm sóc SKSS cho đối tƣợng đƣợc miễn giảm phí dịch vụ thông qua các phƣơng tiện thanh toán trung gian.
Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về DS-