Thực hiện tốt chính sách Dân số KHHGĐ để giảm gia tăng dân số tự

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999-2009 (Trang 91 - 105)

nhiên, ổn định qui mô và cơ cấu dân số

Các giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ đƣợc chia thành 3 nhóm và cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó nhóm giải pháp tiên quyết bao gồm giải pháp Lãnh đạo, Tổ chức và Quản lý; nhóm giải pháp cơ bản bao gồm truyền thông giáo dục, chuyển đổi hành vi và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ và SKSS; Nhóm giải pháp điều kiện gồm: xây dựng và hàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về DS- KHHGĐ và SKSS; xã hội hóa, phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế, tài chính; đào tạo, nghiên cứu khoa học và thông tin tƣ liệu.

3.2.1.1. Lãnh đạo, tổ chức, quản lí

Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với công tác dân số và chăm sóc SKSS; kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy đảm bảo quản lí và thực hiện có hiệu quả công tác này.

- Tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền đối với công

tác dân số

Công tác DS - KHHGĐ phải là một nội dung quan trọng trong các kế hoạch, chƣơng trình hành động cụ thể của các cấp uỷ đảng, chính quyền. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở phải thƣờng xuyên theo dõi, quan tâm, nắm chắc tình hình và những vấn đề đặt ra về công tác DS - KHHGĐ, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai lồng ghép công tác DS - KHHGĐ vào chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức Đảng và Chính quyền các cấp tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác Dân

các mục tiêu KT - XH của địa phƣơng. Công tác dân số phải là một nội dung đƣợc đƣa vào các Chỉ thị, Nghị quyết và đƣợc kiểm điểm trong các kì họp HĐND, Đảng và Chính quyền các cấp. Thƣờng xuyên kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện và phân công cán bộ chủ chốt trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số ở địa phƣơng. Quan tâm xây dựng bộ máy chuyên trách dân số và mạng lƣới cộng tác viên dân số đủ năng lực hoạt động. Kết quả, hiệu quả thực hiện các mụ tiêu, nhiệm vụ về dân số và chăm sóc sức khỏe là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản các cấp

Ổn định và kiện toàn tổ chức bộ máy, phù hợp với tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác quản lí nhà nƣớc về DS - SKSS - KHHGĐ theo hƣớng chuyên nghiệp hoá, thực hiện phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng và xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả, đặc biệt là cấp cơ sở. Tập trung củng cố tổ chức bộ máy làm công tác này ở cấp tỉnh, huyện, xã đủ mạnh để đảm bảo quản lí, triển khai có hiệu quả các chƣơng trình, đề án, dự án về dân số, chăm sóc SKSS, bảo vệ SKBMTE.

Xây dựng chức danh chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành dân số cho công chức, viên chức làm công tác này, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách DS - KHHGĐ cấp xã.

Ổn định và nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dân số, chăm sóc SKSS ở cơ sở, đội ngũ cộng tác viên, y tế thôn bản để đƣa công tác truyền thông, giáo dục, cung cấp dịch vụ dân số, chăm sóc SKSS, theo dõi quản lí đối tƣợng tới từng hộ gia đình, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí công tác DS - KHHGĐ - CSSKSS

Tăng cƣờng và nâng cao hiệu lực quản lí nhà nƣớc về DS - KHHGĐ trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch; nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ; làm tốt việc giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật, chính sách, chƣơng trình, kế hoạch về DS - KHHGĐ - SKSS ở tất cả các cấp.

Thực hiện quản lý theo chƣơng trình mục tiêu quốc gia đối với các hoạt động trong lĩnh vực dân số và một số nội dung thuộc mảng dự phòng trong lĩnh vực chăm sóc SKSS. Thực hiện đầy đủ cơ chế quản lí theo ngành, lãnh thổ. Lồng ghép các nguồn lực đầu tƣ cho chƣơng trình DS và chăm sóc SKSS ngay từ khâu lập kế hoạch và tại địa bàn.

Tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả của công tác kế hoạch hóa, thực hiện kế hoạch hóa theo hƣớng xây dựng kế hoạch từ dƣới lên, tăng tính chủ động của địa phƣơng trong xây dựng thực hiện kế hoạch, coi trọng việc xác định mục tiêu, giải pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phƣơng, lồng ghép có hiệu quả các hoạt động DS-KHHGĐ và SKSS trong các chƣơng trình, dự án trên địa bàn.

Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác DS- KHHGĐ, chăm sóc SKSS.

Từng bƣớc áp dụng mô hình chi trả chi phí dịch vụ dân số, chăm sóc SKSS cho đối tƣợng đƣợc miễn giảm phí dịch vụ thông qua các phƣơng tiện thanh toán trung gian.

Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về DS- KHHGĐ và chăm sóc SKSS, đặc biệt là kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi, nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật.

Tăng cƣờng hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thƣờng xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch về dân số, SKSS trên cơ sở hệ thống thông tin quản lí chuyên ngành.

Phối hợp chặt chẽ các chƣơng trình và dự án nâng cao chất lƣợng dân số nhƣ các chƣơng trình chống suy dinh dƣỡng bà mẹ và trẻ em, phát triển y tế cộng đồng, xoá đói giảm nghèo... là những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lƣợng công tác Dân số và SKSS/KHHGĐ.

3.2.1.2. Truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi

Tăng cƣờng phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về dân số đặc biệt là chính sách, pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục với nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tƣợng, chú trọng khu vực khó khăn, đối tƣợng khó tiếp cận; mở rộng về giáo dục DS - SKSS, phòng ngừa HIV, giới và bình đẳng giới, sức khoẻ tình dục trong và ngoài nhà trƣờng. Tăng cƣờng sự tham gia của các đối tƣợng và cộng đồng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và phản hổi về các hoạt động giáo dục và truyền thông.

đặc biệt là chính sách, pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh làm cho từng cá nhân trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân hiểu đúng, đủ những nội dung chủ yếu về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc trong lĩnh vực này.

- Nâng cao hiệu quả thông tin cho lãnh đạo các cấp

Thƣờng xuyên cung cấp thông tin cập nhật, có chất lƣợng về dân số và phát triển, giới tính khi sinh, bình đẳng giới cho lãnh đạo Đảng và Chính quyền, lãnh đạo các cơ quan đoàn thể các cấp, những ngƣời có uy tín trong cộng đồng nhằm tạo sự ủng hộ, cam kết mạnh hơn về chính sách, nguồn lực và tạo dƣ luận xã hội thuận lợi cho công tác DS-KHHGĐ chăm sóc SKSS.

Tăng cƣờng các cuộc tiếp xúc, trao đổi trực tiếp, trao đổi và đối thoại trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng giữa lãnh đạo Đảng và Chính quyền các cấp, các chức sắc tôn giáo, những ngƣời có ảnh hƣởng trong xã hội về những vấn đề DS-KHHGĐ nhằm đảm bảo thông tin đúng đắn, đa chiều, đƣa nội dung DS-KHHGĐ và SKSS, giới và bình đẳng giới vào chƣơng trình đào tạo của hệ thống trƣờng chính trị, hành chính và các trƣờng đào tạo các cán bộ quản lý của ngành, đoàn thể.

- Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông

Trên cơ sở xác định rõ đặc điểm của từng nhóm đối tƣợng, từng vùng, xây dựng và hoàn thiện nội dung truyền thông về DS - KHHGĐ - SKSS phù hợp. Các nội dung truyền thông chính bao gồm: nâng cao chất lƣợng DS - KHHGĐ để thực hiện gia đình ít con, bình đẳng giữa con gái và con trai, ngăn ngừa lựa chọn giới tính thai nhi, bạo lực giới, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, trẻ sơ sinh, ngƣời cao tuổi, bình đẳng giới và nhấn mạnh vai trò của nam giới trong việc thực hiện các lĩnh vực trên.

Ở những vùng sâu, vùng xa có mức sinh, tử vong mẹ, tử vong sơ sinh còn cao, tập trung truyền thông về KHHGĐ, làm mẹ an toàn, chăm sóc sơ sinh và trẻ em. Ở những vùng có mức sơ sinh đã tƣơng đối thấp, tỷ số giới tính khi sinh mất cân bằng, tỉ lệ phá thai, nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản và tỉ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục còn cao, tập trung truyền thông về sàng lọc trƣớc sinh và sơ sinh, không lựa chọn giới tính thai nhi, phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền qua đƣờng tình dục và HIV, sử dụng các BPTT, hạn chế phá thai, thực hiện phá thai an toàn; tăng cƣờng truyền thông giáo dục về chăm sóc sức khoẻ ngƣời cao tuổi bao gồm cả SKSS. Đối với nhóm vị thành niên và thanh niên, truyền thông tập trung vào SKSS, sức khoẻ

tình dục, phòng chống HIV/AIDS vị thành niên, bình đẳng giới và vai trò của nam giới trong CSSKSS và thực hiện bình đẳng giới.

Tiếp tục thực hiện và nâng cao hiệu quả truyền thông trực tiếp thông qua mạng lƣới cộng tác viên DS-KHHGĐ, nhân viên y tế thôn bản, tuyên truyền viên của các ngành, đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nhằm tạo sự thay đổi hành vi bền vững về DS-KHHGĐ, nhất là ở địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tăng cƣờng về số lƣợng và chất lƣợng các hoạt động tƣ vấn theo nhóm, làm tốt việc tƣ vấn trƣớc và sau khi cung cấp dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ và CSSKSS.

Duy trì và nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình, tin, bài, chuyên trang, chuyên mục về DS-KHHGĐ; tăng số lƣợng các chƣơng trình, tin, bài về chăm sóc SKBMTE, SKSS, SKTD, mất cân bằng giới tính khi sinh và bình đẳng giới trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên truyền hình. Tăng cƣờng sử dụng internet, điện thoại di động, truyền thông đa phƣơng tiện để cung cấp thông tin, kiến thức, tạo sự chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ, chăm sóc SKSS cho các đối tƣợng sử dụng các phƣơng tiện này. Thiết lập các trang thông tin điện tử, đƣờng dây tƣ vấn…miễn phí về DS-KHHGĐ, chăm sóc SKSS tại thành phố Tuyên Quang và các vùng đông dân nhƣ thị trấn, thị tứ.

Mở rộng loại hình truyền thông phù hợp với tình hình phát triển, đặc điểm văn hóa vùng miền, đặc biệt chú trọng tới vùng sâu, vùng xa nhƣ các huyện Lâm Bình, Nà Hang, với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có nhiều ngƣời lao động di cƣ, nhất là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; chú trọng các loại hình truyền thông phù hợp với các nhóm đối tƣợng đặc thù nhƣ truyền thông lƣu động, chiến dịch truyền thông lồng ghéo với cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ, chăm sóc SKSS, truyền thông tại các phiên chợ, gắn với hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian…

Xây dựng danh mục các trang thiết bị truyền thông cho từng tuyến, từng cơ sở cung cấp dịch vụ, đặc biệt là ở cấp xã, huyện làm căn cứ cho việc trang bị và trang bị lại cho các cơ sở cung cấp dịch vụ DS - KHHGĐ - SKSS công có đủ trang thiết bị truyền thông. Tập trung nghiên cứu, ƣu tiên cung cấp trang thiết bị truyền thông cho các xã nghèo, các xã ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, nông thôn.

thông phù hợp với các đối tƣợng. Đảm bảo cung cấp đủ các tài liệu truyền thông rẻ tiền cho các đối tƣợng, các cơ sở đăng kí cung cấp dịch vụ DS - KHHGĐ nhƣ tờ rơi, tờ gấp. Tăng cƣờng xây dựng và sản xuất các sách nhỏ, băng đĩa tuyên truyền. Thực hiện phân cấp sản xuất tài liệu truyền thông: Trung ƣơng xây dựng và sản xuất tài liệu mẫu và tài liệu truyền thông công nghệ cao, địa phƣơng tổ chức nhân bản các tài liệu truyền thông đơn giản.

- Tăng cƣờng giáo dục DS - SKSS - KHHGĐ, SKTD, giới và bình đẳng giới trong và ngoài nhà trƣờng

Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục về DS - SKSS - KHHGĐ, mất cân bằng giới tính khi sinh, dân số và phát triển, giới và giới tính đƣợc đƣa vào các chƣơng trình giảng dạy chính thức trong nhà trƣờng, bổ sung thêm kiến thức và kĩ năng sống liên quan đến giới tính, tình dục an toàn,... vào nội dung giảng dạy phù hợp với các cấp học.

Tăng cƣờng giáo dục thông qua các hình thức giáo dục kết hợp với giải trí, tham vấn, tự học và sinh hoạt ngoại khoá, huy động sự tham gia tự nguyện của vị thành niên và thanh niên. Thí điểm tiến tới hoàn chỉnh chƣơng trình giáo dục dân số và SKSS trên truyền hình để phổ biến kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng đúng đắn về dân số và SKSS cho thế hệ trẻ nhƣng không làm nặng thêm chƣơng trình giáo dục của nhà trƣờng. Các hình thức giáo dục dân số và SKSS, giới tính khi sinh, giới và SKTD phải phù hợp với lứa tuổi và thuần phong mỹ tục.

Tăng cƣờng sự gắn kết giữa nhà trƣờng, gia đình, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức nghề nghiệp trong hoạt động về giáo dục DS - KHHGĐ, phòng ngừa HIV cho nhóm vị thành niên và thanh niên trong và ngoài nhà trƣờng, đặc biệt là nhóm lao động di cƣ trẻ, lao động tự do, công nhân trẻ trong các khu công nghiệp thông qua các phƣơng pháp tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tƣợng.

3.2.1.3. Dịch vụ DS-KHHGĐ và CS SKSS

Nâng cao chất lƣợng dịch vụ DS-KHHGĐ và CSSKSS; tổ chức cung cấp dịch vụ sàng lọc bệnh, tật trƣớc sinh và sơ sinh; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSKSS và KHHGĐ, đặc biệt là các gói dịch vụ thiết yếu, đảm bản quyền sinh sản và đáp ứng nguyện vọng của mọi đối tƣợng, từng bƣớc thu hẹp khoảng cách thụ hƣởng các dịch vụ này giữa các các nhóm dân cƣ.

- Kiện toàn mạng lƣới cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ và CSSKSS

hợp với điều kiện của vùng, địa phƣơng và nhu cầu thực tế của các nhóm đối tƣợng; ƣu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; kết hợp hài hòa giữa mở rộng mạng lƣới cung cấp dịch vụ và phát triển các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng chuyên sâu, bệnh viện chuyên khoa sản nhi trình độ cao tại các vùng, khu vực; kiện toàn và phát triển mạng lƣới dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh. Củng cố và hoàn thiện mạng lƣới cung caaos dịch vụ DS-KHHGĐ và CSSKSS dựa vào cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, y tế thôn bản tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Mở rộng mạng lƣới cung cấp dịch vụ, xây dựng và áp dụng các mô hình, phƣơng thức cung cấp dịch vụ riêng biệt nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về dịch vụ DS-KHHGĐ và CSSKSS cho các khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và khu vực khó tiếp cận.

Tạo lập môi trƣờng pháp lý phù hợp nhằm huy động các cơ sở y tế tƣ nhân, các ngành, các tổ chức phi chính phủ và cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999-2009 (Trang 91 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)