Nhóm giải pháp về xã hội

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999-2009 (Trang 108 - 112)

- Nhóm giải pháp về chăm sóc sức khỏe và y tế

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hƣớng công bằng, hiệu quả và phát triển, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi ngƣời dân đƣợc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lƣợng ngày càng cao. Quan tâm phát triển các dịch vụ y học với công nghệ, kỹ thuật cao; phát triển hài hòa giữa y tế phổ cập với y tế chuyên sâu, kết hợp

phát triển y học hiện đại với y học cổ truyền. Thúc đẩy các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập đƣợc phát triển về quy mô và chất lƣợng, nâng cấp các cơ sở y tế đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Từng bƣớc hiện đại hoá kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hoá sinh, vi sinh, miễn dịch, di truyền và sinh học phân tử. Xây dựng một số labo xét nghiệm và áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong phòng bệnh, khám chữa bệnh và điều hành quản lý bệnh viện.

Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các Chƣơng trình mục tiêu y tế quốc gia cũng nhƣ các dữ liệu của mạng lƣới khám chữa bệnh trong toàn tỉnh.

Áp dụng có hiệu quả các phƣơng pháp khoa học công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải y tế (chất thải rắn và chất thải lỏng) đối với mạng lƣới các cơ sở khám chữa bệnh từ tỉnh đến xã/phƣờng nhằm bảo vệ môi trƣờng.

Phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý ngành từ tỉnh tới xã. Thiết lập mạng thông tin giữa Sở Y tế và các đơn vị trong tỉnh nhằm đảm bảo công tác thông tin, phục vụ quản lý. Nội bộ các cơ sở y tế có mạng Internet quản lý công tác khám chữa bệnh, quản lý nhân sự, tài chính, trang thiết bị.

Đẩy mạnh xã hội hoá y tế bằng việc triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật Bảo hiểm y tế trên địa bàn, khuyến khích các cơ sở y tế ngoài công lập đăng ký khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế; Tăng cƣờng chỉ đạo, phối hợp liên ngành trong công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe và thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Tăng cƣờng hợp tác y tế với các địa phƣơng trong vùng và quốc tế.

Giải quyết song song cả hai tình trạng thiếu và thừa dinh dƣỡng ở các lứa tuổi. Nhìn chung, tình trạng thiếu dinh dƣỡng thƣờng thấy ở khu vực nông thôn và tập trung chủ yếu ở các nhóm chi tiêu nghèo nhất. Tình trạng thiếu dinh dƣỡng thƣờng có nguyên nhân do thu nhập thấp, nếp sống sinh hoạt thiếu vệ sinh và một phần cũng do quá trình thực hiện chăm sóc y tế thiếu hợp lý. Tình trạng thiếu dinh dƣỡng ở ngƣời lớn và trẻ em thƣờng đƣợc biểu hiện qua các bệnh nhƣ: bƣớu cổ, khô mắt, thiếu máu hoặc suy nhƣợc cơ thể...Bên cạnh tình trạng thiếu dinh dƣỡng, tình trạng thừa dinh dƣỡng gần đây đã xuất hiện và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong trẻ em ở khu vực thành thị. Để hạn chế tình trạng thừa dinh dƣỡng hiện nay ở trẻ em cần tăng cƣờng các

thành thị. Cần tạo điều kiện cho trẻ em ăn uống, học tập, vui chơi và nghỉ ngơi một cách khoa học. Đối với trẻ có hiện tƣợng béo phì, cần khuyến khích các em vận động, vui chơi các môn thể thao phù hợp. Cần kết hợp tốt giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc trẻ em sao cho thật hợp lý, đề ra các biện pháp kịp thời khắc phục tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dƣỡng ở các lứa tuổi tùy vào từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể sao cho hiệu quả.

Thực hiện tốt hơn nữa các chƣơng trình quốc gia trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, > 99% số trẻ em trên địa bàn tỉnh đƣợc tiêm đầy đủ 6 loại vắc xin để phòng các loại bệnh. Một số loại bệnh lây truyền qua đƣờng hô hấp, đƣờng tiêu hóa nhƣ viêm não Nhật Bản, viêm gan vi rút, các loại dịch tả, lỵ, thƣơng hàn và gần đây nhất là bệnh chân – tay – miệng hiện nay cũng đang có nguy cơ tái phát và lan rộng, đe dọa tới cả sức khỏe của cả ngƣời lớn và trẻ em. Do vậy, cần phải tạo ra phƣơng pháp phòng chống hữu hiệu.

Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trƣờng với công tác bảo vệ sức khỏe. Công tác bảo vệ môi trƣờng có liên quan chặt chẽ tới việc cải thiện và nâng cao các chỉ tiêu về sức khỏe. Công tác bảo vệ môi trƣờng trong những năm qua trên địa bàn tỉnh đã có những bƣớc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn phát sinh nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Do vậy, hƣớng giải quyết trong những năm tới cần tập trung vào một số vấn đề mang tính chất trọng điểm sau.

- Làm tốt công tác vệ sinh môi trƣờng, đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả chƣơng trình nƣớc sạch ở nông thôn.

- Xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc tại hệ thống các sông, hồ. Nâng cấp và cải tạo các trung tâm khai thác và xử lý nguồn nƣớc phục vụ dân sinh đặc biệt tại khu vực thành thị. Cải tạo môi trƣờng tại các khu đông dân cƣ không để các ổ bệnh dịch phát sinh và lây lan. Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là thức ăn đƣờng phố, thức ăn tại các hộ gia đình có mức chi tiêu thấp.

- Sở Y tế, Sở Khoa học công nghệ và Môi trƣờng cần kết hợp với các ban, ngành trên địa bàn tỉnh thƣờng xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng tại các khu, cụm công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng cao, từ đó kịp thời đƣa ra các biện pháp khắc phục.

Tỉnh cần dành một tỷ lệ chi ngân sách thỏa đáng cho sự nghiệp phát triển ngành y tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công nhân viên ngành y tế về quyền lợi vật chất cũng nhƣ tinh thần.

- Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền địa phƣơng đối với giáo dục và đào tạo. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể trong xã hội, nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh cùng chăm lo sự nghiệp “trồng ngƣời”.

Tăng ngân sách đầu tƣ cho giáo dục, củng cố, phát triển hệ thống trƣờng chuẩn quốc gia, xây dựng hệ thống các trƣờng học kiên cố, trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học. Chú trọng tập trung mọi mặt cho giáo dục tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít ngƣời.

Xây dựng tốt đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tạo động lực cho ngƣời dạy và ngƣời học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục. Chuẩn hóa về trình độ và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp. Cấn có chế độ chính sách ƣu đãi, ƣu tiên và tôn vinh nghề giáo, nhất là đối với các giáo viên giỏi, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa.

Tiếp tục đổi mới phƣơng pháp giáo dục, giảng dạy ở các bậc học, ngành học. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “hai không” trong ngành giáo dục. Đối với các trƣờng cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cần tăng cƣờng rèn luyện nghiệp vụ, tích cực bồi dƣỡng kỹ năng thực hành. Hiện đại hóa các phƣơng tiện phục vụ giảng dạy.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục. Tỉnh cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý giáo dục , đào tạo theo hƣớng vừa tập trung thống nhất, vừa phân cấp hợp lý nhằm phát huy quyền chủ động của các cơ quan quản lý giáo dục và sự năng động sáng tạo của các cấp, nhất là các cơ sở nhằm phát huy nội lực, thu hút đƣợc ngoại lực làm cho sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh và bền vững.

Đẩy mạnh công tác “xã hội hóa giáo dục – đào tạo”. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trƣờng – xã hội để giáo dục học sinh toàn diện.

Cần tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa các chƣơng trình có mục tiêu mà Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra nhƣ công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trƣờng học, phát triển giáo dục mầm non, xây dựng hệ thống các trƣờng

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999-2009 (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)