Các nhân tố ảnh hƣởng tới đặc điểm dân số

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999-2009 (Trang 29 - 34)

1.1.2.1. Trình độ và tính chất của nền kinh tế

Trình độ và tính chất của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến đặc điểm dân số: mức sinh, tử, di dân, cơ cấu, chất lƣợng dân số và nguồn nhân lực, phân bố dân cƣ và quá trình đô thị hóa.

- Trình độ và tính chất của nền kinh tế:

+ Nền sản xuất nông nghiệp: nền sản xuất nông nghiệp nhất là thâm canh lúa nƣớc cần nhiều lao động, đặc biệt là nam giới. Nam giới không chỉ là lao động chính mà còn là "chỗ dựa" cho cha mẹ lúc tuổi già. Chính đặc trƣng kinh tế này đòi hỏi qui mô gia đình lớn, có nhiều con, nhất là con trai.

+ Nền sản xuất công nghiệp và hậu công nghiệp: nền sản xuất công nghiệp và hậu công nghiệp đòi hỏi lực lƣợng lao động phải có chất lƣợng, trình độ kĩ thuật cao. Để đạt đƣợc điều đó, các bậc cha mẹ cần đầu tƣ nuôi dƣỡng, giáo dục con cái khá tốn kém. Vì vậy, mỗi gia đình không muốn sinh nhiều con. Điều này góp phần quan trọng giảm mức sinh, mức tử, nâng cao trình độ văn hóa.

+ Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo quá trình đô thị hóa, thu hút mạnh mẽ dòng di dân từ nông thôn ra thành thị dẫn đến sự thay đổi cơ cấu dân số, phân bố dân cƣ, đồng thời thay đổi lối sống của bộ phận lớn dân cƣ dẫn đến nhu cầu sinh đẻ thay đổi.

Điều kiện và chất lƣợng cuộc sống ảnh hƣởng lớn đến mức sinh tử, dẫn đến sự thay đổi cơ cấu dân số nhất là cơ cấu theo độ tuổi và trình độ văn hóa. A.Xmit đã có kết luận nổi tiếng từ những nghiên cứu của mình về mối liên hệ giữa trình độ phát triển kinh tế, mức sống và sinh đẻ "Nghèo đói tạo khả năng cho sự sinh đẻ". Dƣờng nhƣ của cải vật chất tỉ lệ nghịch với mức độ sinh đẻ. Của cải vật chất càng nhiều, con ngƣời cảm nhận gánh nặng đông con càng lớn, mức sinh thấp và ngƣợc lại. Hơn nữa khi đời sống vật chất và tinh thần đƣợc nâng cao không chỉ giảm mức sinh mà còn giảm tỉ lệ tử vong do thể chất con ngƣời khỏe mạnh, điều kiện chăm sóc tốt hơn, tuổi thọ tăng lên, trình độ văn hóa cũng tăng do đƣợc đầu tƣ đúng mức.

1.1.2.2. Tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có tác động sâu sắc và toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ không ngừng thúc đẩy quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất, giải phóng sức lao động cho con ngƣời mà còn tạo ra những bƣớc tiến vƣợt bậc trong việc ứng dụng những tiến bộ này trong các lĩnh vực khác của đời sống nhất là y học, là một phần không thể thiếu của tiến bộ xã hội.

Tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ trong lĩnh vực sản xuất của cải vật chất đảm bảo lƣơng thực, thực phẩm, các vật dụng cần thiết khác cho con ngƣời, chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng lên rõ rệt, tăng cƣờng thể lực, trí lực, nâng cao chất lƣợng dân cƣ.

1.1.2.3. Trình độ văn hóa, giáo dục và y tế

a.Trình độ văn hóa, giáo dục

Trình độ văn hóa có ảnh hƣởng to lớn đến mức sinh, tử, tuổi thọ trung bình, cơ cấu dân số.

Khi con ngƣời có trình độ văn hóa cao, hiểu biết nhiều, đƣợc tiếp xúc với nền văn minh hiện đại và những tƣ tƣởng tiến bộ, trình độ nhận thức nâng cao, chấp hành tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, họ biết điều chỉnh mức sinh đẻ cho phù hợp với đời sống xã hội và yêu cầu của Nhà nƣớc. Đặc biệt với phụ nữ, ngƣời phụ nữ có trình độ văn hóa biết sử dụng các biện pháp tránh thai để hạn chế sinh đẻ. Do đó, mức sinh giảm xuống.

Trình độ văn hóa không chỉ ảnh hƣởng tới mức sinh mà còn tác động tới tỉ lệ tử vong. Con ngƣời có trình độ văn hóa cao, đƣợc tiếp nhận các thông tin về y học, biết áp

dụng kiến thức vào cuộc sống, biết chăm sóc và nuôi dƣỡng con cái một cách khoa học, mức chết giảm xuống, tuổi thọ nâng cao và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, có thể nói, trình độ văn hóa tỉ lệ nghịch với mức sinh, mức chết và tỉ lệ thuận với tuổi thọ trung bình. Ngoài ra, khi con ngƣời có trình độ văn hóa, tƣ tƣởng nhận thức tiến bộ, không coi trọng tƣ tƣởng

"trọng nam khinh nữ" thì chênh lệch giới tính nhất là chênh lệch giới tính khi sinh giảm. b.Y tế

Những tiến bộ trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân góp phần nâng cao sức khỏe, tuổi thọ trung bình tăng, hạn chế mức tử vong.

- Sự phát triển của những thiết bị y tế hiện đại và các loại dƣợc phẩm góp phần đẩy lùi nhiều loại bệnh tật, sức khỏe ngƣời dân đƣợc cải thiện. Nhờ đó, mức chết giảm, tuổi thọ ngày càng nâng cao.

- Việc nghiên cứu và sản xuất ra nhiều loại vacxin ngăn ngừa nhiều loại bệnh là một bƣớc tiến vƣợt bậc trong việc giảm mức tử vong cho con ngƣời nhất là trẻ sơ sinh và trẻ em.

- Các tiến bộ kĩ thuật trong việc tìm ra nhiều biện pháp tránh thai đã giúp con ngƣời điều chỉnh đƣợc mức sinh đẻ một cách phù hợp với mỗi cá nhân, gia đình gắn với lợi ích chung của cộng đồng.

- Ngoài các biện pháp hỗ trợ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, các tiến bộ trong lĩnh vực y tế còn giúp điều trị vô sinh, đem đến cơ hội cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn.

- Ngoài ra, những tiến bộ khoa học kĩ thuật cho phép các cặp vợ chồng dễ dàng xác định đƣợc giới tính của thai nhi. Từ đó làm sâu sắc thêm chênh lệch giới tính nhất là chênh lệch giới tính khi sinh.

1.1.2.4. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm các yếu tố nhƣ: điện, đƣờng, trƣờng, trạm, nhà của, bệnh viện, nhà máy, phân xƣởng…Các yếu tố này có ảnh hƣởng rõ rệt nhất tới chất lƣợng cuộc sống dân cƣ nhƣ sự cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, việc làm…từ đó ảnh hƣởng tới tỉ lệ sinh, tử, tuổi thọ, trình độ văn hóa.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự phân bố dân cƣ. Những khu vực có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, đồng bộ không chỉ đẩy mạnh phát triển kinh tế mà còn thu hút, tập trung dân cƣ đông đúc. Ngƣợc lại,

những khu vực hạ tầng cơ sở yếu kém, dân cƣ thƣa thớt, đời sống khó khăn, kinh tế chậm phát triển.

1.1.2.5. Dân cư, dân tộc, phong tục tập quán và tâm lí xã hội

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có phong tục tập quán và tâm lí xã hội nhất định. Chúng xuất hiện và tồn tại trên cơ sở trình độ kinh tế, khoa học kĩ thuật, đời sống vật chất, tinh thần, quan hệ xã hội…Những yếu tố này biến đổi theo thời gian kéo theo sự thay đổi tập quán, tâm sinh lí xã hội.

Phong tục tập quán, tâm lí xã hội có tác động lớn đến mức sinh, mức tử. Có thể nói, đây là yếu tố vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm mức sinh.

Phong tục tập quán kết hôn sớm, muốn có nhiều con, quan niệm "trời sinh voi, trời sinh cỏ"…là phong tục tập quán của xã hội cũ, trình độ kinh tế, văn hóa thấp kém góp phần khuyến khích sinh nhiều con. Ngƣợc lại, khi trình độ kinh tế - xã hội, khoa học kĩ thuật phát triển, trình độ văn hóa nâng lên, những phong tục, tâm lí xã hội thay đổi nhƣ thích kết hôn muộn, quy mô gia đình nhỏ, nam nữ bình đẳng…dẫn đến mức sinh giảm.

- Phong tục tập quán, tâm lí xã hội có tác động tới cơ cấu dân số theo giới tính. Ở nƣớc ta, hệ tƣ tƣởng Nho giáo có ảnh hƣởng sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống nhất là đời sống văn hóa tinh thần. Hệ tƣ tƣởng "trọng nam khinh nữ", "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô", có con trai để "nối dõi tông đường" ăn sâu vào văn hóa ngƣời Việt nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Điều này dẫn tới mất cân bằng giới tính giữa nam và nữ, nhất là cơ cấu giới tính khi sinh. Hơn nữa, chính hệ tƣ tƣởng này làm gia tăng mức sinh vì nhiều gia đình muốn sinh đƣợc con trai bằng mọi giá.

1.1.2.6. Chính sách dân số và công tác tuyên truyền giáo dục

- Tình hình gia tăng dân số và những hậu quả kinh tế, xã hội, chính trị của nó đã trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế và của riêng từng nƣớc. Chính sách dân số luôn có vị trí xứng đáng trong hệ thống chính sách của Nhà nƣớc. Chính sách dân số là những quy định của các cơ quan nhà nƣớc nhằm thay thế hoặc sử đổi xu hƣớng phát triển dân số sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng phát triển của đất nƣớc trong mỗi thời kỳ. Thông qua nhiều biện pháp nhƣ tuyên truyền, giáo dục, biện pháp kinh tế, hành chính, chuyên môn kĩ thuật…chính sách dân số góp phần thay đổi nhận thức, hành vi sinh đẻ và nâng cao thực hành áp dụng các biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình. Chính sách dân số tạo điều kiện xây dựng mô hình dân số hợp lí

trong tƣơng lai, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội, dân số, tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng.

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn luôn coi trọng việc xây dựng và thực thi các chính sách dân số. Điều này đƣợc thể hiện qua quyết định, chƣơng trình hành động, chiến lƣợc phát triển dân số. Cụ thể nhƣ: Quyết định số 216 - CP này 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về "Sinh đẻ có hướng dẫn". Năm 1970, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em Việt Nam đƣợc thành lập với nhiệm vụ vận động sinh đẻ có kế hoạch, làm các dịch vụ tránh thai thông qua mạng lƣới, trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. Nghị quyết số 94/CP ngày 13/5/1970 của Hội đồng Bộ trƣởng về cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng khóa VII ngày 14/01/1993 về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, Pháp lệnh số 03/2003/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội ngày 9/1/2003 về Dân số có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2003, Nghị quyết 47/NQ-TW ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, Nghị định số Số: 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh sửa đổi điều 10 của pháp lệnh dân số. Đây là những văn bản đƣợc hƣớng dẫn thực hiện đồng bộ từ Trung Ƣơng đến địa phƣơng, định hƣớng, chỉ đạo, điều hành thực hiện các mục tiêu dân số vì lợi ích chung của quốc gia và cộng đồng. Ngày 26/12/1961 Việt Nam chính thức tham gia vào chƣơng trình dân số toàn cầu. Từ năm 1997, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định lấy ngày 26/12 hàng năm là ngày Dân số Việt Nam và tháng 12 là "Tháng hành động quốc gia về dân số".

- Công tác truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ luôn đƣợc chú trọng và đƣợc coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nhanh chóng nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong cộng đồng. Chúng ta đã thực hiện chiến dịch tăng cƣờng tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản/KHHGĐ nhằm kiềm chế mức tăng sinh, đồng thời là một biện pháp tích cực để cải thiện sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ trẻ em.

Hơn nữa, việc đẩy mạnh vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ sẽ tạo ra sự đồng thuận của toàn xã hội nhằm chuyển đổi nhận thức, thái

lƣợng dân số, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, đảm bảo thực hiện thành công Chiến lƣợc Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

1.1.2.7. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Con ngƣời cũng nhƣ mọi sinh vật khác đều chịu tác động của các quy luật tự nhiên. Vì thế, đặc điểm dân số bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố tự nhiên.

a.Vị trí địa lý

Vị trí địa lý có tác động lớn tới đặc điểm dân số. Khu vực nào có vị trí địa lý thuận lợi cho cƣ trú, sản xuất, giao lƣu, trao đổi buôn bán, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập thì khu vực đó tập trung đông dân cƣ, thu hút ngƣời nhập cƣ từ các vùng khác, chất lƣợng dân cƣ đƣợc nâng cao. Ngƣợc lại, những khu vực có vị trí địa lý không thuận lợi nhƣ vùng sâu, vùng xa thì dân cƣ thƣa thớt, đời sống và trình độ học vấn thấp.

b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có tác động lớn đến gia tăng tự nhiên (mức sinh, mức chết), gia tăng cơ học, cơ cấu dân số, phân bố dân cƣ và đô thị hóa.

Khu vực nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sinh sản, phát triển của con ngƣời, giầu tài nguyên thiên nhiên thì mức sinh cao, mức chết thấp, thu hút ngƣời nhập cƣ, tập trung dân cƣ đông đúc và ngƣợc lại. Những nhân tố tự nhiên có ý nghĩa quan trọng tác động đến đặc điểm dân số và sự phân bố dân cƣ bao gồm: khí hậu, tài nguyên nƣớc, địa hình, đất đai, tài nguyên khoáng sản…

Ngoài ra những khu vực thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của thiên tai, tự nhiên khắc nghiệt cũng làm cho qui mô dân số có nhiều biến động, mức tử vong tăng lên. Vì vậy mà có sự khác biệt về mức sinh, tử, gia tăng cơ học, phân bố dân cƣ giữa các vùng tự nhiên khác nhau. Hơn nữa, sức khỏe và tuổi thọ của con ngƣời sẽ nâng lên khi đƣợc sống trong một môi trƣờng tự nhiên trong lành, ít bị ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999-2009 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)