Đặc điểm dân số vùng Trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn1999 – 2009

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999-2009 (Trang 42)

1.2.2.1 Qui mô dân số

Năm 2009, qui mô dân số của vùng là 12241,8 nghìn ngƣời, chiếm 14,2% dân số cả nƣớc. Trung du miền núi phía Bắc là vùng có qui mô dân số lớn thứ 3 cả nƣớc sau Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 1.6. Qui mô dân số vùng Trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 1999 - 2010

Năm 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2010 Số dân (Nghìn ngƣời) 11092,5 11361,1 11627,9 11894,8 12126,7 12219,6 12328,8 % so với cả nƣớc 14,5 14,5 14,5 14,4 14,4 14,2 14,2 Nguồn [32] 1.2.2.2 Tỉ suất gia tăng dân số

Qua hai cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở gần đây, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của vùng giảm nhanh chóng song vẫn còn cao hơn mức trung bình của cả nƣớc. Năm 2009, tỉ suất gia tăng tự nhiên của vùng là 1,3% trong khi của cả nƣớc là 1,08%. Sự gia tăng dân số của vùng còn liên quan đến tỉ suất gia tăng cơ học. TDMNPB là vùng xuất cƣ lớn nhất cả nƣớc (-3,6‰ năm 2009). Hầu hết các tỉnh đều có tỉ suất di cƣ thuần là âm, cao nhất là các tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, chỉ có một số tỉnh nhƣ Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La có tỉ suất di cƣ thuần mang giá trị dƣơng.

1.2.2.3 Về cơ cấu dân số

TDMNBB là vùng có cơ cấu dân số theo tuổi tƣơng đối trẻ với tỉ lệ ngƣời dƣới độ tuổi lao động chiếm 27,3%, trong độ tuổi lao động chiếm 64,6%, trên độ tuổi lao

động là 8,1% (2009). Cơ cấu giới tính của vùng tƣơng đối cân bằng với tỉ số giới tính là 99,8 nam/100 nữ.

TDMNPB là vùng có nhiều thành phần dân tộc với 36 dân tộc anh em phân bố hầu hết các tỉnh. Ngƣời Kinh chiếm đa số (45%), sau đó là ngƣời Tày (12,6%), H'mông (8,8%), Thái (8,7%), Mƣờng (7,1%), Nùng (6,9%), Dao (5,7%). Ngoài ra còn nhiều dân tộc khác nhƣ Hoa, Sán Chay, Sán Dìu, Khơ Mú, Giáy, Mạ…Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng đã tạo nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng, đậm đà bản sắc đồng thời ảnh hƣởng mạnh mẽ tới đặc điểm dân số và các quá trình dân số của vùng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Có hai nhóm nhân tố ảnh hƣởng tới đặc điểm dân số là nhóm nhân tố tự nhiên và nhóm nhân tố kinh tế - xã hội, trong đó nhóm nhân tố kinh tế - xã hội có vai trò quyết định tới đặc điểm dân số. Nhóm nhân tố tự nhiên có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng chủ yếu tới sự phân bố dân cƣ trong lịch sử. Tuy nhiên, khi điều kiện kinh tế, khoa học kĩ thuật phát triển thì nhóm nhân tố kinh tế - xã hội đặc biệt là trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ, chính sách dân số lại nhân tố có tác động mạnh mẽ, mang tính chất quyết định đến đặc điểm dân số của mỗi quốc gia và khu vực.

Dân số Việt Nam giai đoạn 1999 -2009 có quy mô dân số lớn, đang ở giai đoạn có cơ cấu “dân số vàng” . Tỉ số giới tỉnh có sự chênh lệch giữa các vùng, mật độ dân số cao. Phân bố dân cƣ chƣa hợp lí không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi.

Với TDMNPB có qui mô dân số là 12241,8 nghìn ngƣời chiếm 14,2 dân số cả nƣớc. tỉ suất gia tăng giảm mạnh song vẫn còn cao so với cả nƣớc, 1,3% so với cả nƣớc là 1,08%. Có nhiều dân tộc sinh sống tạo nên nét văn hoá đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Tổng quan về địa bàn ngiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Tuyên Quang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 5.867,33 km2 (2012), với 7 đơn vị hành chính: 1 thành phố Tuyên Quang (gồm 6 xã và 7 phƣờng) và 6 huyện (với 123 xã và 5 thị trấn). Tuyên Quang có tọa độ địa lí là 21030’ đến 220 40’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến 105040’ kinh độ Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Hà Giang; phía Nam giáp Vĩnh Phúc, Phú Thọ; phía Đông giáp Bắc Kạn, Thái Nguyên; phía Đông Bắc giáp Cao Bằng; phía Tây giáp Yên Bái.

Mặc dù là tỉnh nằm sâu trong nội địa, nhƣng Tuyên Quang cũng có mối quan hệ với các vùng khác trong cả nƣớc, đặc biệt là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng. Tỉnh Tuyên Quang nằm trên trục quốc lộ 2( Hà Nội- Vĩnh Phúc- Phú Thọ- Tuyên Quang- Hà Giang) và quốc lộ 37. Thành phố Tuyên Quang cách Hà Nội 160km. Tuyên Quang là tỉnh có vị trí kinh tế và chính trị quan trọng trong chiến lƣợc phòng thủ của cả nƣớc.

2.1.1.2. Phạm vi lãnh thổ

Tuyên Quang nguyên là vùng đất thuộc xứ Thái, nhƣng từ thế kỉ XIII chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam. Sau năm 1954, Tuyên Quang có tỉnh lị là thị xã Tuyên Quang và 6 huyện: Yên Bình, Yên Sơn, Na Hang, Hàm Yên, Sơn Dƣơng, và Chiêm Hoá, ngày 1 tháng 7 năm 1956 chuyển huyện Yên Bình về tỉnh Yên Bái quản lín sau 1975 Tuyên Quang hợp nhất với Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên. Ngày 12 tháng 8 năm 1991 tỉnh Tuyên Quang đƣợc tái lập có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Tuyên Quang và 5 huyện: Chiêm Hoá, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dƣơng, Yên Sơn. Ngày 2 tháng 7 năm 2010 chuyển thị xã Tuyên Quang thành thành phố Tuyên Quang. Ngày 28 tháng 11 năm 2011 thành lập huyện Lâm Bình trên cơ sở tách 5 xã thuộc huyện Na Hang và 3 xã thuộc huyện Chiêm Hoá.

Bảng 2.1. Diện tích và các đơn vị hành chính tỉnh Tuyên Quang năm 2012 Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Số các đơn vị hành chính Thị trấn Toàn tỉnh 5.867,33 5 129 T.P Tuyên Quang 119,21 7 phƣờng 6 Huyện Na Hang 863,54 1 11

Huyện Chiêm Hoá 1278,82 1 25

Huyện Hàm Yên 900,55 1 17

Huyện Yên Sơn 1132,42 1 30

Huyện Sơn Dƣơng 787,84 1 32

Huyện Lâm Bình 784,95 0 8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2012

Về mặt hành chính, tỉnh Tuyên Quang bao gồm 6 huyện, 1 thành phố với 7 phƣờng, 5 thị trấn và 129 xã. Hiện nay, Tuyên Quang có diện tích tự nhiên là 5.867,33 km2, chiếm 1,77% diện tích cả nƣớc (đứng thứ 25 so với cả nƣớc).

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Nằm ở vị trí trung chuyển từ khu vực núi cao, núi trung bình, trung du xuống khu vực đồng bằng, địa hình của tỉnh Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối. Địa hình của tỉnh đƣợc chia làm 3 vùng chính:

- Vùng phía Bắc: gồm các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình và phần Bắc huyện Yên Sơn có diện tích tự nhiên 3.777,14 km2 (chiếm 64,89% tổng diện tích cả tỉnh). Độ cao phổ biến là 200- 600m và thấp dần từ Bắc xuống Nam. - Vùng trung tâm: gồm thị xã Tuyên Quang, phía Nam huyện Yên Sơn và phía Bắc huyện Sơn Dƣơng, với diện tích tự nhiên khoảng 1.252,04 km2 (chiếm 21,51% diện tích toàn tỉnh). Độ cao trung bình dƣới 500 m và giảm dần từ Bắc xuống Nam, đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và là nơi tập trung đông dân cƣ…

- Vùng phía Nam: gồm phần lớn huyện Sơn Dƣơng có diện tích tự nhiên khoảng 790,84 km2 (chiếm 13,6% diện tích cả tỉnh). Địa hình của vùng gồm đồi bát úp kiểu trung du, những cánh đồng rộng, bằng phẳng, đôi chỗ có dạng lòng chảo. Vùng này

giàu tiềm năng, nhất là về khoáng sản. Đây là một điều kiện tốt cho xây dựng và mở rộng mạng lƣới GTNT kết nối với các địa phƣơng khác trong tỉnh.

2.1.2.2 Khí hậu

Tuyên Quang có khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc Á- Trung Hoa, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa động lạnh, khô hạn và mùa hạ nóng ẩm mƣa nhiều. Nằm trong khu vực nhiệt đới, Tuyên Quang nhận đƣợc một lƣợng bức xạ khá dồi dào với nền nhiệt độ tƣơng đối cao. Tổng lƣợng bức xạ trung bình năm là 80- 85kcal/cm2, lƣợng nhiệt trung bình năm là 80000- 85000C. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 22- 24oC, nói chung do địa hình không có những khoảng độ cao quá cách biệt nhƣ giữa vùng đồng bằng và miền núi nên hiện tƣợng phân hoá nhiệt độ theo độ cao là không rõ ràng lắm.

Lƣợng mƣa trung bình năm 1500- 1800mm, chế độ mƣa chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng V đến khoảng cuối tháng IX, chiếm khoảng từ 75 - 80% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa ít mƣa (tháng XI- tháng IV năm sau): Lƣợng mƣa chiếm khoảng 15- 20% tổng lƣợng mƣa cả năm. Tháng có lƣợng mƣa trung bình nhỏ nhất là tháng XII, I và II tổng lƣợng mƣa trung bình các tháng này thƣờng chỉ đạt trên dƣới 20mm.

Nhƣ vậy, điều kiện khí hậu cũng cho phép các hoạt động KT- XH của tỉnh nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, khai thác khoáng sản, lâm sản, công nghiệp... đƣợc diễn ra một cách thuận lợi.

2.1.2.3. Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên đất

Tuyên Quang có tổng diện tích đất tự nhiên là 586.733ha chiếm 1,77% diện tích tự nhiên của cả nƣớc, trong đó diện tích đất đã sử dụng chiếm 98% ( 2011).

Nguồn tài nguyên đất của tỉnh rất đa dạng và phong phú với 7 nhóm và 17 loại đất chính.

Nhóm đất phù sa: Diện tích 15.945 ha, chiếm 2,72% diện tích tự nhiên.

(D): Diện tích 7.125 ha, chiếm 1,21% diện tích tự nhiên, có nhiều ở huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng, Hàm Yên ở các thung lũng thấp giữa các dãy núi.

Nhóm đất đen: Đất đen do bồi tụ cacbonát (Rdv): Diện tích 280 ha chiếm 0,05% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở Sơn Dƣơng, Chiêm H

.

Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 397.535 ha chiếm 67,75% diện tích tự nhiên, gồm các loại đất: Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv), đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nƣớc (Fl).

Nhóm đất vàng đỏ: Diện tích 101.670 ha, chiếm 17,33% diện tích tự nhiên, bao gồm: Đất đỏ vàng trên đá granít (Fa), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp).

Nhóm đất vàng đỏ tích mùn: Diện tích 36.285 ha chiếm 6,18% diện tích tự nhiên, gồm: Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất (Hs), Đất mùn vàng đỏ trên đá granít (Ha), đất mùn vàng đỏ trên đá cát (Hq).

Từ năm 1999 đến nay, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh đã có sự thay đổi. Với tổng diện tích là 586.732,71 ha, đất của tỉnh Tuyên Quang đƣợc sử dụng nhƣ sau:

Bảng 2.2. Biến động sử dụng đất đai tỉnh Tuyên Quang từ năm 1999- 2012 Năm

Loại đất

Năm 1999 2012

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 586.800,0 100 586.732,71 100

Đất nông nghiệp 428671,7 73,05 531.609,79 90,61

- Đất SX nông nghiệp 69.936,4 11,92 82.746,07 14,11 - Đất lâm nghiệp 356.854,3 60,81 446.926,17 76,17 - Đất nuôi trồng thủy sản 1881,0 0,32 1.937,55 0,33

Đất phi nông nghiệp 17682.7 3,01 43.385,72 7,39

Đất chƣa sử dụng 140.445,6 23,94 11.737,20 2,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 1999, 2012

Tài nguyên đất rừng của Tuyên Quang khá phong phú, có tiềm năng lớn nên khả năng mở rộng diện tích đất nông, lâm nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi rất lớn. Tuy nhiên với địa hình dốc, diện tích đất nông nghiệp phân bố nhỏ lẻ, manh mún nên còn nhiều bất lợi về việc cung cấp nƣớc, giao thông. Do vậy việc khai thác sử dụng đòi hỏi không chỉ đầu tƣ đáng kể về vốn mà còn chú trọng tới các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng đất cả về kinh tế lẫn bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

2.1.2.4 Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước

Tuyên Quang có mạng lƣới sông ngòi tƣơng đối dày với mật độ 0,9 km/km2 và phân bố tƣơng đối đồng đều. Các dòng sông lớn chảy trên địa bàn tỉnh có một số phụ lƣu. Do chảy trên địa hình đồi núi nên lòng sông dốc, nƣớc chảy xiết và có khả năng tập trung nƣớc nhanh vào mùa lũ.

Các sông chính chảy qua đất Tuyên Quang gồm có: sông Lô, sông Gâm và phần thƣợng nguồn sông Phó Đáy.

Hệ thống sông ngòi tỉnh Tuyên Quang là nguồn cung cấp nƣớc phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện lớn. Song do độ dốc lớn, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên cũng thƣờng gây nguy hiểm bất ngờ cho thuyền bè và gây lũ lụt ở nhiều vùng thấp.

Tài nguyên nƣớc ngầm ở Tuyên Quang khá phong phú, trữ lƣợng khai thác tiềm năng trên địa bàn tỉnh khoảng 14.286.397 m3/ngày với chất lƣợng nƣớc ngầm thuộc loại tốt có thể trực tiếp khai thác phục vụ dân sinh. Các tầng nƣớc ngầm tồn tại trong nhiều tầng địa chất có tuổi khác nhau với các thành tạo hệ đất đá chứa nƣớc khác nhau.

2.1.2.5 Khoáng sản

Tuyên Quang nhiều loại khoáng sản nhƣng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán và điều kiện khai thác khó khăn. Tuy vậy, trong số này nổi lên một số loại có giá trị kinh tế, đã và đang đƣợc khai thác phục vụ cho sự phát triển KT- XH. Khoáng sản kim loại gồm: thiếc phân bố ở Sơn Dƣơng với trữ lƣợng gần 3 vạn tấn, sản lƣợng khai thác trung bình năm hiện nay là 500 tấn quặng sa khoáng. Ba rít tập trung ở huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn, Chiêm Hóa với trữ lƣợng 2 triệu tấn. Các mỏ hầu hết là lộ thiên, thuận lợi cho khai thác. Sản lƣợng khai thác hàng năm khoảng 1 vạn tấn. Mangan phân bố ở Chiêm Hóa và Na Hang với trữ lƣợng khoảng 3,2 triệu tấn, đã khai thác đƣợc khoảng 1,5 vạn tấn. Antimoan cũng tập trung chủ yếu ở Chiêm Hóa, Yên Sơn và Na Hang, trữ lƣợng thăm dò khoảng 1,2 triệu tấn; hiện đã khai thác khoảng 7 vạn tấn. Khoáng sản vật liệu xây dựng: đá vôi có trữ lƣợng hàng tỉ m3 phân bố ở phía Bắc huyện Na Hang, Chiêm Hóa và một số nơi thuộc huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dƣơng, thành phố Tuyên Quang. Đất sét đƣợc phát hiện ở nhiều nơi thuộc huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn, Sơn Dƣơng, thành phố Tuyên Quang. Ngoài ra còn có các loại cát, cuội sỏi...

Các loại khoáng sản của tỉnh đóng vai trò nhƣ một nguồn nguyên vật liệu tại chỗ phục vụ cho việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

2.1.3. Trình độ phát triển kinh tế

Hiện nay, nƣớc ta đang thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với các ngành kinh tế, đối với từng vùng kinh tế và từng địa phƣơng trong cả nƣớc. Tuyên Quang là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ. Do đó sự phát triển kinh tế của tỉnh giữ vai trò hết sức quan trọng đối với vùng và với cả nƣớc. Quy mô nền kinh tế và tốc độ tăng trƣởng kinh tế diễn ra khá nhanh.

2.1.3.1 Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế

Hình 2.2. Qui mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế Tuyên Quang, giai đoạn 1999 - 2012 Nguồn: Niên giám thống kê 1999 -2012

Quy mô GDP của Tuyên Quang tăng liên tục từ 1519,9 tỉ đồng năm 1999 (giá thực tế) lên 16273,5 tỉ đồng năm 2012, tăng gấp 10 lần trong vòng hơn 10 năm chiếm 7,5% GDP vùng Đông Bắc và 6,5% vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

So với các tỉnh khác trong vùng, trong 5 năm gần đây (2006- 2011), kinh tế Tuyên Quang có nhiều khởi sắc: tốc độ tăng trƣởng GDP trên địa bàn đạt bình quân trên 13,81%/năm cao hơn mức tăng trƣởng trung bình của cả nƣớc.

2.1.3.2 Cơ cấu kinh tế

Cùng với xu thế chuyển dịch chung của cả nƣớc, cơ cấu kinh tế của Tuyên Quang đang có những bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực, giảm tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp; tăng tỷ trọng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, song sự chuyển dịch chƣa nhanh và chƣa vững chắc. Tuy nhiên đây là nhân tố có ảnh hƣởng

0 2000

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999-2009 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)