2.1.2.1. Địa hình
Nằm ở vị trí trung chuyển từ khu vực núi cao, núi trung bình, trung du xuống khu vực đồng bằng, địa hình của tỉnh Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối. Địa hình của tỉnh đƣợc chia làm 3 vùng chính:
- Vùng phía Bắc: gồm các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình và phần Bắc huyện Yên Sơn có diện tích tự nhiên 3.777,14 km2 (chiếm 64,89% tổng diện tích cả tỉnh). Độ cao phổ biến là 200- 600m và thấp dần từ Bắc xuống Nam. - Vùng trung tâm: gồm thị xã Tuyên Quang, phía Nam huyện Yên Sơn và phía Bắc huyện Sơn Dƣơng, với diện tích tự nhiên khoảng 1.252,04 km2 (chiếm 21,51% diện tích toàn tỉnh). Độ cao trung bình dƣới 500 m và giảm dần từ Bắc xuống Nam, đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và là nơi tập trung đông dân cƣ…
- Vùng phía Nam: gồm phần lớn huyện Sơn Dƣơng có diện tích tự nhiên khoảng 790,84 km2 (chiếm 13,6% diện tích cả tỉnh). Địa hình của vùng gồm đồi bát úp kiểu trung du, những cánh đồng rộng, bằng phẳng, đôi chỗ có dạng lòng chảo. Vùng này
giàu tiềm năng, nhất là về khoáng sản. Đây là một điều kiện tốt cho xây dựng và mở rộng mạng lƣới GTNT kết nối với các địa phƣơng khác trong tỉnh.
2.1.2.2 Khí hậu
Tuyên Quang có khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc Á- Trung Hoa, chia làm hai mùa rõ rệt, mùa động lạnh, khô hạn và mùa hạ nóng ẩm mƣa nhiều. Nằm trong khu vực nhiệt đới, Tuyên Quang nhận đƣợc một lƣợng bức xạ khá dồi dào với nền nhiệt độ tƣơng đối cao. Tổng lƣợng bức xạ trung bình năm là 80- 85kcal/cm2, lƣợng nhiệt trung bình năm là 80000- 85000C. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 22- 24oC, nói chung do địa hình không có những khoảng độ cao quá cách biệt nhƣ giữa vùng đồng bằng và miền núi nên hiện tƣợng phân hoá nhiệt độ theo độ cao là không rõ ràng lắm.
Lƣợng mƣa trung bình năm 1500- 1800mm, chế độ mƣa chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng V đến khoảng cuối tháng IX, chiếm khoảng từ 75 - 80% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa ít mƣa (tháng XI- tháng IV năm sau): Lƣợng mƣa chiếm khoảng 15- 20% tổng lƣợng mƣa cả năm. Tháng có lƣợng mƣa trung bình nhỏ nhất là tháng XII, I và II tổng lƣợng mƣa trung bình các tháng này thƣờng chỉ đạt trên dƣới 20mm.
Nhƣ vậy, điều kiện khí hậu cũng cho phép các hoạt động KT- XH của tỉnh nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, khai thác khoáng sản, lâm sản, công nghiệp... đƣợc diễn ra một cách thuận lợi.
2.1.2.3. Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên đất
Tuyên Quang có tổng diện tích đất tự nhiên là 586.733ha chiếm 1,77% diện tích tự nhiên của cả nƣớc, trong đó diện tích đất đã sử dụng chiếm 98% ( 2011).
Nguồn tài nguyên đất của tỉnh rất đa dạng và phong phú với 7 nhóm và 17 loại đất chính.
Nhóm đất phù sa: Diện tích 15.945 ha, chiếm 2,72% diện tích tự nhiên.
(D): Diện tích 7.125 ha, chiếm 1,21% diện tích tự nhiên, có nhiều ở huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng, Hàm Yên ở các thung lũng thấp giữa các dãy núi.
Nhóm đất đen: Đất đen do bồi tụ cacbonát (Rdv): Diện tích 280 ha chiếm 0,05% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở Sơn Dƣơng, Chiêm H
.
Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 397.535 ha chiếm 67,75% diện tích tự nhiên, gồm các loại đất: Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv), đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nƣớc (Fl).
Nhóm đất vàng đỏ: Diện tích 101.670 ha, chiếm 17,33% diện tích tự nhiên, bao gồm: Đất đỏ vàng trên đá granít (Fa), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp).
Nhóm đất vàng đỏ tích mùn: Diện tích 36.285 ha chiếm 6,18% diện tích tự nhiên, gồm: Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất (Hs), Đất mùn vàng đỏ trên đá granít (Ha), đất mùn vàng đỏ trên đá cát (Hq).
Từ năm 1999 đến nay, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh đã có sự thay đổi. Với tổng diện tích là 586.732,71 ha, đất của tỉnh Tuyên Quang đƣợc sử dụng nhƣ sau:
Bảng 2.2. Biến động sử dụng đất đai tỉnh Tuyên Quang từ năm 1999- 2012 Năm
Loại đất
Năm 1999 2012
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích 586.800,0 100 586.732,71 100
Đất nông nghiệp 428671,7 73,05 531.609,79 90,61
- Đất SX nông nghiệp 69.936,4 11,92 82.746,07 14,11 - Đất lâm nghiệp 356.854,3 60,81 446.926,17 76,17 - Đất nuôi trồng thủy sản 1881,0 0,32 1.937,55 0,33
Đất phi nông nghiệp 17682.7 3,01 43.385,72 7,39
Đất chƣa sử dụng 140.445,6 23,94 11.737,20 2,00
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 1999, 2012
Tài nguyên đất rừng của Tuyên Quang khá phong phú, có tiềm năng lớn nên khả năng mở rộng diện tích đất nông, lâm nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi rất lớn. Tuy nhiên với địa hình dốc, diện tích đất nông nghiệp phân bố nhỏ lẻ, manh mún nên còn nhiều bất lợi về việc cung cấp nƣớc, giao thông. Do vậy việc khai thác sử dụng đòi hỏi không chỉ đầu tƣ đáng kể về vốn mà còn chú trọng tới các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng đất cả về kinh tế lẫn bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
2.1.2.4 Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước
Tuyên Quang có mạng lƣới sông ngòi tƣơng đối dày với mật độ 0,9 km/km2 và phân bố tƣơng đối đồng đều. Các dòng sông lớn chảy trên địa bàn tỉnh có một số phụ lƣu. Do chảy trên địa hình đồi núi nên lòng sông dốc, nƣớc chảy xiết và có khả năng tập trung nƣớc nhanh vào mùa lũ.
Các sông chính chảy qua đất Tuyên Quang gồm có: sông Lô, sông Gâm và phần thƣợng nguồn sông Phó Đáy.
Hệ thống sông ngòi tỉnh Tuyên Quang là nguồn cung cấp nƣớc phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện lớn. Song do độ dốc lớn, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên cũng thƣờng gây nguy hiểm bất ngờ cho thuyền bè và gây lũ lụt ở nhiều vùng thấp.
Tài nguyên nƣớc ngầm ở Tuyên Quang khá phong phú, trữ lƣợng khai thác tiềm năng trên địa bàn tỉnh khoảng 14.286.397 m3/ngày với chất lƣợng nƣớc ngầm thuộc loại tốt có thể trực tiếp khai thác phục vụ dân sinh. Các tầng nƣớc ngầm tồn tại trong nhiều tầng địa chất có tuổi khác nhau với các thành tạo hệ đất đá chứa nƣớc khác nhau.
2.1.2.5 Khoáng sản
Tuyên Quang nhiều loại khoáng sản nhƣng phần lớn có quy mô nhỏ, phân tán và điều kiện khai thác khó khăn. Tuy vậy, trong số này nổi lên một số loại có giá trị kinh tế, đã và đang đƣợc khai thác phục vụ cho sự phát triển KT- XH. Khoáng sản kim loại gồm: thiếc phân bố ở Sơn Dƣơng với trữ lƣợng gần 3 vạn tấn, sản lƣợng khai thác trung bình năm hiện nay là 500 tấn quặng sa khoáng. Ba rít tập trung ở huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn, Chiêm Hóa với trữ lƣợng 2 triệu tấn. Các mỏ hầu hết là lộ thiên, thuận lợi cho khai thác. Sản lƣợng khai thác hàng năm khoảng 1 vạn tấn. Mangan phân bố ở Chiêm Hóa và Na Hang với trữ lƣợng khoảng 3,2 triệu tấn, đã khai thác đƣợc khoảng 1,5 vạn tấn. Antimoan cũng tập trung chủ yếu ở Chiêm Hóa, Yên Sơn và Na Hang, trữ lƣợng thăm dò khoảng 1,2 triệu tấn; hiện đã khai thác khoảng 7 vạn tấn. Khoáng sản vật liệu xây dựng: đá vôi có trữ lƣợng hàng tỉ m3 phân bố ở phía Bắc huyện Na Hang, Chiêm Hóa và một số nơi thuộc huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dƣơng, thành phố Tuyên Quang. Đất sét đƣợc phát hiện ở nhiều nơi thuộc huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn, Sơn Dƣơng, thành phố Tuyên Quang. Ngoài ra còn có các loại cát, cuội sỏi...
Các loại khoáng sản của tỉnh đóng vai trò nhƣ một nguồn nguyên vật liệu tại chỗ phục vụ cho việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.