Định hƣớng phát triển dân số

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999-2009 (Trang 89 - 91)

- Về qui mô dân số: Thực hiện có hiệu quả Chiến lƣợc dân số, đảm bảo quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện mô hình gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nâng cao chất lƣợng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh và của đất nƣớc.

- Về gia tăng dân số: Phấn đấu và duy trì tốc độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,1%, đáp ứng đầy đủ nhu cầu KHHGĐ của ngƣời dân, duy trì mức sinh thấp hợp lý. Giảm tỷ lệ sinh hàng năm là 0,2‰, duy trì tỷ lệ sinh một cách bền vững ở mức sinh thay thế, đảm bảo quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dự báo tổng tỷ suất sinh của tỉnh theo mô hinh sinh sớm giai đoạn 2014 - 2019 của tỉnh là 1,90, giai đoạn 2019 - 2024 là 1,88 và giảm xuống 1,86 trong giai đoạn từ 2024 - 2034. Kìm chế tỉ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên, giảm tỉ suất chết thô, giảm nhanh tỉ suất tử vong trẻ em dƣới 1 tuổi, trẻ em dƣới 5 tuổi, tỉ lệ suy dinh dƣỡng bào thai, suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi, nâng cao tuổi thọ trung bình. Tỷ lệ áp dụng các biện

sinh con thứ 3 trở lên xuống dƣới 9% tổng số sinh, hƣớng tới đảm bảo tỷ lệ cân bằng giới tính.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu chính về sức khỏe của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020

Chỉ tiêu 2015 2020

Tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống <50 <40

Tỷ lệ chết trẻ em <1 tuổi/1000 trẻ đẻ sống (‰) <14 <10 Tỷ lệ chết trẻ em <5 tuổi/1000 trẻ đẻ sống (‰) <20 <15 Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi (%) <15 <10

Tỷ lệ suy dinh dƣỡng bào thai (%) <4 <4

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ < 1 tuổi (%) >98 >98

Tuổi thọ trung bình 74 75

Nguồn: [20] - Về cơ cấu dân số: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, giữ vững và ổn định mức sinh, giảm dần tỉ số phụ thuộc nhất là tỉ số phụ thuộc trẻ em, giảm tối đa mất cân bằng giới tính khi sinh, đảm bảo cơ cấu dân số theo giới ổn định. Tạo ra nguồn nhân lực có thể lực tốt, phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng thích ứng trong điều kiện xã hội biến đổi nhanh; từng bƣớc hình thành đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao theo chuẩn khu vực và từng bƣớc tiến tới chuẩn quốc tế.

Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, phấn đấu đến năm 2015 đạt 50% và đến năm 2020 đạt 70% lao động qua đào tạo (bằng mức bình quân của cả nƣớc). Trong đó tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề đến năm 2015 đạt 37% và đến năm 2020 đạt 55%. Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 50-55%; ngành công nghiệp từ 90-95%, ngành xây dựng 60-65%; ngành dịch vụ 80-85%. Cơ cấu lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 69,3% năm 2010 giảm xuống 45,1% vào năm 2020, lao động CN - XD từ 14,6% năm 2010 tăng lên 32,7% vào năm 2020, lao động dịch vụ từ 16,1% tăng lên 22,3% vào năm 2020.

- Về phân bố dân cư và đô thị hóa: tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, nâng cao chất lƣợng đô thị, phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ dân thành thị đạt 30%.

Phát triển, phân bố hợp lý mạng lƣới đô thị, các điểm dân cƣ trên địa bàn tỉnh; gắn phát triển các khu công nghiệp với phát triển khu đô thị và dịch vụ. Tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng đồng bằng, trung du và miền núi; phát triển hài hòa giữa đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đạt 16 m2

diện tích nhà ở bình quân/ngƣời vào năm 2010 và 21 m2 vào năm 2020;

Chùm đô thị trung tâm đƣợc hình thành và phát triển dọc theo quốc lộ 2A. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh gồm thành phố Tuyên Quang với vị trí là trung tâm về kinh tế - chính trị đƣợc xây dựng theo hƣớng hiện đại, nâng cao chất lƣợng mọi mặt của đô thị, mở rộng không gian đô thị.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999-2009 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)