Nhóm giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999-2009 (Trang 105 - 108)

Nâng cao thu nhập, đẩy mạnh tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thu nhập là yếu tố trọng góp phần ổn định dân số, nâng cao chất lƣợng dân cƣ. Đây là một vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần tập trung vào một số giải pháp chính sau đây.

Thứ nhất: phải thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý.

dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh nhƣ hóa chất, chế biến lƣơng thực, thực phẩm… đồng thời hƣớng tới một số sản phẩm công nghiệp mới nhƣ điện tử, tin học…

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tạo việc làm, thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa phát triển, thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Chú trọng phát triển các ngành nghề nông thôn trên cơ sở tiềm năng nguồn nguyên liệu sẵn có của từng vùng nhƣ chế biến nông, lâm sản thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác vật liệu xây dựng…

Tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nhất là thủ tục hành chính, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng. Nâng cao năng lực công tác dự báo, đổi mới xúc tiến đầu tƣ, chú trọng quảng bá, xúc tiến đầu tƣ ở cả trong và ngoài nƣớc.

Phát triển đa dạng và nâng cao trình độ, chất lƣợng các ngành dịch vụ, tăng cƣờng hoạt động mua bán, xây dựng hệ thống chợ, trung tâm thƣơng mại ở thành phố và các thị trấn, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, hiện đại hóa mạng lƣới bƣu điện, phát triển dịch vụ nông thôn.

Tiếp tục quan tâm phát triển hạ tầng thƣơng mại dịch vụ, chú trọng hỗ trợ phát triển “thƣơng mại điện tử” và một số lĩnh vực dịch vụ hiện đại. Tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trƣờng bảo hiểm, chứng khoán, khoa học công nghệ, sức lao động. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ bƣu chính, viễn thông, vận tải bảo đảm thực hiện đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Chú trọng phát triển hệ thống ngân hàng thƣơng mại, tăng khả năng cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng một số trung tâm thƣơng mại, kho vận, cảng cạn và chợ. Tiếp tục làm tốt công tác xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu mới, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến gắn với các vùng nguyên liệu trong tỉnh.

Hỗ trợ và tạo môi trƣờng thuận lợi phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cùng phát triển. Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động, đội ngũ doanh nhân, các nhà quản lý giỏi. Phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp. Chăm lo phát triển kinh tế tập thể, nòng

cốt là các hợp tác xã. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới và các mô hình kinh tế tập thể theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi.

Phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp hàng hóa ngay trong từng hộ gia đình và ở từng địa phƣơng, cơ sở. Tạo điều kiện phát triển các trang trại ở nông thôn và hình thành hợp tác xã của các chủ trang trại. Chú trọng chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất trên diện rộng. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm cây ăn quả, đồng thời phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, rau quả thực phẩm, khuyến khích các hộ gia đình phát triển chăn nuôi với quy mô thích hợp, đạt hiệu quả cao, phát triển các mô hình VAC, RVAC. Nâng cao chất lƣợng hiệu quả của các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, đảm bảo các yêu cầu phục vụ về giống cây trồng, vật nuôi, vật tƣ, kỹ thuật có chất lƣợng cho nông dân và hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời nông dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, phát huy mạnh mẽ tính năng động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc theo hƣớng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trƣờng, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp. Thực hiện ƣu đãi đầu tƣ cho các doanh nghiệp đầu tƣ theo chiều sâu, đổi mới công nghệ.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng lao động ở cả thành thị và nông thôn, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, đồng thời nâng cao thu nhập cho chính người lao động.

Rà soát, củng cố và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng của lực lƣợng lao động trên địa bàn tỉnh, từng bƣớc xây dựng và thực hiện đánh giá chất lƣợng lực lƣợng lao động theo các tiêu chuẩn phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề ngoài công lập. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề, giải quyết việc làm chi thanh niên nông thôn. Bên cạnh đó, cần xây dựng một cơ chế và chính sách ƣu đãi nhằm thu hút các lực lƣơng lao động kỹ thuật về làm việc trong tỉnh, tạo ra nguồn nhân lực đủ sức thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài Tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn, trang bị,

đào tạo phù hợp với điều kiện, yêu cầu thực tế của địa phƣơng; đẩy mạnh công tác xã hội hóa về giáo dục, đào tạo để huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tƣ phát triển giáo dục, đào tạo.

Thúc đẩy hợp lý quá trình tích tụ ruộng đất và quá trình chuyển đổi một số lao động nông nghiệp sang làm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Có cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Triển khai, thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình giải quyết việc làm, tạo môi trƣờng khuyến khích ngƣời lao động học tập, nâng cao trình độ và tay nghề, đẩy mạnh các hoạt động hội chợ, dịch vụ tƣ vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động. Phấn đấu mỗi năm tạo thêm việc làm mới cho 2,7 vạn lao động. Tăng cƣờng giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với ngƣời lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các chế độ tiền lƣơng, bảo hiểm, làm thêm giờ, bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế tai nạn lao động. Triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho ngƣời lao động, mở rộng bảo hiểm y tế, hƣớng tới bảo hiểm toàn dân.

Thứ ba: Tiếp tục huy động, sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn vốn cho phát triển sản xuất. Đề ra những chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi, môi trƣờng hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tƣ từ bên ngoài, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của trung ƣơng, huy động tối đa nguồn lực trong dân và các doanh nghiệp, đồng thời tỉnh cũng cần có những biện pháp thiết thực nhằm quản lý, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Thứ tư: Tăng cường thực hiện công tác giảm nghèo

Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đa dạng hóa các nguồn lực và các phƣơng thức giảm nghèo. Lồng ghép các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế xã hội với thực hiện mục tiêu giảm nghèo, gắn giảm nghèo với phát triển kinh tế, giải quyết việc làm để giảm nghèo bền vững. Hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở theo Quyết định số 167 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm dân số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 1999-2009 (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)