công ty đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam
3.3.1 Thực trạng công tác trả lương từ 2012 – 2014 thông qua nghiên cứu dữliệu thứ cấp liệu thứ cấp
3.3.1.1 Chính sách tiền lương của Tổng công ty đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam
a, Mức lương tối thiểu
Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam tính tới 2014 áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định nhà nước, từ 1/1/2013 (theo nghị định 182/2013/NĐ – CP), cụ thể tiền lương tối thiểu của Tổng công ty giai đoạn 2012 – 2014 được mô tả theo bảng 3.5 như sau:
Bảng 3.5 Mức lương tối thiểu của Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam giai đoạn 2012- 2014
Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh(số lượng, tỷ lệ %)
2013/2012 2014/2013 1 Mức lương tối thiểu 2.000 2.350 2.700 350 17,5 350 14,9
(Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự) Hiện nay Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam
đang áp dụng mức lương tối thiểu của Nhà nước. Qua các năm mức lương tối thiểu của công ty luôn được cập nhật và sửa đổi phù hợp với mức lương tối thiểu chung do nhà nước ban hành. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu của công ty mới chỉ bằng mức lương tối thiểu của Nhà nước. Công ty nên có tiến hành nâng mức lương tối thiểu của công ty lên mức cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước ban hành. Từ đó tăng thu nhập cho người lao động giúp họ yên tâm lao động và làm tăng năng suất lao động cho công ty.
b, Thang, bảng lương
Hệ thống thang bảng lương tại tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam gồm các bảng thể hiện dưới đây như sau:
Bảng 3.6 Thang bảng lương của một số chức danh công việc ( Hcd)
CHỨC DANH BẬC LƯƠNG Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức 6 Mức 7 Mức 8 Chủ tịch hội đồng quản trị -Hệ số (Hcd) 6.5 7.15 7.8 - - - - - Phó chủ tịch hội đồng quản trị -Hệ số (Hcd) 5.0 5.5 6.0 - - - - - Giám đốc -Hệ số (Hcd) 4.8 5.1 5.6 - - - - - Phó giám đốc -Hệ số (Hcd) 4.55 4.7 5.0 - - - - - Kế toán trưởng -Hệ số (Hcd) 4.5 4.95 5.4 - - - - - Trưởng phòng -Hệ số (Hcd) 3.5 3.85 4.2 4.55 4.9 5.25 5.6 - Cán sự, kỹ thuật viên -Hệ số (Hcd) 3.0 3.3 3.6 3.9 4.2 4.5 4.8 - Kỹ sư -Hệ số (Hcd) 2.5 2.75 3.0 3.25 3.5 3.75 4.0 4.25 Khác -Hệ số (Hcd) 2.5 2.75 3.0 3.25 4.0 - - - (Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự)
Bảng 3.7 Thang bảng lương của hệ chức vụ (HCV)
Chức vụ Hệ số (Hcv) Chủ tịch hội đồng quản trị 2.0 Phó chủ tịch hội đồng quản trị 1.8 Giám đốc 1.9 Phó giám đốc 1.8 Kế toán trưởng 1.7
Trưởng phòng, Đốc công, Phó đốc công 1.5 – 1.6 Phó phòng, Trưởng bộ phận, Đội trưởng,
Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó
1.2 – 1.4
(Nguồn: phòng tổ chức nhân sự)
Bảng 3.8 Thang bảng lương của các phòng ban, bộ phận (HSpb)
PHÒNG BAN, BỘ PHẬN HỆ SỐ (Hpb)
Ban hội đồng quản trị 1.0
Ban giám đốc 1.2 Phòng kế hoạch tài chính 1.1 Phòng tổ chức nhân sự 1.0 Phòng dự án 1.1 Phòng kinh doanh 1.1 Phòng kế hoạch kĩ thuật 1.0 Phòng ban khác 0.5 – 0.7 (Nguồn: phòng tổ chức nhân sự)
Bảng 3.9 Mức lương khoán theo ngày công (Đối với người lao động ký HĐLĐ dưới 3 tháng)
(Đơn vị tính: Nghìn đồng) Mức lương khoán theo ngày công Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức 6 Mức 7 Mức 8 Mức 9 120 130 140 150 160 170 180 190 200 Mức 10 Mức 11 Mức 12 Mức 13 Mức 14 220 240 260 280 300 (Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự)
Bảng 3.10 Mức lương khoán theo ngày công
(Đối với người lao động ký HĐLĐ có thời hạn từ 03 tháng trở lên có tham gia BHXH, BHYT) (Đơn vị tính: Nghìn đồng) Mức lương khoán theo Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức 6 Mức 7 Mức 8 Mức 9 105 115 125 135 145 155 165 175 185 Mức 10 Mức 11 Mức 12 Mức 13 Mức 14 Mức 15 200 220 240 260 280 300
ngày
công (Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự)
Hệ thống thang bảng lương của tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam bao gồm 2 ngạch lương: Cán bộ chức danh, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất. Ngạch lương giải thích các công việc có cùng ngạch có giá trị như nhau, phản ánh mức độ quan trọng của công việc trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Ngạch lương đối với cán bộ chức danh, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ gồm 8 bậc lương, ngạch lương đối với công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm 6 bậc lương. Việc chia thành các bậc lương, ngạch lương như vậy đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
- Bậc lương đảm bảo được công bằng cá nhân. Cùng một chức danh, nếu người lao động có nhiều cống hiến cho Tổng công ty thì bậc lương sẽ cao hơn so với những người có cống hiến ít hơn. Bậc lương cho phép thích ứng với nhu cầu cá nhan, giúp người lao động yên tâm công tác.
- Bậc lương giúp cá nhân hóa tiền lương. Tích của bậc lương với mức lương cơ bản là tiền lương mà người lao động nhận được. Từ các bảng trên, ta có thể thấy ở cùng vị trí nhân viên phục vụ, một nhân viên mới vào công ty sẽ có bậc lương khởi điểm là 1 thấp hơn nhân viên đã có kinh nghiệm ứng với bậc lương cao hơn từ 1,09 đến 1,99. Điều này phản ánh được năng lực làm việc của người lao động.
Mỗi ngạch lương được chia ra thành các bậc lương tăng dần. Vì vậy bậc lương tạo cho người lao động có động lực làm việc, phấn đấu để được tăng lương. Hằng năm, dựa trên sự cống hiến của người lao động mà công ty xét cho tăng bậc lương. c, Quy chế trả lương trong Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam
Quy chế trả lương của Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam gồm các phần:
Phần 1: Các quy định chung:
Quy chế trả lương quy định cụ thể về căn cứ xây dựng quy chế, những nguyên tắc trong trả lương. Ngoài ra, quy định về phạm vi và đối tượng áp dụng. Các thuật ngữ trong quy chế cũng được làm sáng tỏ để người lao động dễ hiểu và thực hiện.
Phần 2: Nguồn hình thành quỹ lương của Tổng công ty.
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ SXKD, công ty xác định nguồn quỹ tiền lương tương ứng để trả lương cho người lao động. Nguồn bao gồm:
- Quỹ tiền lương hình thành theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ của Công ty.
- Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác. - Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang (nếu có).
Phần 3: Sử dụng quỹ tiền lương
Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹ tiền thưởng quá lớn cho năm sau, có thể phân chia tổng quỹ tiền lương cho các quỹ sau:
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động gồm lương chức danh công việc theo hệ số của Công ty và phụ cấp khác (nếu có).
- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất chất - Quỹ khuyến khích cho những người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi bằng 1%.
- Quỹ dự phòng cho năm sau bằng 4% tổng quỹ lương.
Phần 4: Phân phối tiền lương:
Tổng công ty áp dụng hai hình thức trả lương cho người lao động là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương khoán. Căn cứ vào bảng chấm công, thành tích đạt được và phiếu đánh giá nhân viên để xếp loại nhân viên phục vụ công tác trả lương.
Phần 5: Chế độ trả lương:
Phần này gồm 2 mục lớn là Xếp lương cơ bản và Hình thức trả lương. Trong đó phần Hình thức trả lương trong quy chế trả lương của Tổng công ty cổ phần đàu tư xây dựng và thương mại có quy định rõ ràng về đối tượng áp dụng, cách tính trả lương cho người lao động trong Tổng công ty.
3.3.1.2 Phân tích công tác tổ chức trả lương trong Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Việt Nam
Hệ số lương theo trình độ, cấp bậc Hcb: Hệ số lương theo trình độ, cấp bậc của công ty được tính trên bảng trên (bảng……)
Hệ số lương phụ cấp bình quân HPC: Hệ số lương phụ cấp bình quan được xác định trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân của người lao động trực tiếp toàn công ty: HPC = 0,07.
Xây dựng đơn giá tiền lương:
Vđg = ((Lđb*TLminDN*(Hcb+HPC)+ Vđt) *12 tháng + Vttlđ) / ΣTkh
Trong đó:
Vđg: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu Vđt: Tiền lương của cán bộ chuyên trách Vttlđ: Tiền lương tính thêm khi làm đêm ΣTkh: Tổng doanh thu kế hoạch
Dưới đây là ví dụ về cách xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu của Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam:
Bảng 3.11 Xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu của của Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam trong 3 năm 2011 - 2012
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh thu 818.413 522.619 1.539.384 -295794 63,85 1016765 294,6 Lđb (người) 5048 5040 5050 -8 99,84 10 100,2 LĐ thực tế sử dụng 5048 5040 5050 -8 99,84 10 100,2 TLminDN 1.2 1.4 2,4 0,2 116,7 1 171,4 Vđg 2.582 2.271 2.895 - 0.311 87,96 0.624 127,5 (Nguồn: phòng tổ chức nhân sự) b, Quỹ lương của công ty
Cơ cấu quỹ tiền lương của tổng công ty cổ phần đàu tư xây dựng và thương mại Việt Nam được chia thành: Quỹ tiền lương cố định và quỹ tiền lương biến đổi.
Chiếm phần lớn trong tổng quỹ lương. Hiện nay quỹ tiền lương có định của tổng công ty là 23,5 tỉ chiếm 92% tổng quỹ lương. Quỹ tiền lương cố định qua các năm có xu hướng tăng lên về số lượng. Năm 2011 quỹ lương cố định của tổng công ty là khoảng 19,7 tỷ thì đến năm 2012 là đạt hơn 21 tỷ và đặc biệt trong năm 2013 quỹ tiền lương của Tổng công ty có sự tăng vượt bậc là 23,5 tỷ. Quỹ này bao gồm tiền lương khoán và tiền lương thời gian.
Quỹ tiền lương khoán: Dùng để trả cho người lao động thuộc các đơn vị hưởng
lương khoán.
Quỹ tiền lương thời gian: dùng để trả cho người lao động thuộc khối gián tiếp,
bao gồm các cán bộ quản lý, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng khác không thực hiên trả lương khoán.
Theo tìm hiểu và những số liệu thu thập được tại Tổng công ty cho thấy cả quỹ tiền lương thời gian và quỹ tiền lương khoán xấp xỉ nhau. Qua các năm từ 2011 – 2013 thì cả hai quỹ đều tăng lên về mặt số lượng. cụ thể năm 2011 quỹ lương khoán là 11,2 tỷ đến năm 2013 là 12,4 tỷ. Năm 2011 quỹ lương khoán chiếm 56,8% quỹ lương cố định trong khi đó quỹ lương thời gian chỉ chiếm 43,2%. Nhưng năm 2012 và 2013 quỹ tiền lương thời gian tăng lên xấp xỉ 50%, cơ cấu của hai quỹ này ngày càng tương đương nhau.
Quỹ tiền lương biến đổi:
Quỹ tiền lương biến đổi chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng quỹ lương, khoảng từ 6-9%. Năm 2011 quỹ tiền lương biến đổi là 1,44 tỷ thì đến năm 2013 con số này là 2,04 tỷ đồng. Như vậy qua các năm thì quỹ tiền lương biến đổi cũng tăng lên với mức tăng khá cao. Từ năm 2011 – 2013 tăng gần 1 tỷ đồng.
c, Các hình thức trả lương của tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam
Trả lương theo thời gian (theo tháng)
a. Đối tượng
+ Áp dụng đối với chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc; Kế toán trưởng và các chức danh trương phó phòng, ban; ngườilao động làm công tác chuyên môn,,,, nghiệp vụ; nhân viên thừa hành, phục vụ và một số chức danh khác không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm, lương khoán như lái xe, thủ kho, bảo vệ…
+ Nhằm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Công ty xây dựng chế độ
lương thời gian của người lao động gồm 2 phần:
TLi = TL1i + TL2i
Trong đó:
- TLi: Tiền lương thời gian lao động thứ i
- TL1i: Tiền lương cứng: Tiền lương trả theo hệ số chức danh công việc, hệ số phòng ban, các hệ số phụ cấp (nếu có) và tiền lương tối thiểu của Công ty kết hợp với ngày công làm việc thực tế của người lao động, được tính theo công thức sau:
Công thức :
Trong đó:
+ Hcdi: là hệ số lương chức danh công việc của người lao động thứ i (Bảng 3.6) + Ltt: là mức lương chức danh tối thiểu của Công ty được Giám đốc quyết định ở từng thời kỳ căn cứ vào tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh đảm bảo khi trả lương cho người lao động không thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
+ Hcvi: là hệ số chức vụ hiện giữ của người lao động thứ i (Bảng 3.7)
+ Hpb: là hệ số theo đánh giá vị trí phòng ban người lao động i đang làm việc
(Bảng 3.8)
+ Ncd : là số ngày công theo chế độ, được xác định là 22 ngày làm việc
+ Ntti: là số ngày công làm việc thực tế của người lao động thứ i, không tính công làm thêm giờ trong tháng.
- TL2i: Tiền lương mềm: Tiền lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm mà công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc.
TL2i = x Ntti x Khi
Trong đó:
Ncd
(Hcdi x Hcvi x Hpbi) x Ltt
Ft: Quỹ tiền lương ứng với mức độ hoàn thành công việc của bộ phận làm lương thời gian
Fcd :
Khi: Hệ số tiền lương ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp, tính trách nhiệm công việc đòi hỏi mà mức độ hoàn thành công việc của lao động thứ i.
b. Quy trình xếp lương chức danh
Xếp lương trong và sau thời gian thử việc:
- Sau phỏng vấn và tuyển dụng, căn cứ vào kết quả phỏng vấn, người lao động có thể được xếp các bậc lương chức danh công việc từ bậc 1 đến bậc 3 trong thời gian thử việc.Trong thời gian thử việc, người lao động được hưởng 80% mức lương chức danh công việc;
- Sau thời gian thử việc, căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động, cán bộ quản lý trực tiếp đánh giá nhân sự mới tuyển dụng và đề nghị bậc lương chức danh công việc chính thức;
- Người lao động được xếp vào một trong các bậc của khung bậc chức danh công việc tùy thuộc vào trình độ và năng lực của người lao động .Bậc lương chức danh công việc chính thức có thể ở mức thấp hơn, bằng hoặc cao hơnbậc lương chức danh công việc trong thời gian thử việc;
- Ngoài ra Giám đốc Công ty có thể quyết định cho người lao động được hưởng 100% lương chức danh công việc theo thoả thuận trong thời gian thử việc (áp dụng đối với các lao động có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao);
- Đối với một số chức danh mà người lao động đã làm việc từ trước khi công ty chuyển đổi cổ phần, Giám đốc công ty căn cứ năng lực và mức lương hiện hưởng, xem xét, xếp vào khung lương chức danh công việc quy định, đảm bảo người lao động không bị thiệt thòi khi thực hiệc cơ chế tiền lương mới.
Ví dụ: Tính lương tháng 9/2014 của anh Bùi Thanh Hiếu- Trưởng phòng Kỹ thuật với:
- Số ngày công đi làm thực tế : 20 ngày - Hê số lương: 5.6
- Hệ số chức vụ: 1.6 - Hệ số phòng ban: 1.2
Tiền lương cứng theo thời gian của anh Bùi Thanh Hiếu là : TL1= x 20 = 1.1240.727,3 đồng
Trả lương khoán