Nhân tố về thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ- thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội (Trang 27 - 29)

Chương 1 : Cơ sở khoa học về hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa

2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nâng cao hiệu quả cung

2.1.2.1 Nhân tố về thị trường

- Quy mô thị trường.

Quy mô thị trường gồm nhiều yếu tố về doanh thu, lợi nhuận, chi phí. Nhìn chung doanh thu nhóm của nhóm hàng thực phẩm và hàng gia dụng ngày càng được tăng lên, do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng. Nó được thể hiện thong qua tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh trong nhóm hàng này, cụ thể là ở các siêu thị.

Theo FBNC- Tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ) vừa đưa ra báo cáo nghiên cứu về Dự báo thị trường bán lẻ của Việt Nam đến năm 2014. Theo đó, tổ chức này dự báo doanh số bán lẻ tại thị trường Việt Nam có thể tăng 13%/năm từ nay đến năm 2014. Thống kê từ nghiên cứu cho thấy năm 2011, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đạt quy mô khá, xấp xỉ 90 tỷ USD, đóng góp 15-16% GDP của cả nước. Với khoảng 90 triệu dân, hiện Việt Nam có 638 siêu thị, 120 trung tâm thương mại và trên 1.000 cửa hàng tiện ích. Theo các chuyên gia, con số này chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Năm 2012, kinh tế khó khăn do hậu quả sau khủng hoảng, kinh tế Việt Nam vướng phải lạm phát 2011, rồi bất động sản chững lại khiến nhiều doanh nghiệp phá sản, giá xăng dầu, điện tăng… tất cả các yếu tố tác động làm cho sức mua của người dân giảm đi đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ tới doanh số của các siêu thị. Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu khả quan những tháng đầu năm 2012, cho thấy tiềm năng mạnh mẽ của thị trường nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng cho những doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội. Hà Nội là một thị trường rộng lớn với gần 7 triệu dân theo số liệu năm 2011 ( nguồn tổng cục thống kê) có rất nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị khai thác.

Như vậy, quy mô thị trường bán lẻ của nhóm hàng thực phẩm, gia dụng là một tiền đề để phát triển thương mại nhóm hàng này, yếu tố quy mô thị trường tác động tới cả doanh số, tốc độ bán hàng, cũng như tất cả các hoạt động trong các khâu của hoạt động cung ứng, ảnh hưởng tới hiệu quả cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp.

- Đặc điểm kinh tế

Như đã nhận xét, những tháng đầu năm 2012 sức mua hàng hóa nói chung đang có dấu hiệu chững lại, do những biến động chung của nền kinh tế thế giới, cũng như kinh tế Việt Nam. Hàng thực phẩm là một trong những loại hàng hóa thiết yếu, không bị ảnh hưởng quá nhiều trước tình hình kinh tế, tuy nhiên khi kinh tế phát triển, thu nhập người dân tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thực phẩm cũng tăng lên, yếu tố thu nhập ảnh hưởng tới nhóm hàng gia dụng còn rõ rệt hơn nữa. Năm 2009, Việt Nam vượt qua mức thu nhập đầu người 1000USD/năm và trở thành một nước có thu nhập trung bình, năm 2011, thu nhập đầu người/năm đã là 1300 USD (theo số liệu công bố của bộ Công thương). Cũng tùy theo từng vùng mà nhu cầu về hàng hóa của người dân sẽ khác nhau, ở Hà Nội, tiêu dùng hàng hóa ở siêu thị đang dần trở thành một thói quen, mà các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị nên tận dụng khai thác. Yếu tố về đặc điểm kinh tế tác động không nhỏ tới việc tiêu thụ hàng hóa của các siêu thị nên cũng là một yếu tố tác động tới hiệu quả cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp.

Theo công bố của Cục thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 năm 2012 của Hà Nội lần đầu tiên giảm sau nhiều năm liên tục tăng. So với tháng trước, CPI tháng 4 giảm 0,03%, đây là một dấu hiện tốt đến từ thị trường Hà Nội. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 4 vẫn tăng 9,52%.

- Rào cản trên thị trường về cạnh tranh.

Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị gặp phải rất nhiều rào cản trên thị trường. Bao gồm nhiều rào cản về luật pháp, về thủ tục hành chính, nguồn hàng, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm…Tuy nhiên, hiện nay các rào cản trong phát triển thị trường cũng đang dần được xóa bỏ.

Trong các yếu tố trên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là một yếu tố quan trọng nhất tạo nên rào cản thị trường. Khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp kinh doanh siêu thị lớn trên khắp thế giới như Metro, Coopmark… đang mở rộng kinh doanh, cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị ở Việt Nam. Cụ thể Big C đang có 2 siêu thị ở địa bàn Hà Nội, Metro cũng có 2 siêu thị ở Hoàng Mai và Từ Liêm. Cạnh tranh ở đây diễn tra trên khắp các khâu: cạnh tranh về nguồn hàng, cạnh tranh về giá, cạnh tranh về chi phí, cạnh tranh về khách hàng… Các siêu thị có đạt được hiệu quả cung ứng hàng hóa hay không một phần quan trọng là phụ thuộc vào cách họ vượt qua rào cản thị trường. Nếu các siêu thị làm tốt việc tìm nguồn hàng, mua hàng, giảm chi

phí kinh doanh, cạnh tranh giá tốt… sẽ làm cho việc cung ứng hàng hóa trở nên có hiệu quả hơn

Trong bất cứ lĩnh vực nào, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh như một đòn bẩy giúp các doanh nghiệp phải thực sự cố gắng. Nếu như không hiểu biết về đối thủ cạnh tranh họ làm gì, chiến lược của họ ra sao để đưa ra kế hoạch phát triển của mình thì doanhnh nghiệp không thể tồn tại lâu dài được. Đặc biệt trong kinh doanh siêu thị, đối thủ cạnh tranh không chỉ là các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh cùng một sản phẩm mà còn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ- thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội (Trang 27 - 29)