- Giả thuyết H1: X TN > X ĐC đối giả thuyết thống kê (kết quả sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng phát triển tư duy của học sinh trong dạy học
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Qua việc tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
- GV THPT có năng lực chuyên môn trung bình khá trở lên có thể xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy.
- HS THPT lớp 10 rất thích thú rất hứng thú học khi GV dạy bằng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy.
- Câu hỏi định hướng tư duy đã góp phần phát huy tính sích cực, tự lực của HS trong hoạt động học tập, nâng cao chất lượng dạy học. Việc dạy học bằng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy đã tạo môi trường dạy - học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS, HS với HS, có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng tư duy khoa học cho HS.
- Có thể bồi dưỡng tư duy khoa học cho HS thông qua dạy học vật lí THPT.
- Khi dạy các loại bài học vật lý, các CHĐH tư duy giúp HS tư duy hướng vào việc vận dụng các nguyên tắc sáng tạo. Tuy nhiên khi sử dụng hệ thống CHĐH tư duy còn có một số hạn chế: Cần nhiều thời gian để soạn câu hỏi và nghĩ những tình huống có thể xẩy ra để xây dựng các CH gợi mở.
Qua TNSP, kết quả cho thấy giả thuyết khoa học của đề tài là có tính khả thi.
74
KẾT LUẬN
Bồi dưỡng tư duy khoa học cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng trong bốn nhiệm vụ cơ bản của dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Bồi dưỡng tư duy khoa học chính là bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định, tiêu chuẩn đánh giá và đào tạo người lao động trong thời đại mới.
CHĐH phát triển tư duy là một phương tiện dạy học hiệu quả trong việc bồi dưỡng tính độc lập, tự lực tích cực, tư duy khoa học cho HS. Trong đề tài này chúng tôi đã nghiên cứu về dạy học phát triển, vận dụng dạy học phát triển vào dạy học vật lý, tư duy vật lý và các biện pháp tích cực hóa tư duy của HS trong quá trình dạy học, khái niệm CH, quy trình xây dựng CH, tiêu chuẩn CH, các dạng CH trong dạy học nói chúng và dạy học vật lý nói riêng, một số kỹ năng cần thiết đối với GV khi dưa ra CH cho HS. Đồng thời chúng tôi đã xây dựng được hệ thống CHĐH tư duy và các hình thức dạy học bằng hệ thống CHĐH tư duy chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” vật lý 10 chương trình chuẩn. Đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau:
* Về mặt lý luận:
- Làm rõ vai trò của CHĐH tư duy trong việc bồi dưỡng tính độc lập, tự lực và phát triển tư duy cho HS.
- Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của việc dạy học bằng hệ thống CHĐH tư duy.
- Phân tích được vai trò của CHĐH tư duy và tác dụng của nó trong quá trình dạy học.
* Về mặt nghiên cứu ứng dụng:
- Đề xuất được quy trình chung để xây dựng hệ thống CHĐH tư duy. - Đã xây dựng được hệ thống CHĐH tư duy cho tất các các bài trong chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” vật lý 10 chương trình chuẩn.
75
- Đề xuất các hình thức dạy học với hệ thống CHĐH tư duy và áp dụng những hình thức này trong thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khoa học và thực tiễn của hệ thống CHĐH tư duy đã xây dựng, khả năng và hiệu quả của nó.
Một số khó khăn khi dạy học bằng hệ thống CHĐH tư duy:
- Lý thuyết về CHĐH tư duy là một lý thuyết mới nên có nhiều người còn chưa nghiên cứu lý thuyết này.
- Việc xây dựng hệ thống CHĐH tư duy đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực của GV.
Chúng tôi kiến nghị Bộ giáo dục nên tổ chức tập huấn cho GV về việc xây dựng và sử dụng hệ thống CHĐH tư duy trong dạy học.
Việc dạy môn vật lý dựa trên hệ thống CHĐH tư duy có tác dụng đối với việc nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là bồi dưỡng năng lực tư duy cho HS, góp phần thực hiện hoá định hướng tư duy đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT. Trong thời gian tới, Tôi tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng hệ thống CHĐH tư duy phần “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” vật lý 10 chương trình chuẩn, đồng thời mở rộng sang những phần khác của giáo trình Vật lý phổ thông.
76