- Nhóm đất xám: Ký hiệu X (Acrisols AC) [32]
4.2.2.3. Huỷ hoại và ô nhiễm do khai khoáng, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu
dụng phân bón, thuốc trừ sâu
Tuy Hoàng Su Phì là một huyện chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp, nh−ng các hoạt động khai thác khoáng sản đã ảnh h−ởng đến đất và nguồn n−ớc của huyện. Do các hoạt động này, đất đai bị đào bới, huỷ hoại, bị ô nhiễm và khả năng sản xuất nông nghiệp suy giảm.
Khai thác quặng đã đào bới hàng chục hecta tại xã Bản Máy.
Mặt khác trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì có Sông Chảy bắt nguồn từ dãy Tây Côn Lĩnh theo h−ớng Đông Bắc - Tây Nam qua xã Pà Vầy Sủ (huyện Xín Mần) sang Trung Quốc và đổ vào Lào Cai, Yên Bái. Chiều dài dòng chảy tại Hà Giang là 44 km, diện tích của l−u vực là 816km2 có nhiều nhánh suối bắt nguồn từ Trung Quốc. (nguồn: Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng Hà Giang)
Kết quả phân tích chất l−ợng n−ớc sông Chảy tại khu vực huyện Hoàng Su Phì ch−a có dấu hiệu bị ô nhiễm, nhánh suối đi qua trung tâm huyện là có dấu hiệu ô nhiễm, do chất thải sinh hoạt của ng−ời dân thị trấn Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì.
N−ớc suối Đỏ chứa chất thải do khai thác quặng đồng từ phía Trung Quốc đổ vào bị ô nhiễm nặng, kết quả phân tích chất l−ợng n−ớc suối Đỏ
có nồng độ một số chất v−ợt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép nh−: BOD5 là 186 mg/l gấp 7,44 lần so với tiêu chuẩn, COD là 372 mg/l gấp 10,63 lần so với tiêu chuẩn, tổng cặn 3337 mg/l cao gấp 41,7 lần so với tiêu chuẩn, thuỷ ngân là 0,03 cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, các kim loại nặng nh− Chì, Asen, Kẽm, Sắt bằng và lớn hơn tiêu chuẩn (Tiêu chuẩn n−ớc mặt TCVN 5942-1995). Chất l−ợng n−ớc sông Chảy tại cầu suối Đỏ huyện Hoàng Su Phì các chỉ tiêu trên cũng rất cao. Nhìn trực quan n−ớc suối Đỏ và sông Chảy nh− là một dòng sông chết với màu đen và mùi hôi [33].
N−ớc suối Đỏ trên địa phận huyện bị ô nhiễm nặng nh−ng lòng suối ở mức thấp, nhân dân trong huyện không sử dụng vào mục đích sinh hoạt cũng nh− sản xuất. Việc ô nhiễm này chỉ ảnh h−ởng đến các loài thuỷ sinh của dòng sông làm l−ợng thuỷ sản bị giảm sút tiến tới mất hẳn.
Tình hình sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp: l−ợng phân bón vô cơ sử dụng trong năm 2004 cho tất cả các loại cây trồng (căn cứ vào số l−ợng phân bón do các đơn vị đ−ợc giao kế hoạch cung ứng cung cấp cho các xã trong huyện, không kể nhân dân tự mua ngoài không qua các đơn vị cung ứng)
Tổng số là: 1.124 tấn phân bón các loại, bình quân 0,126 tấn /ha
Đánh giá mức sử dụng ở huyện: nhìn chung l−ợng phân bón vô cơ đ−ợc sử dụng nhiều nhất, lý do sử dụng nhiều là do ở huyện này l−ợng phân chuồng khan hiếm do diện tích đất chủ yếu đ−ợc sử dụng trong nông nghiệp là trên diện tích đất dốc là chính, do vậy việc vận chuyển phân hữu cơ gặp nhiều khó khăn, đồng thời xét về l−ợng phân chuồng còn khan hiếm do tổng đàn gia súc nuôi ở các huyện ch−a cao, l−ợng phân chuồng có ít nên bà con nông dân đã sử dụng phân vô cơ bón cho cây trồng là chủ yếu.
- L−ợng thuốc hóa học đ−ợc sử dụng trong nông nghiệp tại huyện rất ít, trong các năm qua theo báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của các công ty tham gia cung ứng thì tổng số thuốc trừ sâu các loại bán ra trên thị tr−ờng huyện
đạt thấp khoảng 0,3 tấn/năm (mức độ sử dụng bình quân là 0,025 kg/ha) [27]. - Những ảnh h−ởng của hoá chất đến cộng đồng.
Với l−ợng hoá chất sử dụng bình quân nhỏ, nhân dân chủ yếu canh tác theo ph−ơng pháp truyền thống do đó những ảnh h−ởng của hoá chất đến đời sống cộng đồng là không đáng kể.