Chặt phá và huỷ hoại rừng tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 83)

- Nhóm đất xám: Ký hiệu X (Acrisols AC) [32]

4.2.2.1. Chặt phá và huỷ hoại rừng tự nhiên

Chặt phá rừng tự nhiên làm mất đi cân bằng vốn có của rừng nhiệt đới ẩm. Hậu quả của việc mất rừng và giảm độ che phủ dẫn đến xói mòn xảy ra với c−ờng độ cao.

ảnh 04: Đốt n−ơng làm rẫy

Đối với huyện Hoàng Su Phì xói mòn xảy ra mạnh mẽ vì là khu vực có địa hình rất dốc chủ yếu đất có độ dốc cấp VI và l−ợng m−a tập trung theo mùa và đất có thành phần cơ giới nhẹ.

Đất mất rừng có hàm l−ợng chất hữu cơ tầng mặt suy giảm, các chất dinh d−ỡng khoáng ở tầng mặt cũng nghèo đi, độ ẩm đất ở tầng mặt và dự trữ ẩm tổng số trong tầng bị giảm sút nghiêm trọng.

Rừng của huyện Hoàng Su Phì bị mất do nhiều nguyên nhân khác nhau: do khai thác gỗ củi, do canh tác n−ơng rẫy mở rộng diện tích đất nông nghiệp, làm đ−ờng giao thông và các nguyên nhân khác.

Hầu nh− toàn bộ ng−ời dân trong huyện sử dụng chất đốt là củi tỷ lệ các nguồn nhiên liệu trong đun nấu của huyện là: củi gỗ 49,7%, cành lá 49,1%, than và ga 1,2%). (nguồn : Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phì).

Canh tác n−ơng rẫy, toàn huyện có 7.147,58 ha đất n−ơng rẫy, diện tích này chủ yếu trồng lúa n−ơng, ngô, sắn và cỏ, diện tích này không có chiều h−ớng giảm năm 2000 diện tích đất n−ơng rẫy là 6.584,91 ha và năm 1995 là 4.082,33 ha, khoảng 3/4 dân số của huyện sống hoàn toàn hoặc một phần bởi canh tác n−ơng rẫy. (nguồn : Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phì).

ảnh 05: Phá rừng làm n−ơng rẫy

Mở rộng đất nông nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích đất rừng giảm. Năm 1995 diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 8.102,49 ha, năm 2000 diện tích đất nông nghiệp là 12.193,18 ha và năm 2005 diện tích đất nông nghiệp là 13.333,97 ha. Trung bình mỗi năm khai hoang mở rộng thêm 500 ha đất nông nghiệp, diện tích này chủ yếu lấy từ đất ch−a sử dụng và đất rừng.(Nguồn : Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phì). Các hoạt động công nghiệp, khai khoáng, giao thông, đô thị hoá cũng là nguyên nhân mất rừng. Tính đến năm 2005 diện tích đất bị chiếm bởi các hoạt

động này là: chuyển sang đất ở 106 ha, chuyển sang xây dựng công trình công cộng 2,37 ha và chuyển sang làm đ−ờng giao thông 5,5 ha, chuyển sang khai thác khoáng sản 3,5 ha.

ảnh 06 : Khai hoang ruộng bậc thang

Tuy nhiên để bù lại diện tích rừng bị mất do các hoạt động trên, tỉnh và huyện đã triển khai các ch−ơng trình trồng và chăm sóc bảo vệ rừng, diện tích rừng sau 10 năm triển khai từ năm 1995 đến năm 2005 đã tăng khoảng 9 nghìn hecta.(Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số nguyên nhân và mức độ suy thoái đất huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)