huyện Hoàng Su Phì
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới có địa hình rất phức tạp, độ dốc lớn lại bị chia cắt thành nhiều vùng khác nhau về khí hậu, đất đai, canh tác và nguồn n−ớc cùng với sự phong phú trong các tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc.
Từ năm 1972 tỉnh đã xây dựng đ−ợc bộ bản đồ thổ nh−ỡng khi còn là tỉnh Hà Tuyên. Đến năm 1998, yêu cầu thực tế của địa ph−ơng là một tỉnh miền núi có nhiều dự án về nông lâm nghiệp do các tổ chức n−ớc ngoài tài trợ, tỉnh đã giao cho Sở Địa chính Hà Giang (nay là Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng Hà Giang) phối hợp với Viện Quy hoạch và TKNN - Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng bộ bản đồ đất toàn tỉnh tỷ lệ 1/100.000 và các huyên, thị xã tỷ lệ 1/50.000 theo phân loại đất của FAO - UNESCO, hiện nay đang sử dụng rất có hiệu quả [32].
Công tác đánh giá đất đai phục vụ cho các dự án phát triển nông lâm nghiệp đ−ợc tiến hành lồng ghép trong khi lập quy hoạch sử dụng đất, nh−ng
mức độ chi tiết ch−a cụ thể, hiện nay mới tiến hành đánh giá đất cho huyện Mèo Vạc, các huyện còn lại ch−a tiến hành.
Tỉnh đã chỉ đạo cho Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng xây dựng quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh, các huyện, thị xã và các xã, ph−ờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đến nay, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp cơ bản đã hoàn thành. Đ−ợc sự đầu t− kinh phí của Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng tỉnh đã tiến hành lập ph−ơng án chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện Mèo Vạc năm 2004.
Năm 2005, thực hiện Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Thuỵ Điển trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi tr−ờng, Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng Hà Giang đã phối hợp với Viện Quy hoạch và TKNN thực hiện hợp phần chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất có gắn với yêu cầu bảo vệ môi tr−ờng, tại xã Nậm Dịch huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.
Nhiều nhà khoa học, viện nghiên cứu đã có các công trình liên quan đến canh tác hợp lý, bảo vệ đất dốc tại Hà Giang: Trung tâm Sinh thái - Môi tr−ờng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trong các năm từ 1993 đến 1995 đã nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng TBKH phát triển vốn rừng, sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, góp phần ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang; Trung tâm KHTN&CNQG năm 1995 nghiên cứu ứng dụng TBKH kỹ thuật làm tăng độ màu mỡ của đất, phát triển cây trồng có năng suất, giá trị kinh tế tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang; Viện KHKT Lâm nghiệp Việt Nam năm 1999 đã xây dựng mô hình canh tác trên đất dốc vùng đầu nguồn phòng hộ tỉnh Hà Giang; Viện Thổ nh−ỡng - Nông hoá phối hợp với Sở KHCN&MT Hà Giang đã xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ đồng bào các dân tộc vùng cao tại xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang từ năm 1998 đến năm 2000, xây dựng mô hình canh tác lúa n−ơng bền vững trên n−ơng định canh tại xã Phú Linh thị xã Hà Giang năm 2000, xây dựng mô hình canh tác bền vững trên đất dốc tại xã Bản Péo huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang năm 2000.
Hầu hết các công trình của các viện nghiên cứu và các tác giả đều ở dạng ứng dụng tiến bộ khoa học, kết quả của các nghiên cứu này đ−ợc đề cập
đến nhiều hơn ở khía canh kinh tế, khía cạnh môi tr−ờng cũng có đề cập đến nh−ng mới chỉ dừng lại ở mức độ dự đoán hoặc định tính, ch−a có công trình nào nghiên cứu sâu về định l−ợng.
Tất cả các công trình dự án này đóng góp rất lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi tr−ờng của tỉnh.
Tóm lại: là một tỉnh miền núi biên giới có địa hình phức tạp, l−ợng m−a phân bố theo mùa, diện tích đất trống đồi núi trọc còn nhiều dẫn đến xói mòn rửa trôi trên đất dốc rất nghiêm trọng, nh−ng ch−a có nghiên cứu nào thực sự sâu về vấn đề này, đây cũng là một khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài.