4. Kết quả nghiên cứu
4.1.6.1. Vỏ phong hoá
Khí hậu của vùng có các đặc điểm nổi bật, nhiệt độ và l−ợng m−a dồi dào. Do đó, quá trình hình thành và phát triển của đất mang những nét riêng biệt khác hẳn các vùng ôn đới: tốc độ phân huỷ đá mẹ nhanh, c−ờng độ rửa trôi mạnh, sự hình thành khoáng hoá và mùn xảy ra với mức độ cao.
Vì tốc độ rửa trôi mạnh nên các sản phẩm phong hoá th−ờng chứa ít chất kiềm (Na, K), kiềm thổ (Ca, Mg), ngay cả Silic (Si) cũng bị rửa trôi. Trong khi đó, sắt và nhôm tích luỹ dần và nồng độ hai chất này tăng lên rõ rệt. Sắt ở trong các dạng oxit có hoá trị khác nhau làm cho vỏ phong hoá có màu đỏ và vàng với sự pha trộn giữa hai màu và mức độ đậm nhạt khác nhau phụ thuộc vào c−ờng độ, mức độ tích luỹ của chúng, mức độ ôxy hoá khử và chế độ n−ớc của đất.
bazơ và silic, tích luỹ t−ơng đối sắt, nhôm tạo thành các loại vỏ phong hoá sau: Vỏ phong hoá feralit: có thành phần ôxit sắt và ôxit nhôm t−ơng đ−ơng nhau, khoáng sét chủ yếu là caolinit, haloizit (caolinit có ngậm n−ớc) với đặc tính chung là hoạt tính thấp, khả năng trao đổi hấp thu kém.
Vỏ phong hoá alit hình thành khi trong thành phần vỏ phong hoá có nhiều ôxit nhôm hơn ôxit sắt.
Vỏ phong hoá sialit hình thành trên phù sa cổ và macma axit có quá trình tích luỹ silic và nhôm mạnh hơn quá trình tích luỹ sắt.
Tóm lại, đại bộ phận vỏ phong hoá của huyện mang tính chất của nhóm feralit, có quá trình tích luỹ sắt nhôm khá mạnh, trong đất xu thế chuyển hoá khoáng sét từ montmorilonit sang hydromica và cuối cùng là caolinit gây cho đất nhiều đặc tính xấu và theo h−ớng suy thoái dần [7].
Sự kết hợp giữa các yếu tố hình thành đất và các quá trình thổ nh−ỡng đã hình thành nên nhiều loại đất có các đặc điểm t−ơng đối đa dạng.
4.1.6.2.Lớp phủ thổ nh−ỡng
Theo kết quả điều tra tổng hợp trên bản đồ tỷ lệ 1/50 000, đất huyện Hoàng Su Phì đ−ợc chia thành 3 nhóm (Major Soil group), 6 đơn vị đất (Soli units) và 17 đơn vị đất phụ (Sub – soli units)(số liệu cụ thể trình bày tại bảng4.6 và 4.7) [32].